KÝ HIỆU HỌC VĂN HÓA TRÊN LỄ PHỤC THỜI NGUYỄN
Vào ngày 11 tháng 02 năm 2024 (sáng mùng 2 Tết), Trường
Đại Học
Hoa Sen và Sài Gòn Book đã đồng tổ
chức Talkshow: “KÝ HIỆU HỌC VĂN HÓA TRÊN LỄ PHỤC THỜI NGUYỄN”. Talkshow này được trình bày bởi
ThS. Trần Minh Nhựt (diễn giả) và ThS. Doãn Thị Ngọc
(Host chương trình) tại
đường sách Nguyễn
Văn Bình, thành phố Hồ
Chí Minh. Sự
kiện này đã thu hút sự tham dự của đông đảo độc giả và du khách. Khán gỉa
cũng được
chiêm ngưỡng một
số hình ảnh
cổ phục
của Nhóm Đại
Việt Cổ
Phong đã cho phép.
Khi nói đến trang phục truyền thống Việt Nam, nhiều người thường nghĩ ngay tới áo dài. Tuy
nhiên, khi nói đến CỔ PHỤC, nhiều người thường nhắc ngay đến trang phục triều Nguyễn. Mỗi bộ trang phục của vua, quan, hoàng thân quốc thích dưới triều Nguyễn là một tác phẩm nghệ thuật với kỹ năng khéo léo và điêu luyện về nghệ thuật may, thêu, hội họa, đã tạo nên những tuyệt tác mê hồn và đầy tính thẩm mỹ của các bậc tiền nhân.
Tại buổi Talkshow, thầy
Nhựt đã chia sẻ
bốn nội
dung chính gồm:
- 1.. Tìm
hiểu về Lễ Tết thời Nguyễn
- 2.
Lược sử về trang phục
thời Nguyễn (1802-1945),
- 3.
Các
ký hiệu văn hoá trên Lễ phục thời Nguyễn, và
- 4.
Đặc quyền Hoa Sen Go Global dành
cho sinh viên nhập học năm 2024.
Thứ nhất, thầy Nhựt đã giới thiệu sơ lược về các loại hình lễ hội Việt Nam, trong đó có lễ hội cung đình thời Nguyễn
là một thành tố quan trọng trong lịch sử. Lễ hội cung đình Nguyễn chia làm 2 loại hình: “lễ tiết” và “lễ tế tự”. Chữ “tiết” trong tiếng Hán có 13
nghĩa, nhưng chữ “tiết” trong Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ của triều Nguyễn hàm chứa các nghĩa: “Thời tiết”, “ngày thọ của vua” và “ngày Tết”.
Về
những hoạt động chuẩn bị cho đón Tết
trong cung đình Huế, Lễ Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa và trở thành nét văn hóa độc đáo ở thời Nguyễn. Lễ Ban Sóc dưới thời Nguyễn gắn với việc biên soạn, in ấn lịch và ban cho toàn quốc vào thời Nguyễn có ý nghĩa rất thiết thực đối với nước ta, nhất là phục vụ cho công việc đồng áng hàng ngày, gắn với nền kinh tế trọng nông thuở trước. Tiếp theo,Lễ Thượng Tiêu vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Đến ngày 23
tháng Chạp, vua ngự ra điện Thái Hòa làm
lễ “Thướng tiêu”
(dựng cây nêu ngày Tết). Thời Nguyễn, cây nêu dùng bằng cây
tre để nguyên một chùm lá ở phần ngọn. Nhà vua chỉ huy việc dựng nêu ở điện Thái Hòa. Sau khi nhà vua làm lễ dựng nêu xong thì người dân mới được dựng nêu tại nhà mình. Việc dựng cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa chính là để xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.
Ngoài ra,
các hoạt động của ba ngày Tết cũng rất quan trọng. Ngày mùng 1 Tết, ngoài lễ mừng Tết vua còn có lễ mừng Tết Thái hậu, lễ mừng Tết Hoàng Thái phi, lễ mừng Hoàng thái tử. Riêng lễ mừng Tết Hoàng Thái hậu, do các vua Nguyễn đều đề cao chữ hiếu nên trong ngày Tết nghi lễ này được thực hiện rất trang trọng tại cung Diên Thọ - nơi Thái hậu ở, sinh hoạt. Ngày mồng 2, nhà vua cùng thân
công vào bái lạy tại điện Phụng Tiên - nơi thờ tất cả các vua Nguyễn đời trước. Ngày mồng 3 thì vua và bách quan
đều
đi thăm thầy dạy, sư trưởng của mình. Các hoạt động truyền thống này vẫn còn tồn tại tại các gia đình Việt Nam.
Thứ hai, đi sâu hơn về chủ đề của talkshow, thầy Nhựt đã chia
sẻ một số thông tin về Lễ phục thời Nguyễn (1802-1945) và ký hiệu học văn hóa mà khán giả có thể dễ dàng tiếp cận qua ba nguồn: tài liệu lịch sử, qua cổ vật gốc hoặc hiện vật được phục chế ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam, và qua hội hoạ (Grande Tenue de la Cour
d’Annam). Từ nửa sau thế kỷ XIX, quy
chế Mũ
áo thời
Nguyễn
không được ghi
chép chi tiết, cổ vật cũng khan hiếm. Do đó, bộ tranh Grande Tenue de la Cour d’Annam
của
Nguyễn Văn
Nhân là tài liệu hội hoạ quý giá dùng để tham khảo về trang phục Nguyễn triều thời vua Thành Thái trị vì. Nói sơ qua về tinh thần mà bộ tranh mang lại, nhân tiện giới thiệu thêm về cuốn sách Nghệ thuật minh hoạ áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX của tác giả Trần Minh Nhựt.
Về
kiến thức
của ký hiệu văn hóa thể hiện trên Lễ phục thời Nguyễn,
thầy Nhựt
chia sẻ rằng
ký hiệu học văn hoá trên Lễ phục thời Nguyễn được thể hiện qua nghệ thuật tạo hình của các nghệ nhân cung đình, qua chất
liệu tạo
tác, màu sắc, hình trang trí hoạ tiết linh thú, và cấu trúc.
Về
chất liệu tạo tác,
chất liệu dệt may mà cung đình
Huế thường sử dụng để tạo tác Lễ phục thường là những loại vải quý hiếm như
gấm, lụa,
sa tin đều làm thủ
công và chỉ có giới hoàng tộc mới có đủ khả năng sở hữu. Về
ký hiệu văn hoá: Các nghệ
nhân triều Nguyễn
đã rất khéo léo trong việc
lựa chọn
chất liệu
phù hợp, nó không chỉ
đẹp ở
mọi khía cạnh,
mà còn toát lên vẻ oai nghi của
bậc Đế
vương, giàu có, thịnh
vượng và sự
kết hợp
hài hòa với môi trường
xung quanh. Đó là không gian cung vàng điện
ngọc được
sơn son thếp
vàng lộng lẫy,
cùng với những
công trình kiến trúc được
chạm khắc
tinh tế, các đồ
ngự dụng
trang trí cầu kỳ mang lại
một không gian diễm
lệ và hoành tráng. Ký hiệu
học văn hóa trên vải
vóc thời Nguyễn
thể hiện
sự huy hoàng, sang trọng,
giàu có của một
triều đại.
Về cấu
trúc trang phục hình thang cân, hầu
như các dạng
trang phục cung đình nhà Nguyễn
với tạo
hình đơn giản,
tự nhiên trong bố
cục hình thang thu hẹp
ở đỉnh
và mở rộng
ở đáy. Do ảnh hưởng
của cuộc
cải cách trang phục
năm 1744 của chúa Nguyễn
Phúc Khoát, đây là
thời điểm
đánh dấu sự
xuất hiện
của áo dài Năm thân, loại áo đã trở
thành quốc phục
của triều
Nguyễn sau này. Áo dài Năm thân chỉ
loại áo được
may bằng năm khổ
vải: vạt
trước hai khổ,
vạt sau hai khổ,
thân trong bên phải dôi ra một
khổ ngắn,
tổng cộng
có năm khổ; phân biệt
với loại
áo được may bằng
bốn khổ
vải như
áo Tứ
thân. Ký hiệu văn hoá:
hình thang cứng rắn, vững chãi, tay áo rộng như
ôm lấy non sông gấm vóc, bố cục trang trí đối xứng mang lại cảm giác thăng bằng.
Về
màu sắc (Ngũ sắc
Huế), sự
phân biệt về
màu sắc chính trên trang phục
cung đình nhằm để
phân cấp thứ
bậc và tỏ
lễ nghi trong triều
đình. Đồng thời,
triều Nguyễn
quy định rất
nghiêm ngặt về
màu sắc. Đứng
đầu là màu chính hoàng của
nhà vua và chỉ
một mình nhà vua mới
được mặc
màu vàng này. Thể thức ngũ sắc Huế được tìm ra chủ yếu trên pháp lam Huế dùng để chế tác các vật ngự dụng cung đình và trang trí ngoại thất các cung điện ở Huế. Trang phục cung đình
Huế cũng đi theo thể thức ngũ sắc này, đặc biệt là màu tím rất đặc trưng. Ký hiệu văn hoá: Nhìn chung, mỗi
dân tộc, quốc
gia hay mỗi giai đoạn
lịch sử
đều có những
truyền thống
riêng biệt để
đánh giá biểu hiện
và thẩm định
tư tưởng
thẩm mỹ.
Màu giai cấp phong kiến
thường sử
dụng là màu đỏ,
màu vàng cho vua chúa,
dân thường sử
dụng màu nâu sậm. Cái đẹp
thời phong kiến
nói chung và thời Nguyễn
nói riêng là cái đẹp của
sự thống
trị, quyền
lực thuộc
về tay nhà vua, vua thay trời
trị dân bằng
một chế
độ cai trị
độc đoán. Như
thế, màu sắc
rất quan trọng
và là một trong những
yếu tố
để phân biệt
giai cấp, địa
vị, chức
tước trong cung đình. Nhờ
sự phân chia rõ rệt
như thế
tạo nên một
giá trị thẩm
mỹ có hệ
thống và được
áp dụng triệt
để từ
triều đình đến
làng xã.
Về
hoạ tiết
linh thú, đề tài trang trí hoa văn
trên trang phục được
tuân thủ một
cách nghiêm ngặt. Bên cạnh
các đề tài trang trí: thủy
ba, liên đằng, hồi
văn, cổ đồ,
bát bửu, cành hoa, dây leo, mặt
trời, mặt
trăng, ngôi sao, và
ngọn núi. Hình tượng
linh thú luôn được chú trọng
và phân biệt theo địa
vị, chức
tước:
1. Áo
Hoàng đế thêu Rồng
5 móng.
2. Áo
Hoàng thái tử thêu Rồng
4 móng, đây là Rồng
mặt nạ,
không được trang trí
Phi
long hay
Hồi
long triều nhật.
3. Áo
Hoàng thân, tôn tước thêu hình
con Mãng và con Giao, đây là
các hóa thân có thứ bậc
thấp hơn
Rồng.
4. Áo
Hoàng thái hậu, Hoàng hậu
thêu đoàn Phượng,
là đồ án chim Phượng
múa lượn trong
hình tròn.
5. Áo
Công chúa, cung giai thêu chim Loan, là hình ảnh
chim Phượng
được giản
lược và có một
dải đuôi.
6. Áo
quan
lại văn, võ tùy theo cấp
bậc, phẩm
hàm mà quy định các linh vật
khác nhau.
Điểm cuối cùng là thông tin nóng hổi về chương trình đặc quyền Hoa Sen Go
Global.
Đây là chương trình trải nghiệm đặc biệt mà HSU dành tặng đến tân sinh viên với mong
muốn tạo điều kiện cho
sinh viên tiếp cận sớm với nền giáo dục tiên tiến, sẵn sàng hội nhập tại môi trường đào tạo đạt chuẩn quốc tế và tôn trọng sự khác biệt. Đây là lần đầu trường triển khai
chương trình đặc biệt này, khẳng định vị thế một trường đại học đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Dự kiến nhà trường sẽ trao tặng 2.000 suất học bổng chương trình hội nhập quốc tế Hoa
Sen Go Global cho tân sinh viên.
Chương trình Hoa Sen Go Global chỉ áp dụng cho thí sinh nhập học lần đầu vào trường và không áp dụng đồng thời các chính sách học bổng, ưu đãi khác. Chương trình dự kiến sẽ triển khai cho sinh viên đăng ký theo nhiều đợt và chính thức khởi hành đi các nước từ tháng 4.2024. Hoa Sen Go
Global nhằm giúp sinh viên được tham quan trải nghiệm tại một trong những doanh nghiệp lớn hàng đầu, tham quan các Hội chợ triển lãm ngành nghề của Malaysia hoặc Thái Lan. Sinh viên cũng được tham gia các chương trình trao đổi về môi trường học thuật, khởi nghiệp và thành công trong kinh doanh quốc tế, với sự tham gia chủ trì của Đại sứ quán Việt Nam và Hiệp Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia, Thái Lan. HSU cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hội nhập với các nước như Anh, Mỹ, Nhật, Pháp… nhằm tăng năng lực đa văn hóa và góc nhìn mới trên thế giới. Điều này không chỉ giúp sinh viên phát triển bản thân, các giá trị toàn cầu, các kỹ năng lãnh đạo tích cực, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, mà còn tinh thần trách nhiệm và sẵn sàng hợp tác khi làm việc nhóm.
Tóm lại,
những thông tin của
buổi Talkshow về
Lễ Tết thời Nguyễn, lược sử về trang phục thời Nguyễn (1802-1945), các ký
hiệu văn hoá trên Lễ phục thời Nguyễn, và chương trình Hoa Sen Go Global
dành cho sinh viên nhập học năm 2024 đã giúp khán giả
hiểu thêm về lịch sử, văn hóa khi đưa ra nhiều ví dụ cụ thể và vô cùng sinh động. Từ
đó mà người nghe có thể dễ dàng hình dung được cách thức
mà các nghệ nhân xưa làm nên từng bộ trang phục cho triều đình là như thế nào. Tất cả những ký hiệu
văn hoá thể hiện trên Lễ phục thời
Nguyễn đều phản
ánh về một ý nghĩa về vương quyền, sự
giàu có, thịnh vượng và sự phong phú đầy tính nghệ thuật và tư duy liên gành của các nghệ nhân tài ba.
Tác giả: Doãn Thị Ngọc & Trần Minh Nhựt-GV Trường Đại Học Hoa Sen