Tiêu Chuẩn Kép về Phân Biệt Giới Tính của Người Dẫn Chương Trình Truyền Hình

 


Tiêu Chuẩn Kép về Phân Biệt Giới Tính của Người Dẫn Chương Trình Truyền Hình


Tác giả/Author: Michelle Smith, Deakin University

Người dịch/Translator: Doãn Thi Ngọc, Hoa Sen University

 

Bạn có nghĩ về sự hấp dẫn ngoại hình của một nam phóng viên giống như nữ phóng viên chính trị nữ-Laurie Oakes trên truyền hình thương mại không?

 

Cô Oakes đang ở độ tuổi khoảng 60 (hoặc 70 gì đó) và có nền tảng kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà cô ấy thông tin tới khán giả. Cô ấy không có ngoại hình hấp dẫn đúng chuẩn mong đợi, cô ấy còn có mái tóc mỏng và khá tròn trịa nữa. Nhưng điều quan trọng là cô ấy vẫn giữ được công việc của mình vì sự thông minh và đầy kinh nghiệm. Cô ấy luôn được khán giả tin tưởng và tôn trọng.

 

Tôi cho rằng nhiều người sẽ không thể hiểu được vì sao khi nói nói tời nữ giới người ta thường  nói đến ngoại hình và sự hấp dẫn, trong khi đó nam giới thì thường không đòi hỏi điều tương tự, đặc biệt khi họ lớn tuổi và đáng tin cậy. Trong khi các bộ phim truyền hình và sitcom có thể phản ánh sự đa dạng về nữ giới hơn như: về tuổi tác, ngoại hình và thậm chí cả nguồn gốc chủng tộc, nhưng nữ giới của các chương trình tin tức và buổi sáng của truyền hình thương mại thị phần lớn đều phải theo một chuẩn mực là phải trẻ, trắng và gầy.

 

Sự thiên vị đối với những người dẫn chương trình truyền hình nữ trẻ tuổi không chỉ giới hạn ở Úc. Một nghiên cứu gần đây của các đài truyền hình lớn ở Anh cho thấy trong số tất cả những người dẫn chương trình trên 50 tuổi, thì nữ giới chỉ chiếm có 18%. Dù chiếm tỷ lệ 39% người dẫn chương trình là nữ giới, nhưng lại không áp dụng cho nam giới cho việc dẫn tin theo ngày (use-by date) cho nữ giới.

 

Lý do sử dụng dẫn chương trình là nữ theo phân chia ngày được áp dụng vì nữ giới lớn tuổi thường không thể duy trì được các khuôn mẫu giới như: hấp dẫn, trẻ trung mà nhà đài đòi hỏi, nhưng điều này lại không áp dụng cho nam dẫn chương trình. Chẳng hạn, khán giả không muốn nhìn thấy "người già" trên truyền hình, vậy tại sao những người dẫn chương trình nam tóc bạc vẫn xuất hiện dù họ cũng có dấu hiệu thoái triển?

 

Năm ngoái, nhà báo Tracey Spicer đã viết về việc điều trị của cô sau khi sinh đứa con đầu lòng. Spicer được cho là "hơi già" và được nói là cô ấy có thể muốn nhường chỗ cho "một số cô gái trẻ hơn". Sau khi sinh đứa con thứ hai, Spicer đã bị sa thải ở tuổi 39, mặc dù sếp của cô, Kênh 10, phủ nhận sự phân biệt đối xử về tuổi tác hoặc giới tính với cô.

 

Trong buổi nói chuyện của Andrew Olle, xảy ra cách đây chỉ hơn một tuần, người cùng dẫn chương trình Today của Channel Nine, là Lisa Wilkinson đã chỉ ra rằng tuổi của người dẫn chương trình nữ thường được đề cập ngay khi họ được tuyển dụng và có lưu trong hồ sơ truyền thông "như thể đó là thước đo giới tính của cô ấy về thời điểm nào sẽ bị đào thải".

 

Cô Wilkinson cũng đưa ra nhận xét về sự chú ý quá mức dành cho trang phục của những người dẫn chương trình nữ. Wilkinson nhận xét rằng là một phụ nữ trên truyền hình buổi sáng, "bạn sẽ nhanh chóng học được sự thật đáng buồn rằng những gì bạn mặc đôi khi có thể tạo ra phản ứng lớn hơn bất kỳ cuộc phỏng vấn chính trị nào mà bạn từng làm".

 

Chỉ vài ngày sau buổi nói chuyện của Wilkinson, nhà báo chính trị Annabel Crabb đã viết về kiểu tóc, cách trang điểm bắt buộc khi cô xuất hiện trên truyền hình, nếu như cô không muốn bị “sự chê bai, la ó và những phản hồi xấu xí từ khán giả". Tuy nhiên, trang điểm quá đậm cũng có thể tạo ra những phản ứng tương tự. Crabb đề cập đến một email gần đây của một khán giả nói rằng họ không thích cách trang điểm của cô và điều đó đã được so sánh với "kẻ bán hoa và sẵn sàng làm vì điều đó".

 

Chúng ta có thể thừa nhận sự phân biệt giới tính của các nữ game show trên truyền hình trong quá khứ, những người chỉ được phép im lặng, mỉm cười và vẫy tay xung quanh các giải thưởng đáng thèm muốn, trong khi người dẫn chương trình nam chiếm lĩnh tất cả khâu quan trọng của cuộc nói chuyện. Tuy nhiên, sự  phân biệt giới tính này vẫn còn tồn tại với chúng ta tới tận ngày nay và vai trò của nữ giới vẫn được dựa trên vẻ đẹp theo chuẩn mực đã được qui uớc từ trước.

 

Đối với các quảng cáo dành cho các bản tin thương mại và khi nó liên tục được sử dụng các từ như "kinh nghiệm" và "tin tưởng", nhưng máy quay thường tập trung vào một người dẫn chương trình nam đã có một sự nghiệp lâu dài trong ngành, chẳng hạn như Mal Walden của Ten, người sắp nghỉ hưu sau 40 năm trong sự nghiệp truyền hình. Tuổi tác của nam giới là một giá trị đối với việc đưa tin tức, họ có quyền lực, họ có nhiều kinh nghiệm và họ có nhiều nếp nhăn hơn.

 

Trên SBS, phóng viên Lee Lin Chin, người bắt đầu sự nghiệp vào cuối những năm 1960 tại Singapore, là một ngoại lệ hiếm hoi. Chin là một phụ nữ trên 50 tuổi, người được đánh giá cao về kinh nghiệm và kiến thức của mình. Tuy nhiên, các mạng lưới xếp hạng dường như không sẵn sàng cho phép nữ giới tận hưởng sự nghiệp lâu dài dựa trên chuyên môn, thay vì ngoại hình của họ.

 

Một số người sẽ lý giải rằng truyền hình là một phương tiện trực quan nên đàn ông cũng thường được chọn dựa trên ngoại hình của họ. Đúng vậy, truyền hình, cũng giống như phim ảnh, không phải là một đại diện thực tế và nó không có lý do cụ thể, nhưng nó đã có sẵn hay ngầm định khuôn mẫu giới là người dẫn chương trình đương nhiên phải là những người có vẻ ngoài "hấp dẫn".

 

Điều cần bàn ở đây là có sự đối xử khác biệt giữa người dẫn chương trình truyền hình là nam giới và nữ giới. Nam giới thường không tuân theo những tiêu chuẩn giới được coi là hấp dẫn, trẻ và yêu cầu về cân nặng, nhưng họ lại được đánh giá cao về trí thông minh và đáng tin cậy. Điều này không có nghĩa là những nữ giới trẻ đang làm việc trong lĩnh vực truyền hình không có khả năng hoặc kỹ năng như nam giới. Điều kết lại ở đây là chúng ta cần nêu ra vấn đề này để bàn bạc và để lên án một thực tế rằng sự phân biệt về giới tính dẫn đến việc nữ giời thường sẽ khó có đủ khả năng để phát triển nghề nghiệp và kiếm sống - như các đồng nghiệp nam của họ.

 

 

Báo The Conversation và tác giả Michelle SmithDeakin University cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa. 

This article is republished from The Conversation under a Creative Commons license. Read the original article.

Link gốc: https://theconversation.com/tv-presenters-sexism-and-the-attractiveness-double-standard-19802