Đàn ông phải mạnh mẽ, phụ nữ phải hiền thục - chuẩn mực ám ảnh cả 2 giới

 


SKĐS - Khi nam giới không đạt được những tiêu chuẩn mà xã hội ngầm quy định, nhiều người sẽ có những hành vi, cảm xúc tiêu cực với bản thân và với cả nữ giới - đó chính là những hệ lụy của nam tính độc hại.

Không chỉ ở châu Á mà ở nhiều nước trên thế giới dường như đều tồn tại những quy tắc ứng xử dựa trên đặc điểm giới. Mọi người sinh ra được coi là bình đẳng nhưng những "gánh nặng" được coi là đương nhiên lại đặt lên vai nam giới ngay từ khi là những cậu bé. Nam giới phải vững vàng, bản lĩnh, là chỗ dựa, che chở cho nữ giới.

Sức ép này không chỉ tạo nên vai trò trụ cột của những người đàn ông mà còn tạo ra những góc khuất tiêu cực khi nam giới phải gồng lên nhận lãnh nhiệm vụ này. Tiêu cực đó có thể tác động đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của nam giới và thậm chí còn gây ra nhiều bi kịch với nữ giới khi nam giới thất bại, bất lực... họ có thể trút giận với những người phụ nữ.

1. Thế nào là nam tính độc hại?

Con trai thì không được khóc, phải mạnh mẽ, phải là chỗ dựa cho phái yếu, phải là trụ cột của gia đình...? Sự khẳng định bất thành văn này đã ăn sâu vào tư tưởng của đại đa số chúng ta. Và đó chính là cách bạn có thể hiểu về nam tính độc hại (Toxic Masculinity) - một khái niệm dùng để miêu tả những tiêu chuẩn cực đoan về nam giới. Rất nhiều những tiêu chuẩn bị gán buộc đó đó được coi là đúng, thậm chí được giáo dục, chỉ dẫn với các bé trai, bé gái như một sự tất yếu. Nhiều đánh giá cho rằng tính nam độc hại tượng trưng cho những kỳ vọng thậm chí quá sức mà xã hội giao cho nam giới.

Thuật ngữ nam tính độc hại bắt nguồn từ phong trào đàn ông được coi là thần thoại trong những năm 1980, được thành lập bởi một số nam giới nhằm mục đích cung cấp cho nam giới lối thoát cho "bản lĩnh đàn ông" của họ. Các thành viên của phong trào tin rằng nếu họ không thể hành động theo những đặc điểm này của nam giới, họ sẽ trở nên hung hăng đối với phụ nữ.

Trên thực tế, không phải mọi nam giới đều cảm thấy bản thân thực sự thoải mái với những tiêu chuẩn bắt buộc, với nhiều nam giới điều đó còn trở thành một gánh nặng cả cuộc đời và vô hình trung không ít phụ nữ bị ảnh hưởng với định nghĩa nam tính độc hại. Trong nhiều trường hợp nam tính độc hại còn là mối đe dọa tiềm tàng cho sức khỏe tinh thần của nam giới, nhất là khi họ không được tự do bộc lộ cảm xúc thật của mình.

Khái niệm nam giới độc hại này cũng đặt sức ép lên "tính đàn ông", đòi hỏi đàn ông thực sự thường dựa trên các tiêu chuẩn như:

  • Sức lực mạnh mẽ
  • Che giấu cảm xúc
  • Tự túc, chủ động
  • Sự thống trị, quyền lực
  • Bạo lực tình dục

2. Đang tồn tại những chuẩn mực giới tính khác nhau cho nam và nữ

Thực trạng vấn đề giới tính, tình dục tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của những định kiến giới tính cứng nhắc cho cả nam và nữ: Nam giới phải mạnh mẽ còn phụ nữ phải nhu mì, hiền thục thì mới là chuẩn mực. Nhiều khi, sự mạnh mẽ lại bị biến tướng thành tính gia trưởng gây áp lực lên đôi vai người đàn ông và gây ra sự e dè, sợ hãi cho vợ con. Đây được coi là sự nam tính độc hại - nét tính cách có thể gây ra bi kịch cho cuộc đời của chính họ. Có người chồng rất yêu thương vợ, nhưng lại được dạy bảo từ nhỏ rằng "đàn ông phải ăn to nói lớn, nói vợ phải nghe lời thin thít mới ra dáng đàn ông".

Nhiều tư tưởng vẫn cho rằng trong gia đình, vợ phải nghe chồng như trong "tam tòng, tứ đức" thời phong kiến: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"(ở nhà nghe cha, lấy chồng nghe chồng, chồng chết theo con). Chuẩn mực phong kiến này dành cho người phụ nữ nhưng cũng là quy tắc ngầm dành cho phái nam - phải mạnh mẽ để những người mẹ, người vợ, người con có thể dựa vào nhưng đồng thời tạo ra sự lệ thuộc của nữ giới vào vai trò nam giới.

Nhiều người còn tưởng lầm tưởng bạo lực là sự thể hiện của nam tính, là minh chứng cho sự mạnh mẽ, uy quyền, thành ra những người thân yêu của họ trở thành nơi để họ thể hiện sự "uy quyền, nam tính" ấy. Điều này gây ra bi kịch cho cả gia đình, cả người bạo hành và bị bạo hành. Chắc chắn khi bạo hành người khác, là khi tâm trạng đang cáu giận, đang tự ti muốn chứng tỏ sự "nam tính", họ cũng chẳng vui vẻ, hạnh phúc nổi, chỉ là do chưa tháo gỡ được khúc mắc và định kiến trong lòng mà không biết phải làm gì khác.

Nam tính độc hại đang ám ảnh cả hai giới - Ảnh 2.

Giáo dục giới tính cần được dạy ở trường và gia đình.

Để giải quyết vấn đề này, không chỉ những xung đột lớn, mà ngay cả những việc nhỏ nhặt trong gia đình cũng có sức tàn phá ghê gớm đến hạnh phúc gia đình chẳng hạn như những mâu thuẫn nhỏ trong lời ăn tiếng nói giao tiếp trong gia đình cũng có thể thổi bùng lên những xung đột trong gia đình.

Không nên quá cứng nhắc để chính mình bị trói buộc vào những định kiến rằng đàn ông thì chỉ nên làm thứ này, phụ nữ phải làm thứ kia để rồi gây những áp lực tâm lý không đang có. Chẳng hạn như trong công việc nhà, không phải người vợ mỗi tối đi làm về đều phải lao vào bếp nấu nướng dọn dẹp, ông chồng chỉ việc gác chân lên sofa xem tivi rồi thi thoảng đi sửa mấy cái bóng đèn hỏng. Hạnh phúc thường được vun vén từ những khoảnh khắc nhỏ như việc 2 vợ chồng cùng nhau vào bếp, vừa nhặt rau vừa kể nhau nghe những chuyện của cả một ngày dài.

3. Cung cấp tốt kiến thức giới tính để không đẩy trẻ vào bi kịch

Giới tính là một phạm trù lớn những cũng rất nhạy cảm. Và giáo dục giới tính cần phải thông qua xã hội – phải tập hợp được sự đồng thuận của xã hội.

Trong lĩnh vực tình dục nữ, vấn đề giáo dục giới tính còn tương đối mới và chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng mực ở Việt Nam, nếu không chuẩn bị tốt sẽ vấp phải những rào cản về truyền thông và định kiến xã hội. Ngay cả ở những nước phương Tây văn hóa cởi mở như Mỹ và các nước châu Âu cũng vẫn còn tồn tại rất nhiều định kiến và hiểu lầm đôi khi là cấm kỵ về giới tính.

....

Đọc tiếp từ LINK gốc tại đây: Nam tính độc hại ám ảnh hai giới và có thể gây ra bi kịch (suckhoedoisong.vn)