Series về các cơ chế tự vệ của tâm lý 9: ĐỔ LỖI (Deflection)

 


Đổ lỗi hay đổ thừa là một chiến thuật tránh né sự phê bình hoặc tránh bị đổ lỗi bằng cách hướng sự tập trung hay trách nhiệm vào một thứ hay một ai đó khác. 
Deflection is a tactic where someone avoids criticism or blame by shifting the focus or responsibility onto something or someone else.

Ví dụ, bạn hỏi một đứa trẻ tạo sao nó lại đánh nhau với bạn, chúng có thể nói “Bạn đánh con trước mà.” Hoặc, một người đồng nghiệp nộp báo cáo trễ có thể đổ lỗi do mạng internet, ngay cả khi mạng internet chẳng có vấn đề gì cả. Hoặc, nếu bạn bực bội với bạn đời của mình, họ có thể phản lại bạn và buộc tội bạn là quá nhạy cảm.
For instance, when you ask a child why they’re fighting with their friend, they may say “She started it.” Or, a colleague who turns in a report late may blame their internet connection, even though it’s working fine. Or, if you’re upset with your partner, they may turn the tables back on you and accuse you of being too sensitive instead.

Đổ lỗi là một cơ chế tự vệ của tâm lý, là một cách thức quan trọng để tâm lý tự bảo vệ bản thân nó khỏi những cảm xúc khó chịu như lo âu, đau đớn, tội lỗi hoặc khó chịu, theo Aimee Daramus, một nhà tâm lý học lâm sàng và tác giả của cuốn “Hiểu rõ rối loạn lưỡng cực.” 
Deflection is a psychological defense mechanism, which is essentially a way of protecting oneself from experiencing uncomfortable emotions like anxiety, pain, guilt, or distress, says Aimee Daramus, PsyD, a licensed clinical psychologist and author of “Understanding Bipolar Disorder.”

Ngay cả khi đổi lỗi khiến con người ta trông ổn hơn thì một nghiên cứu năm 2015 cũng lưu ý rằng những người đổ lỗi lên hoàn cảnh sẽ kém tin cậy và ít thành thực hơn những người chân thành nhận lỗi. Even though people assume deflection makes them look better, a 2015 study notes that those who deflect blame onto other factors seem much less believable and genuine than those who own their mistakes honestly.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những ví dụ về hành vi đổ lỗi, lý do tại sao ta lại đổ lỗi, những dấu hiệu nhận biết cũng như một số cách giúp bạn đối phó với cơ chế này. 
In this article, we explore some examples of deflective behavior, reasons why people deflect, signs that someone is deflecting, as well as some strategies to help you cope with deflection.

Ví dụ về hành vi đổ lỗi. Examples of Deflective Behavior

Một người có cơ chế đổ lỗi sẽ chọn quy kết lỗi lầm cho bạn, hoặc lên các yếu tố khác. Dưới đây là một số ví dụ về hành vi đổ lỗi từ chia sẻ của TS. Daramus. 
Someone who deflects may choose to deflect blame back onto you, or onto other factors. Below, Dr. Daramus shares some examples of deflective behavior.

Đổ lỗi ngược lại bạn. Deflecting the Blame Back Onto You 

Nếu bạn đến chất vấn đối phương về một điều gì đó họ đã làm, họ có thể đổ lỗi bằng cách chỉ ra điểm chưa được của bạn thay vì chịu trách nhiệm cho hành vi của chính họ. Họ chuyển dời chú ý cuộc hội thoại lên bạn và họ thoát nạn. 
If you confront the person about something they’ve done, they might deflect by pointing out your flaws instead of taking responsibility for their own. This shifts the focus of the conversation onto you and lets them off the hook.

Một số ví dụ khác: Some examples include: 

“Tại sao em quan trọng hóa mọi thứ như vậy? Đừng làm lố nữa.” “Why are you making such a big deal out of this? Stop being dramatic.” 
“Mắc gì cứ bực bội về chuyện này mãi làm gì? Đừng có lo quá. Học cách thư giãn đi.” “Why are you getting so upset about this? Don’t be so uptight. Learn how to chill.” 
“Tại sao em cự anh về chuyện này? Xấu tính vừa thôi. Em đang làm anh tổn thương đó.”“Why are you fighting with me about this? That’s so mean. You’re hurting my feelings.” 
“Ủa hồi giờ em thừa biết tính anh như vậy rồi mà. Tại sao em không chấp nhận con người thật của anh?”“You’ve always known this is what I’m like. Why can’t you accept me for who I am?” 
“Hồi trước lúc em làm như vậy với anh thì sao? Anh đâu có trách giận gì em đâu.” “What about the time when you did X? I didn’t get mad at you for it.” 
“Anh làm như vậy là do em đã…, vậy nên đó là lỗi của em.”“I had to do Y because you did X, so it’s really your fault.” 
“Anh không nói với em chuyện này là vì em lúc nào cũng làm quá lên.”“I didn’t tell you about this because you always overreact.”

Nguồn: Seasons In Malibu

Đổ lỗi vào những yếu tố khác. Deflecting the Blame Onto Other Factors 

Mặt khác, đối phương có thể chọn đổ lỗi lên những yếu tố khác, ngay cả khi sự thật không phải như vậy. 
On the other hand, the person may choose to deflect blame onto other factors, even though they were actually at fault.

 Một số ví dụ: Some examples include: 

“Em không có cách nào luôn, do đường sá/tàu xe…” “I couldn’t help it, I was late because of the traffic/rain.” 
“Em không nộp báo cáo kịp hạn chót được vì internet không có hoạt động.” “I couldn’t turn in my report before the deadline because the internet wasn’t working.” 
“Em rớt kiểm tra vì cô giáo tệ quá tệ.”“I failed the test because my teacher was bad.”

Nguồn: ThePleasantMind.com

Tại sao con người ta lại đổ lỗi? Why Do People Deflect?

Con người ta đổ lỗi vì họ không muốn cảm thấy bản thân tồi tệ hoặc mất mặt trước người khác. Họ không muốn mọi người nghĩ rằng họ đã phạm lỗi hoặc làm sai, dù theo cách nào đi nữa. Họ muốn được mọi người yên mến và tôn trọng. Họ không muốn thừa nhận – ngay cả với bản thân – rằng mình đã làm điều sai. 
People deflect because they don’t want to feel bad about themselves or look bad in front of others. They don’t want people to think they’ve made a mistake or are at fault in any way. They want to be liked and looked up to. They don’t want to admit—even to themselves—that they may have done something wrong. 

Đổ lỗi là bảo vệ hình ảnh của bản thân thay vì đứng ra chịu trách nhiệm. Nếu một người cảm thấy tội lỗi hoặc thiếu sót về một điều gì đó đã làm, thì đổ lỗi giúp làm mất đi cảm giác này bằng cách dời sự tập trung vào một thứ gì đó khác. 
Deflection is about protecting one’s self-image instead of taking responsibility. If one feels guilty or inadequate about something they did, deflection pushes that feeling away by shifting the focus on to something else.
Aimee Daramus, PsyD

Điều người trưởng thành làm khi phạm sai đó là thừa nhận nó, chịu trách nhiệm và từng bước sửa chữa nó. 
The mature thing to do when one makes a mistake is to admit it, take responsibility for it, and take steps to correct it. 

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều ít nhiều từng đổ lỗi, nhưng làm điều này quá nhiều lần như một thói quen không hề tốt chút nào, TS. Daramus nói. 
Nevertheless, most of us deflect once in a while, but doing it often as a habit is not healthy, says Dr. Daramus.

Đổ lỗi có phải là một dạng thao túng tâm lý hoặc ngược đãi không? Is Deflection a Form of Gaslighting or Abuse? 

Nếu ai đó đổ lỗi thường xuyên, TS. Daramus nói, thì nó có thể là một dạng hành vi cộng hưởng thành: If someone deflects often, Dr. Daramus says it may be a pattern of behavior that amounts to: 

Thao túng tâm lý: Đổ lỗi có thể là một dạng thao túng tâm lý nạn nhân, vì nó cố làm méo mó sự thật. 
Gaslighting:2 Deflection can be a form of gaslighting, because it attempts to distort reality.

 – Ngược đãi kiểu ái kỷ: Đổ lỗi có thể cũng là một dạng ngược đãi dạng ái kỷ. Một người có tính ái kỷ có thể sẽ bất chấp mọi thứ để giữ bản thân hoàn hảo nhất có thể, bao gồm cả việc chỉ trích những người phê bình mình. 
Narcissistic abuse:3 Deflection could also be a form of narcissistic abuse. A person with narcissistic traits may go to any lengths to seem as perfect as possible, including criticizing others who give them negative feedback. 

– Ngược đãi cảm xúc: Trong trường hợp này, đổ lỗi có thể diễn ra theo cả hai cách. Người ngược đãi có thể đổ lỗi để tấn công nạn nhân thay vì đối mặt với chỉ trích. Tuy nhiên, nạn nhân cũng có thể có thể sử dụng đổ lỗi để tránh bị ngược đãi. 
Emotional abuse: With emotional abuse, deflection can go both ways. Abusers may use deflection to attack victims instead of facing criticism. However, victims may also resort to deflection to avoid abuse.

Làm sao để biết ai đó đang đổ lỗi? How Can You Tell If Someone Is Deflecting? 

Theo TS. Daramus, có một số dấu hiệu cho thấy một người đang đổ lỗi: 
According to Dr. Daramus, these are some signs that someone is deflecting: 

– Kiếm cớ bao biện cho các khuyết điểm của mình. 
Making excuses for their shortcomings

Nguồn: Tiny Buddha

– Từ chối chịu trách nhiệm cho hành động của mình. 
Refusing to take responsibility for their actions

– Không xin lỗi vì đã phạm sai lầm. 
Not apologizing for their mistakes 

– Chỉ trích ngược lại bạn vì một điều gì đó khi người này bị chỉ trích. 
Calling you out for something, in response to being called out 

– Biến việc chấp nhận họ, những khiếm khuyết hay những điều khác của họ là nhiệm vụ của bạn, dù cho điều này có ảnh hưởng đến bạn thế nào đi nữa. 
Making it your job to accept them, flaws and all, no matter how it affects you

Làm sao để đối phó với một ai đó đổ lỗi? How to Deal With Someone Who Deflects 

Ts. Daramus khuyến nghị một số cách giúp bạn ứng phó với một người có tính đổ lỗi: 
Dr. Daramus recommends some strategies that can help you deal with someone who deflects:

– Tập trung vào vấn đề: Khi họ cố tình đổ lỗi, hãy hướng tập trung trở lại vấn đề hiện tại. Hãy duy trì chú ý vào vấn đề và đừng để cuộc hội thoại bị chệch ra khỏi quỹ đạo. 
Stay focused on the issue: When they try to deflect, redirect back to the current problem. Stay focused on the issue and don’t let the conversation get sidetracked. 

– Đừng để bị “nhử” phản hồi lại những lời buộc tội: Cơ chế đổ lỗi có thể rất khó để nhận biết ngay lập tức. Bạn có thể thấy bản thân phản hồi lại những lời buộc tội thay vì nhận ra rằng đối phương đang đổ lỗi cho mình. Nếu bạn cần thời gian, hãy dừng lại duy nghĩ một vài phút trước khi phản hồi. 
Don’t get baited into responding to accusations: Deflection can be hard to recognize immediately. You may find yourself responding to accusations instead of recognizing that the person is deflecting. If you need time, take a few minutes to think before you respond. 

– Đừng để họ xoáy vào phản ứng của bạn: Hãy nghĩ kỹ về phản hồi của mình và cẩn trọng về cách bạn thể hiện phản ứng, từ đó bạn không cho họ cơ hội để xoáy sâu vào phản ứng của bạn thay vì hành vi của họ. 
Don’t let them make it about your reaction: Think through your response and be careful about how you express your reaction, so you don’t give them a chance to make it about your reaction instead of their behavior. 

– Chia sẻ cảm xúc của mình: Để họ biết hành vi của họ đang ảnh hưởng lên bạn. Bắt đầu câu nói bằng từ “Tôi…” thay vì “Anh/Chị…” vì nó sẽ khiến họ bảo thủ hơn. Thay vì nói “Anh không chú ý đến những gì tôi đang nói,” hãy nói, “Tôi muốn kể cho anh về ngày hôm nay của tôi nhưng tôi thấy hơi tổn thương khi anh chẳng mấy quan tâm.” 
Share your feelings: Let them know how their behavior is affecting you. Use “I… ” statements instead of using “You…” statements, which will make them more defensive. So instead of saying “You don’t pay attention to what I’m saying,” say, “I enjoy talking to you about my day and it hurts me when you’re uninterested.” 

– Tập trung vào giải pháp: Thay vì tập trung kiếm chỗ để đổ lỗi, hãy tập trung phối hợp với nhau để tìm giải pháp. Ví dụ bạn cùng phòng ăn mất đồ ăn dư của bạn mà không hỏi trước. Họ đổ lỗi bằng cách cho rằng bạn đã có ý để họ ăn trước đó rồi. Bạn cho họ biết trong nhà hiện giờ không có thứ gì khác để bạn ăn tối. Ngay bây giờ, giải pháp có thể là họ chia một thứ đồ ăn nào đó của họ với bạn hoặc đặt mua đồ ăn về, và từ giờ trở đi, mọi người nên ghi tên mình lên đồ ăn của mình. 
Focus on solutions: Instead of focusing on where to assign blame, focus on working together to find solutions. Let’s say your roommate ate your leftovers without asking. They deflect by pointing out that you’ve let them eat your food before. You let them know you don’t have any other dinner in the house. Right now, that might mean they share something of theirs or order you something, and long-term, it might mean everyone labels their food.

Kết luận. Final words 

Đổ lỗi là một cơ chế tự vệ của tâm lý con người ta sử dụng để tránh trông hoặc cảm thấy tồi tệ. Tuy nhiên, nó là một hành vi không lành mạnh và thường kém chín chắn và rồi cũng sẽ gây tổn hại lên các mối quan hệ còn nghiêm trọng hơn việc thừa nhận lỗi lầm. 
Deflection is a defense mechanism that people use to avoid looking or feeling bad. However, it’s an unhealthy and often immature behavior that can ultimately harm relationships a lot more than owning up to mistakes would.