Bạo Lực Học Đường, Bạn Đã Từng Trải Qua Bao Giờ Chưa?

 



Trong thời đại xã hội hoá, khi mà mỗi một vấn đề trong đời sống cũng được đưa lên bàn cân, lên các chương trình truyền hình để bàn giải, phân tích các chủ đề, hậu quả và giải pháp. Ví dụ tiêu biểu cho một vài chủ đề như: chống tham nhũng, buôn lậu hàng giả, sự vô tâm của người trẻ,... Điểm chung của những vấn đề này đều là đánh vào những vấn đề nóng của xã hội, là vấn đề nhức nhối chưa thể giải quyết triệt để. Vậy có bao giờ các bạn thử hỏi rằng: Bạo lực học đường trong giới trẻ ngày nay có phải vấn đề nhức nhối đáng báo động hay không? Có cách nào để giải quyết triệt để hay không, hay nó chỉ được giải quyết một cách qua loa cho xong, để vấn đề lắng xuống và qua chuyện. Thế hôm nay hãy cùng mình nói đến một chủ đề chưa bao hết nóng, đó là: Bạo lực học đường gia tăng trong giới trẻ hiện nay.

Bạo lực học đường được định nghĩa một cách dễ hiểu là những hành vi đánh dập, tác động vật lí,  hoặc có những lời nói xúc phạm, lăng mạ người khác ở trong trường. 

Những hành vi này có thể để lại di chứng về lâu về dài về cả tinh thần và thể chất, trở thành bóng ma tâm lí đeo bám nạn nhân dai dẳng, khiến họ cảm thấy bật lực, mặc cảm và tự ti. Hành vi bạo lực này không hề được khuyến khích ở nhà trường, một nơi để mỗi chúng ta trau dồi, học tập, tiếp thu tri thức chứ không phải để gây ra những nỗi đau, tổn thương cho người khác . 


Thực trạng về bạo lực học đường ngày càng gia tăng, mỗi năm chúng ta đều thấy vô vàn những bản báo cáo, thông kê tỉ lệ học đường có xu hướng gia tăng mà chưa được giải quyết một cách triệt để. Ví dụ mới đây nhất bộ Giáo dục và đào tạo có đưa ra một số liệu cho thấy: Trung bình, trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau. Những số liệu trên đã cho chúng ta thấy bạo lực học đường vẫn đang còn âm ỉ trong xã hội ngày càng phát triển. Ngoài ra cũng có một vài ví dụ khác như UNICEF thống kê rằng một nửa thanh thiếu niên trên thế giới bị bạo lực học đường. Thông qua hai ví dụ tiêu biểu được nêu ở trên có thể thấy bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của riêng mỗi cá nhân mà là vấn đề của cả một xã hội, mà không chỉ một xã hội mà là của tất cả các nước trên thế giới. 

Nếu muốn nói đến bàn luận vấn đề này thì có thể ngồi cả ngày để nói về cách giải quyết, vì càng nói ra chúng ta mới biết được nhiều vấn đề uẩn khúc chưa được giải quyết thoả đáng. Và một trong những điều mọi người quan tâm là bạo lực học đường có biểu hiện gì rõ nét không. Các nạn nhân chính là học sinh trong trường thường sẽ không dám biểu lộ cảm xúc hay nói với bố mẹ vì học cảm thấy đây là vấn đề nhạy cảm, nói ra chỉ khiến bố mẹ thêm phiền lòng .Vậy nên họ chọn cách im lặng hoặc né trách nếu như bị bố mẹ hỏi rằng. Một số tác hại có được kể sơ lược ở phần mở nhưng đó chỉ mới là phần đầu tóm tắt qua, còn tác hại thật sự thì không thể đo lường được. Nhiều nạn nhân khi được hỏi đến vấn đc này đều cảm thấy e dè, ngần ngại , lảng tránh vì họ thực sự ko muốn khơi gợi lại một phần nỗi đau đã ngủ.


Đi từ thực trạng rồi đến bàn luận về biểu hiện và tác hại. Tiếp có có kể nói là một trong những phần phân tích của bạo lực học được mà mọi người đều quan tâm, đó là do đâu baọ lực học đường hay có thể gọi cách khác là nguyên nhân từ đâu lại dẫn tới bạo lực đường. Đó có thể là do những mâu thuẫn, xích mích trong các cuộc nói chuyện, hoặc xa hơn có thể là những sự ghét nhau của những đứa trẻ đồng trang lứa cùng độ tuổi với nhau, hay nôm na là đến từ việc chính ra đình đình thiếu sự quan tâm đứa trẻ. Hoặc có một vài trường hợp các em học sinh ỷ mạnh, ăn hiếp kẻ yếu, nghĩ gia đình mình có quyền lực có thể một tay che trời, thích làm gì thì làm không qua tâm tới hâụ quả xảy ra . Nguyên nhân đơn nhiên thì sẽ có cả khách quan lẫn chủ quan, nhưng cho dù là như thế nào đi chăng nữa thì không thể phủ nhận vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong những vấn đề cốt lõi như thế này là không thể thiếu. Nếu giả dụ thấy học sinh đánh nhau bạo lực thì nhà trường cần phải can ngăn, gia đình cần phải đến hỏi rõ lí do cũng như phối hợp với nhà trường xử lí vụ việc chứ chỉ đừng thờ làm cho có, cho xong mà không hiểu tường tận, sâu vấn đề cần giải quyết.

Song song với đó ngoài những vụ bạo lực thì cũng có những cá nhân, tổ chức nhận thức được sự nguy hại của bảo lúc học đường, nó có thể kéo cả một thế hệ đi xuống. Vậy nên họ quyết định hành động, dùng chính tiếng nói của mình để hành động, giúp xã hội giảm bớt tình trạng bạo lực học đường. Có thể kể đến như một loạt hành động đứng lên bảo vệ, bênh vực và đồng cảm với những người là nạn nhân của bạo lực đường. Không thể phụ nhận rằng, xã hội phát triển vẫn chưa thể xoá sổ hoàn toàn bạo lực ngay lập tức, nhưng nhờ mỗi cá nhân lên tiếng đã giúp đẩy lùi bạo lực hoặc có thể kể đến một số chiến dịch đến tuyên truyền đến các nhà trường. Có thể đó là các chương trình kết hợp với các tổ chức phi chính phủ đến các ngôi trường với mong muốn giúp các em học sinh có nhận thức rõ ràng hơn về bạo lực học đường và có cái nhìn đúng đắn về hành vi này.


Tổng kết lại ở cương vị một học sinh đang học cấp ba và còn ngồi trên ghế nhà trường, đã trải qua những năm cắp sách đến trường đầy yên bình và cũng đã từng gặp bạo lực học đường ở mọi hình thức dù là trực tiếp hay gián tiếp. Dưới góc nhìn cũng là người chứng kiến, mình nhiều lúc cũng cảm thấy bất bình và lên án, và dù ko phải mình mà rất nhiều người xung quanh bất bình nhưng không thể làm gì khác. Chúng mình cũng chỉ có thể can ngăn và đi báo cho giáo viên để tìm hướng giải quyết thích hợp. Mình cũng hiểu rằng ở những vụ bạo lực khác, các bạn học sinh cũng muốn can ngăn vì đơn giản chúng mình đi học để lĩnh hội tri thức chứ không phải có những hành vi gây tổn hại đến các bạn khác dưới các hình thức khác nhau. Từ mình, một cá nhân nhỏ bé đang học tập dưới mái trường mong muốn rằng tất cả chúng mình có thể học tập và rèn luyện kĩ năng cùng nhau , chứ đừng chỉ đến trường chỉ để làm ra những hành vi gây mất thiện cảm, làm xấu bộ mặt không chỉ của bản thân mà còn là bộ mặt của gia đình, nhà trường và xã hội .

Nếu thực sự được hỏi rằng có thể so sánh bạo lực học đường trong nước với quốc tế không, thì mình xin khẳng định rằng đó là không. Vì đơn giản ở mỗi quốc gia, vấn đề bạo lực này cũng nan giải và khó có cách giải quyết triệt để. Các chính phủ cũng đã nhiều lần hộp bàn đưa lên bàn cân nhưng đây vẫn là một vấn đề cần thời gian về lâu về dài. Mình biết rằng ở độ tuổi của mình thì chưa có thể ngăn chặn được những hành vi bạo lực vẫn đang âm thầm tiếp diễn mỗi ngày. Bởi vì vậy nên mình mong muốn khi lớn lên, mình có cơ hội được tham gia các cuộc vận động, tuyền truyền đến thật nhiều các em học sinh, nói với các ràng bạo lực học đường là những hành vi không tốt và đừng bao giờ làm như vậy, như vậy khiến các em tự huỷ hoại chính bản thân mình mà thôi.

Tác Giả: Trịnh Phương Uyên-Triết Học Tuổi Trẻ

Link gốc: https://ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/bao-luc-hoc-duong-ban-da-tung-trai-qua-bao-gio-chua-6395414d89f0975b91ab68b3