Cách Giúp Bạn Cải Thiện Hiệu Quả Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện
[ToMo] Cách Giúp Bạn Cải Thiện Hiệu Quả Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện
Tư duy phản biện là kỹ năng mềm quan trọng tại nơi làm việc. Sau tất cả, tư duy phản biện giúp người nhân viên giải quyết các vấn đề và đưa ra chiến lược để xử lý công việc tốt hơn. Vì lý do này, các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm những nhân viên sở hữu kĩ năng tư duy phản biện mạnh mẽ.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói về tầm quan trọng của tư duy phản biện trong nơi làm việc và nó nghĩa là gì đối với những người làm công.
Tư duy phản biện là gì?
Mọi người luyện tập tư duy phản biện bằng cách sử dụng lý trí
để quyết định phải làm gì
hoặc tin tưởng vào một tình huống cụ thể
nào. Những nhân viên có thể vận dụng tư duy phản biện là những người có suy
nghĩ, độc lập và có
năng lực. Nếu bạn thực hành tư duy phản biện thì bạn sẽ biết kết nối các ý tưởng một cách logic, xem xét và đánh giá các lập luận, tìm ra
sự mâu thuẫn và sai
sót trong công việc của bạn và công
việc của người khác, giải quyết các vấn đề phức tạp, và
thích thú với việc suy ngẫm.
Một nhà có
tư tưởng phản biện không
chỉ tích lũy thông tin tốt mà họ còn biết cách sử dụng thông tin để suy luận thực tế và xác định kết quả. Bằng cách khái niệm hóa kết quả, những người tư duy phản biện có xu hướng giải quyết vấn đề tốt hơn những người chỉ đơn thuần ghi nhớ thông
tin.
Do đó, các nhà tuyển dụng coi trọng tư duy phản biện — đặc biệt là
trong những vị trí mà
việc chuẩn bị chiến lược là một phần thiết yếu của công việc. Tư duy phản biện được coi là
một kỹ năng mềm, có nghĩa là nó là một kỹ năng vốn có trong tính cách của một người. Điều đó cho thấy, có thể phát triển kỹ năng này.
Tầm quan trọng của tư duy phản biện trong nơi làm việc
Đây là một số cách tư duy phản biện quan trọng trong nơi làm việc
Một số ngành nghề yêu cầu tư duy phản biện
Để thành
công trong sự nghiệp trong lĩnh vực luật, giáo dục, nghiên
cứu, y tế, tài
chính và nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác, điều quan trọng là phải thể hiện các kỹ năng tư duy phản biện. Đó
là một khía cạnh thiết yếu của bất kỳ nghề nào mà mục tiêu là
suy luận thông tin một cách
khách quan không thiên lệch, phân
tích bối cảnh, giải quyết các vấn đề sáng tạo và đưa ra các giải pháp thực tế.
Cải thiện việc đưa ra quyết định
Áp dụng tư duy phản biện giúp bạn đưa ra các quyết định đòi hỏi suy nghĩ thấu
đáo. Các quyết định lớn, thay đổi cuộc đời, như có chuyển hướng sự nghiệp hay
không, được hỗ trợ bởi tư duy phản biện, điều này
khuyến khích bạn nghiên
cứu và ủng hộ logic khách quan hơn là phản ứng theo cảm xúc ban đầu của bạn.
Những người sở hữu tư duy phản biện tốt hạnh phúc hơn
Tư duy phản biện giúp mọi người hiểu rõ hơn về bản thân, động cơ và mục tiêu của họ. Khi
bạn có thể suy luận thông tin để tìm ra
những phần quan trọng nhất và áp dụng chúng vào cuộc sống của mình, bạn có thể thay đổi hoàn cảnh của mình và thúc đẩy sự phát triển cá nhân cũng như hạnh phúc
nói chung.
Có được thông
tin tốt là một phần thưởng thêm vào
Trong thời đại mà mọi người có khả năng tiếp cận thông tin nhiều hơn bao giờ hết, các nhà tư tưởng phản biện xuất sắc trong
việc nghiên cứu và tìm
ra những phần thông
tin quan trọng nhất giúp họ hiểu rõ về bất kỳ chủ đề nhất định nào đó. Điều này rất hữu ích trong các cuộc thảo luận tại nơi làm việc và khi định vị bản thân như một nhà
lãnh đạo tư tưởng trong ngành của bạn.
Tư duy phản biện cổ vũ ta tự suy ngẫm
Các nhà tư tưởng phê bình có khả năng sẵn có để nhìn ra thách thức từ nhiều góc nhìn. Bằng cách làm chệch hướng phản ứng để bảo vệ niềm tin cá
nhân của họ, những người có tư tưởng phản biện sẽ suy tư nhiều hơn và có thể thay đổi suy
nghĩ và quan điểm của họ khi có
thông tin mới.
Cách cải thiện kỹ năng tư duy phản biện
Dưới đây là
các cách cải thiện tư duy phản biện:
1. Đánh giá các thông
tin mới
Bước đầu tiên để suy nghĩ
phản biện là chỉ chấp nhận thông tin sau khi đánh giá nó. Cho dù
đó là thứ gì đó được đọc hoặc nghe,
những nhà tư tưởng phê bình luôn cố gắng tìm ra
sự thật khách
quan. Khi làm điều này,
các nhân viên đánh giá bằng cách
xem xét các thách thức và giải pháp có thể xảy ra. Quá trình kiểm tra thông tin mới và xem xét kết quả này được gọi là đánh giá.
2. Xem xét nguồn
Tiếp theo, bạn nên cân nhắc xem bạn đang lấy thông
tin từ đâu. Ví dụ, nếu thông tin mới đến từ một quảng cáo,
hiểu rằng quảng cáo là một kỹ thuật tiếp thị được thiết kế để bán một sản phẩm sẽ giúp bạn đánh
giá xu hướng tiềm năng. Mỗi thông
tin bạn nhận được là do ai đó trao cho bạn với động cơ để trao đổi kiến thức. Các nhà tư tưởng phê bình đánh giá nguồn bằng cách
xem xét động cơ cung cấp thông
tin của họ.
3. Đặt ra nhiều câu hỏi
Đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng cần thành thạo nếu bạn đang cố gắng hoàn
thiện kỹ năng tư duy phản biện của
mình. Khi được trình
bày thông tin, bạn cần quyết định những câu hỏi nào sẽ giúp bạn đánh giá nó tốt hơn. Một số ví dụ bao gồm:
·Vấn đề này có thể được giải quyết bằng những cách nào?
·Ai đã cung cấp thông tin này?
·Tại sao
thông tin này được cung cấp?
·Những quan
điểm khác tồn tại về chủ đề này?
·Nghiên cứu nào tồn tại về vấn đề này?
4. Tiếp tục nghiên cứu
Trước khi bạn có thể hình
thành ý kiến của riêng mình bằng cách sử dụng tư duy phản biện, bạn cần phải tự nghiên cứu. Khi
bạn đã nghĩ ra danh sách các câu hỏi cần câu trả lời, bạn có thể sử dụng các
nguồn như Internet
để tìm hiểu nhiều hướng về vấn đề này. Nếu bạn quyết định tìm kiếm trực tuyến, hãy
tìm kiếm thông tin uy tín từ các nguồn như các trang
tin tức tổng hợp, các tổ chức giáo dục và các
tổ chức phi lợi nhuận. Ngoài
ra sử dụng các
tài nguyên như bách khoa toàn thư hoặc xem lại các tài liệu tại thư viện địa phương của bạn.
5. Hình thành quan điểm
Với câu trả lời cho các
câu hỏi quan trọng, bạn có thể hình
thành quan điểm của mình. Trong bước này, bạn có thể tự tin rằng bạn đang dựa trên ý
kiến của mình dựa trên
thông tin logic, thực tế vì bạn đã làm
theo các bước để suy nghĩ phản biện.
Ví dụ về tư duy phản biện trong sơ yếu lý lịch
Nếu bạn muốn làm nổi bật Kỹ năng tư duy duy
phản biện của mình trong mục kỹ năng ghi trong CV thì hãy cân nhắc sử dụng các thuật ngữ như sau:
·Kỹ năng
quan sát: Kỹ năng này
rất quan trọng đối với tư duy phản biện tổng hợp bởi vì quan
sát là cách chủ yếu con người tiếp nhận thông
tin. Khi nhân viên thấy cách
hoàn thành nhiệm vụ hoặc quan
sát hành động của đồng nghiệp trong cuộc họp nhân viên, đó là điểm đánh giá ban đầu.
·Kỹ năng
phân tích: Đánh giá và phân tích là từ đồng nghĩa. Đánh giá ám chỉ xem xét các kỹ thuật của thông
tin và khả năng rút ra các suy luận khoa học từ nó.
·Kỹ năng
giao tiếp: Khi
nói đến tư duy phản biện, điều quan trọng là có
thể truyền đạt những ý tưởng và chiến lược giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn hoặc làm cho nhóm của bạn mạnh hơn.
·Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sau
khi xác định một vấn đề, các nhà tư tưởng phản biện đưa ra các giải pháp và kết quả. Quá trình này thường được gọi là giải quyết vấn đề trên sơ yếu lý lịch.
------------
Tác giả: Indeed
Editorial Team
Link bài gốc: The Importance of Critical Thinking (and How To Improve It)
Dịch giả: Chu Thị Khánh Linh - ToMo - Learn Something
New
Không có nhận xét nào: