Từ tin nhắn ‘kỳ thị giới’ của hiệu trưởng: Nên giáo dục giới tính ra sao?
Theo chuyên gia, giáo dục giới tính không nên dừng lại ở những bài học riêng lẻ mà cần có chương trình toàn diện, xuyên suốt các cấp học, phù hợp với độ tuổi của học sinh.
Dư luận vừa qua dấy lên tranh cãi về tin nhắn được cho là kỳ thị giới tính của bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức, TP.HCM) khi hướng dẫn “không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng”. Điều này đặt ra câu hỏi: Nên giáo dục giới tính cho học sinh (HS) ra sao để không quá cực đoan?
Không bao giờ là quá sớm để nói về giới tính
Theo thạc sĩ Quang Thị Mộng Chi, giảng viên khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, giáo dục giới tính nên được tiếp cận từ nhỏ vì “không bao giờ là quá sớm để nói về giới tính với trẻ”. “Nội dung về giới tính cần được đưa vào lớp mầm non để giáo dục trẻ, đặc biệt là những nội dung nhằm bảo vệ trẻ khỏi ảnh hưởng tiêu cực của xâm hại tình dục trẻ em”, thạc sĩ Chi lưu ý.
Chuyên gia tâm lý khẳng định mỗi lứa tuổi có những đặc điểm phát triển về sinh học, nhận thức, mức độ tham gia vào xã hội khác nhau. Thế nên, nội dung, hình thức và mức độ giáo dục giới tính cũng cần khác nhau để phù hợp với mỗi giai đoạn. “Như khi trao đổi với HS THCS về hành vi tình dục thì nên giới hạn ở vấn đề thủ dâm, phòng tránh thai, bệnh lây qua đường tình dục... nhưng ở THPT cần nói về hành vi tình dục có đối tác, tình dục bình thường và lệch lạc...”, thạc sĩ Chi nêu ví dụ.
Cũng theo thạc sĩ Chi, quan điểm giáo dục giới tính còn nhiều ý kiến trái chiều ở Việt Nam và trên thế giới, chưa có sự thống nhất. Khi nói về giáo dục giới tính, các nghiên cứu thường chú trọng đến vấn đề quan hệ tình dục ở HS và có 3 quan điểm phổ biến là cấm quan hệ tình dục; cấm nhưng dạy về tránh thai, sử dụng bao cao su; và giáo dục giới tính toàn diện.
Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Từ tin nhắn ‘kỳ thị giới’ của hiệu trưởng: Nên giáo dục giới tính ra sao?