Tại Sao Chúng Ta Cần Nghiên Cứu về Giới
Phụ
Nữ Bị Mất Vị Thế Trong Môi Trường Học Thuật: Tại Sao Chúng Ta Cần Nghiên Cứu về
Giới
Tác giả/Author: Michelle
Smith, Deakin University
Người
dịch/Translator: Coco
Để trả lời cho vụ hiếp dâm ở Steubenville, nhạc sĩ Henry Rollins đã gợi ý rằng lãnh vực nghiên cứu về phụ nữ nên được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường trung học. Rollins đề xuất rằng nếu những người trẻ hiểu rằng phụ nữ, với tư cách là anh hùng chiến tranh, chính trị gia, nhà văn và nhà cách mạng, “đã phải đối mặt với những điều kiện bị đe dọa trong nhiều thời đại” thì việc đưa lãnh
vực nghiên cứu về phụ nữ sẽ giúp cải thiện sự tôn trọng đối với phụ nữ.
Khi chúng tôi
bày tỏ sự phẫn nộ đối với văn hóa hiếp dâm và các biểu hiện coi thường phụ nữ trong thời đại của “hậu nữ quyền” thì
việc hỗ trợ có môn học về giới trong trường học là điều đúng đắn và hợp lý. Trong bối cảnh hiện nay, thật đáng kinh ngạc khi thấy các trường đại học ở Úc đang loại bỏ chuyên ngành nghiên cứu về giới.
Đại học Queensland đã
có chương trình nghiên cứu về giới trong 41 năm. Trường có kế hoạch ngừng chuyên ngành này từ năm 2014. Điều này có nghĩa là chuyên ngành nghiên cứu vềgiới cuối cùng trong tiểu bang bị biến mất. Sinh viên của trường đã lên kế hoạch biểu tình để phản đối quyết định này.
Bản thân chương trình này, cũng như ở nhiều trường đại học, không có đội ngũ chuyên ngành được đào tạo bài bản và tận tâm; vì thế, nó đã được các đội ngũ của các ngành khác bao gồm: lịch sử, tiếng Anh và triết học, để giảng dạy các môn học trong chuyên ngành.
Năm nay chúng
ta cũng chứng kiến Đại Học Wollongong loại
bỏ chuyên ngành về giới. Và năm 2012, Đại Học La Trobe bắt đầu tái cơ cấu Khoa xã
hội nhân văn của mình và chương trình nghiên cứu về giới, tình dục và sự đa
dạng đang bị hăm he ngừng hoạt động. Điều này đã gây ra sự phản đối lớn đối với
sinh viên trong trường.
Đại học Melbourne đã bỏ chuyên ngành nghiên cứu về giới vào năm 2008. Nhưng sinh viên liên tục thích học và quan tâm
đến chuyên ngành này . Vì thế, trường đã phải tuyển một giảng viên mới về nghiên cứu về giới vào năm 2011 và chuyên ngành này đã được phục hồi.
Tuy nhiên, nhìn
chung, xu hướng giảm số lượng chuyên ngành về xã hội nhân văn đang gây nguy hiểm cho sự tồn tại chính thức của chuyên ngành nghiên cứu về giới trong các trường đại học ở Úc.
Việc tuyển sinh các môn học trong các chương trình này rất cao, nhưng số lượng sinh viên theo học chuyên ngành nghiên cứu về giới thường ít.
Hiện có hơn 80 sinh viên hiện đang theo học môn nhập môn về giới của UQ. Tuy nhiên, Trưởng khoa khoa
học xã hội- Fred D'Agostino đã biện minh cho việc loại bỏ chương trình này vì chỉ có 13 sinh viên theo học chuyên này trong năm nay. Mặc dù, họ đã loại bỏ dần các nghiên cứu về giới ở cấp độ Danh dự vào năm 2005, nhưng các sinh viên vẫn cam kết theo đuổi chuyên ngành này.
D'Agostino khẳng định rằng "hầu hết" các môn học về giới sẽ tiếp tục được giảng dạy tại UQ. Sự khác biệt chính là sinh viên sẽ không còn tốt nghiệp với chuyên ngành nghiên cứu về giới và khả năng theo đuổi nghiên cứu sau đại học trong lĩnh vực này tại các cơ sở khác sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu các môn học tiếp tục được giảng dạy thì việc loại bỏ chuyên ngành sẽ tiết kiệm được bao nhiêu? Cái giá phải trả là việc xóa bỏ một lĩnh vực liên ngành quan trọng này là gì? Tuy nhiên, việc giải thể dần dần các chương trình nghiên cứu về giới không thể được xem thuần túy là các quyết định kinh tế hoặc dựa trên nhu cầu, mà nó tiềm ẩn những yếu tố khác.
Những khóa học này nảy sinh từ phong trào phụ nữ vào đầu những năm 1970. Chúng được phát triển và
khơi dậy từ các hoạt động vì quyền của phụ nữ và nhằm mục đích phản đối và phê phán tư
duy gia trưởng và nam trịnặng nề trong các ngành học thuật. Trong nhiều trường hợp, các cuộc đấu tranh đã diễn ra để khởi động nghiên cứu về phụ nữ và nữ quyền là những lĩnh vực nghiên cứu chính đáng.
Nhà hoạt động và học giả Merle Thornton
đã dạy môn nghiên cứu đầu tiên về phụ nữ tại UQ vào năm 1972, xây dựng chương trình này với Giáo sư Carole Ferrier vào năm sau. Đó là một thách thức đối với hiện trạng giống như khi Thornton xích mình vào quán bar của Khách sạn Regatta ở Brisbane cùng với Rosalie
Bogner vào năm 1965 để phản đối việc loại trừ phụ nữ ở các quán bar công cộng.
Khi một khóa học dành cho phụ nữ được đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng
ngành khoa học xã hội và nhân văn tại Đại học Flinders vào năm 1972, nó đã bị chế giễu. Một giáo sư người Tây Ban Nha đã lan truyền một đề xuất đùa cợt giữa các thành viên nam của Hội đồng về một khóa học liên quan đến “Sự siêu việt về triết học, xã hội, tình dục và nghệ thuật của Tauromachy [đấu bò]”. Phát biểu đó coi thường chính khái niệm về nghiên cứu phụ nữ.
Các trường đại học thường gợi ý rằng các học giả tiên phong về nữ quyền khởi xướng các khóa học này đã thành công đến mức “khái niệm giới” giờ đây trở thành một phần không thể thiếu trong hầu hết các môn học. Rõ ràng đã có những biến đổi trong xã hội và văn hóa đại học của Úc kể từ những năm 1970.
Tuy nhiên, họ lý giải đơn giản rằng các bộ môn tiếng Anh khi xây dựng bộ môn thì đều có lồng ghép các
môn học có liên quan đến nhà văn nữ. Như vậy, nó sẽ không làm mất đi nhu cầu về một không gian riêng biệt để tập trung vào giới trong môi trường học thuật.
Ngày nay, chúng
ta phải vật lộn với thực tế về tình trạng liên tục bịkỳ thị phụ nữ và phân biệt giới tính mặc dù đất nước chúng ta đã đạt được bình đẳng giới chính thức. Bây giờ không phải là lúc để loại bỏ các khóa học đã và đang giúp chúng ta hiểu vểcác vấn đềgiới tác động như thế nào đến tất cả chúng ta.
Báo The Conversation và tác giả Michelle Smith, Deakin
University cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và
đăng toàn văn. Thay mặt cho,
Ban Biên Tập
Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời
cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa.
This article is republished from The Conversation under a
Creative Commons license.
Women
lost in the academy: why we need gender studies
Ngày 16 tháng 11 năm 2023
Link gốc:
https://theconversation.com/women-lost-in-the-academy-why-we-need-gender-studies-13474