Tư Duy Phản Biện Nên Rèn Luyện Như Thế Nào?
[Công Cụ] Tư Duy Phản Biện Nên Rèn Luyện Như Thế Nào?
Tư duy phản biện hay còn gọi là tư duy phân tích. Ai cũng đã từng nghe qua thuật ngữ này, nhiều người thậm chí cũng áp dụng nhiều phương pháp để rèn luyện tư duy phản biện? Vậy tại sao tư duy phản biện quan trọng đến thế? Thực tế, khi nhìn vào một người, bạn có thể nhận ra ngay được người đó có tư duy phản biện không mà tư duy phản biện đó tốt hay chưa. Những người có tư duy phản biện tốt thường có đầu óc nhạy bén hơn, sáng tạo hơn, khả năng diễn thuyết trước đám đông phải nói rằng cực kỳ tốt. Do vậy mình muốn đưa cho các bạn một vài cách để rèn luyện theo phương châm học, học nữa, học mãi, học cả đời.
1. Đặt câu hỏi cơ bản
Từng là
sinh viên đại học bạn có bao
giờ gặp trường hợp suy nghĩ quá phức tạp để giải quyết một vấn đề không hề phức tạp chưa? Mình tin đa số chúng ta cũng từng gặp phải trường hợp này. Để giải quyết một vấn đề, điều đầu tiên là biết những thông tin cơ bản và để tiếp nhận được thông tin cơ bản thì cần phải đặt ra những câu hỏi cơ bản. Tìm kiếm giải pháp đơn giản trước là điều đầu tiên
mình muốn đề xuất cho bạn. Bạn có thể tự hỏi một số câu hỏi đơn giản như bạn biết vấn đề đó từ đâu, những thông
tin được đặt ra
trong đây là gì, bạn đang cố làm gì để chứng minh, bác bỏ hay phê
bình, …
2. Đặt những câu hỏi giả định
Đặt câu hỏi giả định là một trong
những cách rèn luyện tư duy phản biện khá tốt và hiệu quả mà nó
đem lại sẽ tăng dần theo thời gian.
Khi làm một bài toán thiếu dữ kiện, thầy cô thường hay dạy chúng ta cách giải quyết nó bằng cách giả sử. Giả sử có điều kiện này thêm vào thì kết quả bài toán
sẽ nhận được gì. Kết quả nhận được sẽ chứng minh được giả định đó
đúng hay là sai. Cũng giống như Sherlock Holmes, người luôn dùng sự giả định để làm sáng
tỏ nhiều vụ án cũng đã chứng minh sự hiệu quả của phương pháp này.
Nếu chưa từng giả định bao giờ thì chắc hẳn bạn sẽ rất khó để tự nhiên giả định ra một điều gì đó.
Lời khuyên cho bạn là hãy
kiên trì và làm mọi thứ từ những điều cơ bản nhất. Dần dần tư duy phản biện sẽ hình thành trong đầu bạn và được mài giũa nhiều hơn.
3. Đánh
giá mọi việc khách quan
Cái nhìn khách quan là một trong
những yếu tố quan trọng để đánh giá bất kỳ một vấn đề nào. Để có cái
nhìn khách quan bạn cần đảm bảo một số tiêu chí như không thiên vị bất kỳ điều gì, phải tôn trọng thực tế vì trong thực tế những sự vật sự vật xảy ra mà không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào. Việc nhìn nhận vấn đề một cách
khách quan sẽ có lợi cho não bộ, càng
khách quan thì lập luận của chúng
ta càng sắc bén, logic và chính xác
hơn.
4. Thử đảo ngược mọi thứ
Thử đảo ngược mọi thứ hay còn
có thể coi là lập luận ngược chiều. Đây là phương pháp được Sherlock Holmes dùng thường xuyên để giải quyết vụ án của ông. Theo như ông thì khi con
người ta nghe một chuỗi sự việc hầu hết chúng
ta sẽ tiên đoán kết cục của chuỗi sự việc đó. Không có mấy ai sau khi nghe xong kết cục mà suy
đoán lại những sự việc đã dẫn đến kết quả đó. Việc suy đoán một chuỗi sự việc xảy ra khi
nghe kết cục của nó là một phương pháp hay và nâng cao được tư duy của mỗi người.
5. Nhận thức rõ hơn về bản thân
Tại sao cần nhận thức rõ hơn về bản thân để rèn luyện lối tư duy phản biện? Bạn nhận thức rõ bản thân là
khi bạn nhìn lại bản thân minh, xem xét quá trinh suy nghi, những niềm tin và
hành động của bạn. Sau đó hãy tự hỏi minh rằng suy
nghi của bạn phản ánh về một vấn đề này theo chiều hướng như thế nào?
Khách quan hay chủ quan? Tại sao bạn thích
hay không thích vấn đề đó? Điểm mạnh, điểm yếu và thanh kiến của bạn về sự việc đó như thế nào? Khi đã hiểu được rồi bạn sẽ note lại, nhắc nhở bản thân lần sau phải khắc phục những lối suy
nghĩ còn thiếu xót.
6. Phát
triển tầm nhìn xa
Tầm nhìn xa
là khả năng có thể dự đoan trước kết quả của một tinh huống hay vấn đề nào đó. Kết quả có đó thể tiêu cực hay tích cực. Lợi ích của việc có tầm nhìn xa
là bạn sẽ dự đoan được một số việc xảy ra và
chuẩn bị nhiều kế hoạch khác nhau để đối phó.
Sự phát triển của công nghệ như ngày nay, bạn không thể không tận dụng nó làm công cụ rèn luyện. Thay vì chỉ nhìn mỗi những vấn đề trong cuộc sống thì bạn có thêm sự lựa chọn vào những trang web mà mình đề cập dưới đây để rèn luyện tư duy phản biện.
1. Lifehacker: nhìn
mọi thứ từ nhiều góc độ khác nhau
2. Google World
Wonder: thế giới cố đại và hiện đại có vô vàn tài nguyên chờ bạn khám
phá.
3. MeetUp: nơi bạn có thể chia sẻ và xem
xét các vấn đề từ nhiều khía cạnh mới.
4. Project
Gutenberg: chứa đựng hơn 50.000
tác phẩm văn học
LINK: https://ybox.vn/ky-nang/cong-cu-tu-duy-phan-bien-nen-ren-luyen-nhu-the-nao-605a1ea4e96f071d5fbde1ef
Không có nhận xét nào: