Tình Dục và Những Lý Do Khiến Chúng Ta Cấm Giới Trẻ Đọc Sách
Tình dục và những lý do
khác khiến chúng
ta cấm giới trẻ đọc sách
Tác giả/Author: Michelle Smith, Deakin University
Người dịch/Translator:
Doãn Thi Ngọc, Hoa Sen University
Một cuốn tiểu thuyết đoạt giải của New
Zealand dành cho thanh thiếu niên đã
bị cấm vì những lời phàn
nàn từ nhóm vận động hành lang Cơ đốc giáo “Gia
Đình Là Trên Hết-Family First”. Sau quyết định của Hội đồng xét duyệt phim ảnh và văn học cấp quốc gia, cuốn sách Into the River của Bruce Dawe đã phải chịu lệnh cấm tạm thời, gồm cung
cấp, trưng bày và phân phối trên thị trường.
Into the River là cuốn sách đầu tiên bị cấm kể từ khi luật được ban hành vào năm 1993. Cuốn tiểu thuyết này đề cập đến những chủ đề quan trọng như bắt nạt và phân
biệt chủng tộc thông qua câu chuyện kể về một cậu bé tên là Maori. Là người chiến thắng Giải thưởng Sách
dành cho Trẻ em của New Zealand Post năm 2013, ở một khía cạnh nào đó, nó là mục tiêu đáng ngạc nhiên đối với các nhà
kiểm duyệt.
Into the River đã được phân loại theo nhiều cách
khác nhau. Ban đầu nó được đánh giá là phù hợp với khán giả trên 16 tuổi, sau đó
nhận được phân loại R14 vào đầu năm
2014 (quy định việc cung cấp sách
cho trẻ dưới 14 tuổi là vi phạm) và điều này đã bị hủy bỏ vào
tháng trước.
Khi đưa ra quyết định về R14, Hội đồng xét duyệt đã thừa nhận “mục đích xã hội hữu ích” của cuốn sách. Hội đồng kết luận rằng nó “có khả năng
giáo dục và thông báo cho thanh niên về những hậu quả tiêu cực tiềm tàng có
thể xảy ra nếu tham
gia vào các hoạt động quan hệ tình dục thông thường, uống rượu khi chưa đủ tuổi, sử dụng ma
túy, tội phạm, bạo lực và bắt nạt”.
Tuy nhiên, Hội đồng cảm thấy rằng những độc giả nhỏ tuổi chưa đủ “mức độ trưởng thành” và có nguy cơ bị sốc bởi “những cảnh tượng mạnh mẽ và đáng
lo ngại”.
Vào năm 2013, Family First đã yêu cầu phân loại R18 và bọc màng co
lại vì cuốn sách có
nội dung khiêu dâm, mô tả hành vi ấu dâm và
sử dụng ma túy
cũng như sử dụng các từ chửi thề. Trưởng nhóm Bob McCroskie chắc hẳn rất bận rộn với chức năng tìm kiếm trên một cuốn sách điện tử, khi ông
lưu ý rằng “đó là
một cuốn sách có
từ C-9 lần, từ F-17 lần và từ s-h-i-t 16 lần”.
Khi hầu hết mọi người nghĩ đến việc kiểm duyệt sách, họ tưởng tượng đến các chế độ chính trị và khả năng đốt sách ở Đức Quốc xã. Điều ít được quan
tâm là hầu hết những cuốn sách bị thách thức hoặc bị cấm đều là sách dành cho giới trẻ.
Danh sách 100 cuốn sách bị cấm/thách
thức hàng đầu của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ năm 2000-2009 bao gồm hàng chục cuốn sách dành cho giới trẻ. Tám
trong số những cuốn sách hoặc bộ truyện có tên
trong top 10 là những tựa sách dành cho trẻ em hoặc thanh
thiếu niên.
Bộ truyện Harry Potter của JK
Rowling chiếm vị trí số một vì miêu tả phép thuật. Các trường học Thiên chúa giáo trên khắp Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và thậm chí một số trường ở Úc đã từ chối cho phép những cuốn tiểu thuyết cực kỳ nổi tiếng về cậu bé phù
thủy được lưu hành trong thư viện của họ.
Điều mà
Harry Potter chia sẻ với bốn tựa phim khác trong top 10 là nó là một bộ truyện. Sách dài tập dành
cho giới trẻ thường được hiểu là có ít giá trị giáo dục hoặc giá trị văn học.
Ví dụ, sách Oz
của L Frank Baum đã bị loại bỏ khỏi nhiều kệ thư viện công cộng ở Hoa Kỳ
trong suốt những năm
1930 và 1940. Như Laurie
Langbauer giải thích, các thủ thư tin rằng loạt tiểu thuyết như Oz là:
được sản xuất hàng loạt, thương mại, vô tận, có công thức và lặp đi lặp lại […] không có giá trị cứu rỗi và sẽ gây hại cho bất kỳ trẻ em nào tiếp xúc với nó.
Sách dành
cho độc giả trẻ thường bị thách thức hoặc bị cấm vì chúng mâu thuẫn với nhận thức của người lớn về sự ngây thơ của tuổi thơ. Việc miêu tả giới tính là
mối đe dọa rõ ràng
nhất đối với sự hiểu biết của người lớn về không
gian thiêng liêng của tuổi thơ.
Tiểu thuyết tuổi teen của Judy Blume rất được săn đón ở trường tiểu học của tôi vì chúng thảo luận về tuổi dậy thì và
quá trình phát triển tình dục. Bốn cuốn tiểu thuyết của bà xuất hiện trong danh sách sách bị thách thức từ năm 2000-2009, mặc dù cuốn gần đây nhất đã được xuất bản cách
đây hơn ba thập kỷ.
Blume bắt đầu xuất bản vào những năm
1970 và đã chỉ ra rằng thời này cởi mở hơn với các cuộc thảo luận về tình dục tuổi teen. Cuốn tiểu thuyết gây tranh cãi Forever của cô, cô giải thích,
là:
sau đó được sử dụng trong một số chương trình của trường học, giúp
thúc đẩy các cuộc thảo luận về trách nhiệm tình dục.
Blume
than thở rằng tiểu thuyết của bà sẽ không
bao giờ được sử dụng theo
cách này của thời nay. Vào năm 2013, bà đã phải sử dụng danh tiếng của mình để hỗ trợ một cuốn sách đã bị xóa khỏi một trường học Chicago sau khi một phụ huynh phàn nàn về nội dung tình dục, đó là cuốn - The Perks of Being a Wallflower của Stephen Chbosky (bị phân loại số 10 trong danh sách cấm trên ALA).
Into the
River đã nhận được giải thưởng văn học và nhiều lời khen ngợi, và được phân biệt nó với loạt tiểu thuyết hư cấu nổi tiếng. Thậm chí Hội đồng đánh giá New Zealand còn nhấn mạnh tiềm năng giáo
dục độc giả trẻ của nó. Nó
đã được phân loại lại và hiện tại bị cấm vì lý do tình dục gây rắc rối cho những ý tưởng của người lớn về những gì những người trẻ tuổi nên tiếp xúc trong những câu chuyện hư cấu.
Mặc dù các khuyến nghị về độ tuổi đối với nội dung đáng lo ngại trong sách dành cho thanh thiếu niên có khả năng hữu ích, nhưng các hạn chế và lệnh cấm pháp lý là bí ẩn và không có kết quả vì nhiều lý do.
Thứ nhất,những người trẻ tuổi có thể dễ dàng
truy cập tiểu thuyết người lớn ở bất cứ đâu như: trong các thư viện công cộng và thông qua sách điện tử. Sự tập trung ám ảnh vào những cuốn sách dành riêng cho giới trẻ bị bỏ qua các
chủ đề có nội dung người lớn, chẳng hạn như tình dục, ma túy, bạo lực và kinh dị, mà giới trẻ có thể tự do khám phá ở những kênh khác.
Thứ hai, những người trẻ tuổi truy cập các nội dung người lớn ở những kênh không an toàn, bao gồm các trang web và video mà phần lớn những sản phẩm này không được kiểm soát, hay các trò chơi điện tử, thường không
có chức năng giáo dục.
Cuối cùng, thông qua chủ nghĩa hiện thực gai góc và nội dung đầy thách thức, những cuốn sách như Into the River nhằm cố gắng thu
hút nhóm tuổi là những cậu bé tuổi teen, những độc giả có vẻ miễn cưỡng. Nếu sự khắc nghiệt của cuộc sống đối với thanh thiếu niên bản địa, tầng lớp lao động hoặc lạm dụng tình
dục là quá đáng lo ngại để người lớn chấp nhận, thì chúng ta sẽ ở vị trí tốt hơn để cải thiện những thực tế này hơn là lên án sự đại diện của họ trong những câu chuyện dành cho những người trẻ tuổi.
Báo The Conversation và tác giả Michelle Smith, Deakin
University cho
phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và
đăng toàn văn. Thay mặt
cho, Ban Biên Tập
Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời
cám ơn chân thành tới
Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi
đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa.
Link gốc: https://theconversation.com/sex-and-other-reasons-why-we-ban-books-for-young-people-47514