Định Kiến Giới: Phụ Nữ Lớn Tuổi Không Phù Hợp để Trở Thành Tổng Thống
Kể từ khi bà Hillary Clinton phát động chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đầu tiên vào năm 2007, những lời chỉ trích nhắm vào bà đầy định kiến giới. Cựu Tổng thống Barack Obama gần đây đã bình luận về thách thức lớn đối với chiến dịch tranh cử của bà Clinton và tất cả những phụ nữ có khát vọng tham gia chính trị rằng: "Có một lý do tại sao chúng ta vẫn chưa có một nữ tổng thống Mỹ vì quan niệm xã hội khó chấp nhân khi thấy những người phụ nữ nắm quyền lực về chính trị."
Những lời chỉ trích
gay gắt và nhạo báng nhắm vào tất cả các ứng cử viên Tổng Thống bao gồm cả cựu
tổng thống Donald Trump như: nói về mái tóc bí ẩn, sự đột phá trên truyền hình
thực tế và những nhận xét kỳ quặc, cũng là chủ đề của sự chế giễu.
Tuy nhiên, hầu hết các
cuộc tấn công vào bà Clinton đều liên quan đến thực tế rằng bà là phụ nữ và khai thác quan niệm
phân biệt giới tính rất sâu sắc về việc phụ nữ không có khả năng lãnh đạo.
Bà Clinton đã được các nhà bình luận nam giới mô tả như sau: một "kẻ lừa
đảo", còn các cử tri nam thì nói về "những người vợ cằn nhằn"
của họ, và những người khác thì bình luận, cộng với những tài khoản Twitter của
Trump thì nói về cách bà sẽ "làm hài lòng nước Mỹ" nếu bà không thể
"thỏa mãn chồng mình".
Và giờ đây, sau khi bà
bị một cơn viêm phổi và bị ngất xỉu công khai thì sự suy đoán là yếu đuối về
thể chất và tinh thần của bà Clinton càng gia tăng và các chỉ trích càng thêm gay
gắt nhắm vào bà.
Vào tháng Tám, một
loạt các bình luận ác ý và hoang tưởng khác về sức khỏe của bà Clinton như bà
ấy "không thể đi lại" và cần hỗ trợ, "không thể suy nghĩ"
và "thường bối rối", "không thể nhìn thấy" (vì có lúc nhìn
đôi do đột quỵ), "đã có nhiều cơn co giật trên máy ảnh" và "mặc
áo khoác dài để ngụy trang cho việc đeo tã người lớn". Ngoài ra, những lời
giải thích hoang dã hơn cho rằng bà được chẩn đoán, nhưng không công khai về bệnh
Parkinson và bệnh đa xơ cứng.
Một số bài báo còn
giật tít bằng cách suy đoán rằng ở "độ tuổi 68" của bà Clinton, bà được
gán nhãn là quá yếu để quản lý một vai trò áp lực cao. Hashtag #ZombieHillary
đã được sử dụng trên Twitter để chỉ trích vẻ ngoài "mệt mỏi" của bà
Clinton, đặc biệt là trong tuần qua, trong khi sự thật là bà vẫn đang hồi phục
sau bệnh viêm phổi. Các tweet đã ám chỉ rằng bà Clinton đang chịu ảnh hưởng của
ma túy hoặc rượu, và đặt câu hỏi làm thế nào một người "yếu đuối" như
vậy sẽ có thể điều hành một đất nước.
Tổng thống tiền nhiệm
lớn tuổi duy nhất hơn bà Clinton trong lễ nhậm chức là ông Ronald Reagan với độ
tuổi 69 tuổi và 345 ngày đương nhiệm. Tuy nhiên, ông Trump ở tuổi 70, già hơn
bà Clinton và sẽ trở thành Tổng thống già nhất trong lễ nhậm chức trong lịch sử
nước Mỹ. Còn ông Bernie Sanders, cựu đối thủ của Đảng Dân chủ của bà Clinton,
lớn hơn bà bảy tuổi.
Điều cần bàn ở đây là
nếu tuổi cao được hiểu là một rào cản đối với việc điều hành đất nước một cách hiệu
quả của là một chính trị gia, vậy tại sao người ta lại ít thắc mắc, ít quan
tâm và ít suy đoán về những khiếm khuyết tương tự đối với đối thủ chính trị nam
lớn tuổi của bà Clinton? Nếu bệnh tật là một mối trong những điểu mà
người ta quan tâm, vậy cuộc thảo luận về phẫu thuật thoát vị của Sanders ở đâu?
Câu trả lời là có khả năng mọi người không quan tâm đến một tổng thống lớn tuổi,
nhưng
họ không muốn có một nữ Tổng thống.
Điều quan trọng đáng
thảo luận ở đây là nhiều người chỉ quan tâm đến sức khỏe và tuổi tác của bà Hillary và đó là
những định kiến tiêu cực và cản trở mục đích chính đáng của nữ giới nói chung
và tăng cường quan niệm rằng nữ giới không có khả năng thực hiện một số vai trò
lãnh đạo so với nam giới.
Chẳng hạn, có một lịch
sử lâu dài về việc phụ nữ bị ví như trẻ sơ sinh như những lời cáo buộc bà
Clinton mặc "tã người lớn" được mô tả để xây dựng hình tượng của bà
giống như trẻ con và không có khả năng kiểm soát, ngay cả việc đi vệ sinh của
chính mình (Tin đồn này được châm ngòi bởi thời gian bà Clinton đến thăm phòng
tắm nữ - nằm xa hơn nhiều so với các phòng tắm nam- trong cuộc tranh luận thứ ba của đảng Dân
chủ.)
Trong khi đó, chúng ta
có
thể khen ngợi sức mạnh và cam kết của bà với một lịch trình liên tục và dày đặc
tham gia các sự kiện trong khi đang bị viêm phổi. Ngược lại, người ta
dùng căn bệnh của bà để nêu ra những biểu hiện về sự mong manh của bà.
Ý tưởng tinh tế cả về thể xác lẫn tâm trí của
nữ giới thường được sử dụng để giải thích cho sự không phù hợp đối với mọi thứ,
từ giáo dục đại học đến nghĩa vụ quân sự. Những gợi ý rằng bà Clinton quá yếu nên không thể đi lại được,
mà không bàn về các biện pháp hỗ trợ hoặc những suy diễn tưởng tượng cho rằng
bà bối rối và cần được chăm sóc hơn là cho rằng bà một nhà lãnh đạo thế giới đáng
gờm.
Quan niệm trói buộc về
các nữ chính trị gia, bao gồm cả với bà Clinton, là những nỗ lực chống lại những đặc điểm không nữ tính của họ, vì
rằng đáng lẽ họ nên yếu đuối, nhưng lại không hề yếu đuối và bị những lời chỉ trích nặng nề về hành vi
không nữ tính. Điều này bao gồm từ việc phỉ báng giọng nói của bà Clinton là to rõ, quyết đoán hay "chói tai"
và "la hét" đến phán xét về cơ thể và khuôn mặt già nua của bà vì không đáp ứng lý tưởng trẻ trung.
Điểm này được thể hiện rõ ràng trong từng nét mô tả chân dung một cách kỳ cục
nhất, trong đó mái tóc nhếch nhác của bà Clinton đã bạc, nếp nhăn trên khuôn
mặt và nướu của bà đã co lại để lộ hàm răng dài và nhọn.
Lễ nhậm chức của Tổng
thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên vào năm 2009 là một dịp quan trọng đánh dấu một
sự chuyển đổi mang tính biểu tượng, và ở một mức độ nào đó, thực sự quan trọng trong
mối quan hệ chủng tộc ở Hoa Kỳ. Cuộc đấu
tranh cay đắng để bầu nữ Tổng thống đầu tiên vào năm 2016 dường như đã
giành chiến thắng khó khăn hơn nhiều. Nó cũng có khả năng chỉ ra rằng người ta thực sự khó chịu với những người
phụ nữ quyền lực sẽ tiếp tục trong tương lai, bất kể bà Clinton có thành công
hay không.
Báo The Conversation và tác giả Michelle Smith, Deakin University cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng
Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi
lời cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi
đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả
rất quý giá và ý nghĩa.
This article is
republished from The Conversation under a Creative Commons license. Read
the original article.