PHÍA SAU NGÔN TỪ: Nghiên cứu diễn ngôn về đổ lỗi cho nạn nhân của bạo lực giới

 


Bạo lực trên cơ sở giới là vấn đề nghiêm trọng tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thống kê mới nhất về bạo lực giới mang tầm cấp quốc gia là Báo cáo quốc gia về bạo lực gia đình tại Việt Nam do Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc phối hợp thực hiện năm 2010. Theo báo cáo này, trong số những phụ nữ đã từng và đang kết hôn, có 58% phụ nữ từng chịu ít nhất một trong ba loại bạo lực gia đình (bạo lực thể xác, bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần). 32% phụ nữ Việt từng kết hôn bị bạo lực thể xác, 10% từng bị bạo lực tình dục trong cuộc đời họ. Ngoài bạo lực gia đình, các hình thức bạo lực giới khác như hiếp dâm, xâm hại tình dục trẻ em vẫn chưa được điều tra, thống kê. Bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực tình dục vẫn bị coi là vấn đề nhạy cảm và riêng tư ở Việt Nam. Thêm vào đó, hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân của bạo lực giới xảy ra phổ biến.

Trong bối cảnh Việt Nam, đặc biệt dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo, đàn ông và phụ nữ được quy định dưới những “phận vị” riêng trong gia đình và xã hội. Điều này dẫn đến thái độ và hành vi phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Quan niệm về sự trinh tiết của phụ nữ hình thành nên định kiến về tình dục đối với nữ giới mà chính phụ nữ cũng “đồng lõa” với những quan niệm này, từ đó tác động đến việc đổ lỗi và tự đổ lỗi cho nạn nhân trong các vụ bạo lực liên quan đến tình dục. Mặc dù bạo lực giới là vấn đề đáng báo động nhưng những nghiên cứu về chủ đề này, bao gồm khía cạnh đổ lỗi cho nạn nhân, vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam.

ĐỌC TIẾP BÀI TỪ LINK GỐC TẠI ĐÂY: https://static1.squarespace.com/static/60910dcc1acfae2fdd25c4aa/t/61478d59649ec94660f6522d/1632079201363/Bao-cao-nghien-cuu_Phia-sau-ngon-tu.pdf