Thế hệ thiên niên kỷ và cuộc khủng hoảng nam tính

 

Ảnh: Highsnobiety

“Không được khóc. Vì con là con trai” – Lời răn đe quen thuộc của người cha dành cho đứa con trai ngày nào, đã không còn là lời hoàn toàn đúng đắn trong thời đại hiện nay.

Thế hệ thiên niên kỷ (hay còn gọi là thếhệ millennial) là thế hệ những người trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến năm đầu thập niên 2000. Đây là thế hệ được tiếp cận nhiều với những phát minh mới mẻ của nhân loại. Họ sinh ra khi công nghệ bắt đầu phát triển, và lớn lên khi các phương tiện truyền thông xã hội là công cụ kết nối mọi người. Và hiện nay, thế hệ của hiện tại và tương lai này, đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, cuộc khủng hoảng vềsự “nam tính”.

Trong 4 thập kỷ qua, nền kinh tế thế giới, đặc biệt là phương Tây trải qua nhiều cuộc tái cấu trúc lớn. Cụ thể, những ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, luyện kim – những ngành công nghiệp với nguồn nhân lực chính yếu là người đàn ông bị thay thế bởi những ngành công nghiệp dịch vụ, gồm những ngành nghề không đòi hỏi người lao động quá nhiều về vấn đề sức mạnh thể chất. Cũng trong thời gian này, sự bình đẳng giới được nâng cao, các giới được tạo cơ hội như nhau để lao động, phát triển, và được đối xử công bằng, không phân biệt. Người đàn ông cũng vì vậy mà mất dần vai trò người trụ cột nuôi cả gia đình, khi giờ đây người phụ nữ dần chiếm vị trí quan trọng hơn trong tài chính của mỗi hộ nhà.

Song phải đến giữa thập niên 90, định nghĩa về“nam tính” mới thực sự bị lung lay rõ rệt, bắt nguồn từ sự nổi dậy đình đám của xu hướng metrosexual (xu hướng chỉ những người đàn ông thích chăm sóc vẻ bềngoài của mình). Khi David Beckham trở thành số một trong lòng phụ nữ bằng vẻ ngoài chải chuốt, người ta biết, đã có một khoảng cách lớn trong trường nghĩa “nam tính” giữa hai thế hệ.

Trong cuộc khảo sát gần đây nhất của YouGov, chỉ có 30% đàn ông trong độ tuổi từ 18 – 29 tự tin mình “chuẩn man”, trong khi con số đó đối với đàn ông từ 65 tuổi trở lên, là 65%.

Điều này khiến thếhệ thiên niên kỷ rơi vào một cuộc khủng hoảng thực sự. Họ trở nên bị động giữa những giá trị truyền thống và hiện đại. Khái niệm về“nam tính” biến thiên theo thời cuộc, nhưng những lời cha dạy vềhình mẫu đàn ông đích thực vẫn còn văng vẳng bên tai.

CON RỐI CỦA ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI?

Từ thuở hồng hoang của nhân loại, người đàn ông luôn được mặc định là trụ cột gia đình, mang nặng tư tưởng gia trưởng và phụ hệ. Những khuôn mẫu vềgiới tính được đặt ra, con người bỗng trở thành những con rối chỉ biết đi theo, làm theo những gì xã hội xác lập sẵn. Không biết từ bao giờ, chuẩn mực của số đông trở thành thứ kìm hãm và ngăn cản mỗi cá nhân tự do giải phóng bản thân mình.

“Đấu tranh cho quyền bình đẳng giới không phải là đấu tranh cho phụ nữ mà là đấu tranh cho cả nam và nữ”.

Đúng vậy. Giới tính là một thiên hướng, và chỉ nên là một thiên hướng, đừng biến nó thành một ngục tù chật hẹp, cứng nhắc giam giữ người đàn ông. Đã đến lúc người cha dạy con trai vui thì cười, buồn thì khóc cho thỏa, thay vì ép đứa con vào những khuôn mẫu và định kiến giới lỗi thời. Bởi lẽ, “nam tính” chẳng thể nào được đo đạc bằng số giọt nước mắt.

...

Đọc tiếp bài từ LINK gốc tại đây: Thế hệ thiên niên kỷ và cuộc khủng hoảng nam tính - ELLE Man