Tình yêu – Sản phẩm sinh lý hay văn hóa?

 Tình yêu là một trong những xúc cảm chính ở con người (có người còn cho rằng nó là cảm xúc quan trọng nhất). Tuy nhiên, tình yêu chỉ mới trở thành một chủ đề khoa học trong những năm gần đây. Theo Sigmund Freud (1910), nghiên cứu về tình yêu trong quá khứ thường bị phó thác cho “… những nhà văn tài ba, họ mô tả cho chúng ta “những điều kiện cần cho tình yêu… Hậu quả, một hiện trạng không thể tránh khỏi là khoa học cũng tìm đến chủ đề này với những tài liệu tương tự, ở đó những hình thức điều trị do các nghệ sĩ vẽ nên đã khiến cho nhân loại hứng khởi trong hàng ngàn năm qua.”


Despite the fact that love is one of the major human emotions (some would even say the most important one), love has only fairly recently become the subject of science. According to Sigmund Freud (1910), the study of love in the past was left to “…the creative writer to depict for us the ‘necessary conditions for loving… In consequence, it becomes inevitable that science should concern herself with the same materials whose treatment by artists has given enjoyment to mankind for thousands of years.”

love-heart-2560x1440-abstract-6246.png
Nguồn: WallpaperSite

Mặc dù nghiên cứu về chủ đề này đã lớn mạnh hơn rất nhiều trong 20 năm trở lại đây nhưng những khám phá đầu tiên về bản chất và căn nguyên của tình yêu vẫn thu hút rất nhiều các ý kiến trái chiều đáng lưu ý. Trong suốt những năm 1970, thượng nghị sĩ William Proxmire không tiếc lời sỉ vả những nhà khoa học nghiên cứu về tình yêu, ông chế nhạo họ, cho rằng những công trình nghiên cứu này chỉ tốn tiền thuế của dân mà thôi. (Hatfield 2001).

While research on this subject has grown tremendously over the last 20 years, early explorations into the nature and reasons for love drew considerable criticism. During the 1970s, U.S. Senator William Proxmire railed against researchers who were studying love and derided the work as a waste of taxpayer dollars (Hatfield 2001).

Kể từ thời điểm đó, nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của tình yêu thương trong sự phát triển của trẻ và sức khỏe của người trưởng thành. Nhưng chính xác thì tình yêu là gì? Làm thế nào mà các nhà tâm lý có thể định nghĩa được loại cảm xúc quan trọng này?

Since that time, research has revealed the importance of love in child development and adult health. But what exactly is love? How do psychologists define this important emotion?

Thang đo của Rubin về Yêu và Thích. Rubin’s Scale of Liking and Loving

Áp dụng phương pháp đo lường tâm lý lên tình yêu, nhà tâm lý học xã hội Zick Rubin đã phát minh ra một thang đo dùng để đánh giá mức độ yêu và thích.

Using a psychometric approach to love, social psychologist Zick Rubin devised a scale used to assess levels of liking and loving.

Theo Rubin, tình yêu lãng mạn được hình thành từ 3 yếu tố:

According to Rubin, romantic love is made up of three elements:

– Gắn bó: Nhu cầu được chăm sóc và ở bên người khác. Sự chấp thuận và tiếp xúc cơ thể cũng là thành tố quan trọng của sự gắn bó.

Attachment: The need to be cared for and be with the other person. Physical contact and approval are also important components of attachment.

– Quan tâm: Trân trọng hạnh phúc và nhu cầu của người khác như của mình.

Caring: Valuing the other person’s happiness and needs as much as your own.

– Thân mật: Chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, và mong muốn của bản thân với người khác.

Intimacy: Sharing private thoughts, feelings, and desires with the other person.

Dựa trên quan điểm này về tình yêu lãng mạn, Rubin phát triển 2 bảng hỏi để đo lường những biến số này. Ban đầu, Rubin đưa ra khoảng 80 câu hỏi nhằm đánh giá thái độ của một người về người khác.

Based on this view of romantic love, Rubin developed two questionnaires to measure these variables. Initially, Rubin identified approximately 80 questions designed to assess the attitudes a person holds about others.

Những câu hỏi này được sắp xếp dựa trên mức độ, thể hiện một người có cảm giác yêu và thích hay không.

The questions were sorted according to whether or not they reflected feelings of liking or loving.

Thang đo Thích và Yêu của Rubin giúp hỗ trợ cho học thuyết về tình yêu của ông. Trong một nghiên cứu nhằm xác định xem liệu thang đo có thực sự phân biệt được Thích và Yêu, Rubin đã hỏi một số tham dự viên điền vào bảng hỏi dựa trên cách họ cảm nhận về một người bạn tình và một người bạn tốt. Kết quả phát hiện ra rằng bạn tốt được chấm điểm cao hơn trong thang Thích, nhưng chỉ một số ít người khác mới có điểm cao cho thang yêu.

Rubin’s scales of liking and loving provided support for his theory of love. In a study to determine if the scales actually differentiated between liking and loving, Rubin asked a number of participants to fill out his questionnaires based upon how they felt both about their partner and a good friend. The results revealed that good friends scored high on the liking scale, but only significant others rated high on the scales for loving.

Tình yêu  Hiện tượng sinh lý hay văn hóa? Is Love Biological or Is It a Cultural Phenomenon?

Những quan điểm sinh học về tình yêu xem cảm xúc này là một bản năng của con người. Mặc dù tình yêu thường được xem là một trong những cảm xúc cơ bản của con người như giận dữ hoặc vui vẻ, nhưng một số người lại cho rằng tình yêu là một hiện tượng mang tính văn hóa xuất hiện một phần do bởi áp lực và mong đợi xã hội. Trong một bài báo trên tờ Time, nhà văn – nhà tâm lý học Lawrence Casler đã nói, “Tôi không tin rằng tình yêu là một phần trong bản năng con người, không hề. Kiểu gì cũng  có áp lực giữa những con người với nhau.”

Biological views of love tend to view the emotion as a human drive. While love is often seen as one of the basic human emotions such as anger or happiness, some have suggested that love is instead a cultural phenomenon that arises partly due to social pressures and expectations. In a Time article, psychologist and author Lawrence Casler said, “I don’t believe love is part of human nature, not for a minute. There are social pressures at work.”

“Nếu tình yêu chỉ là một phát minh văn hóa đơn thuần thì ta có thể suy ra được nó sẽ không thể tồn tại trong một số nền văn hóa. Tuy nhiên các nghiên cứu về nhân chủng học cho rằng tình yêu là một cảm xúc phổ quát, có ở khắp thế giới. Hormone hay các yếu tố sinh học là rất quan trọng nhưng cách ta thể hiện và trải nghiệm cảm xúc này bị ảnh hưởng bởi những quan niệm của chính mỗi chúng ta về tình yêu.

If love were a purely cultural invention, it would stand to reason that love would simply not exist in some cultures. However, anthropological research suggests that love is a universal emotion. Love is most likely influenced by both biological drives and cultural influences. While hormones and biology are important, the way we express and experience this emotion are influenced by our personal conceptions of love.

3.jpg
Nguồn: shutterstock.com

Tham khảo. View Article Sources

Gray, P. (1993, February 15). What is love? Time. Found online at http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,977763-1,00.html

Hatfield, E. (2001). Elaine Hatfield. In A. N. O’Connell (Ed.) Elaine Hatfield. Models of achievement: Reflections of eminent women in psychology, 3, 136-147.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-love-2795343

Như Trang.

Link bài gốc xem tại đây: https://trangtamly.blog/2018/10/24/tinh-yeu-san-pham-sinh-ly-hay-van-hoa/