BỊ TỪ CHỐI NHƯNG ĐỪNG ĐỂ LẠI VẾT SẸO TRÊN KHUÔN MẶT PHỤ NỮ
GAS-Tòa án tối cao của Ấn Độ đã ra phán quyết rằng chính quyền cần quy định việc bán axít, một chất hóa học thường được dùng để tấn công vào phụ nữ. Suneet Shukla - một nhà vận động của tổ chức “Stop Acid Attacks” nói, “qui định từ chính phủ thì chưa đủ” mà xã hội cũng cần phải thay đổi.
Laxmi (phải) đã bị tấn công vào năm 2005 vì cô từ chối lời cầu hôn .
Hiện nay khi mua axít, khách hàng cần phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Tòa án Tối cao Ấn Độ mới đây đã đưa ra qui định rằng các cửa hàng bán lẻ phải đăng ký tên và địa chỉ của khách hàng khi họ mua axít. Chất axít làm cháy da và dẫn đến những chấn thương khủng khiếp cho nạn nhân. Hiện nay vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về các cuộc tấn công axít vì không có tài liệu nào ghi chép đây là những tội phạm đặc biệt. Theo chiến dịch của tổ chức Stop Acid Attacks, có khoảng 3 đến 4 vụ tấn công axít được báo cáo mỗi tuần ở Ấn Độ. Các nhà hoạt động ở New Delhi đang vận động hành lang nhằm tăng sự chặt chẽ, hiệu quả của các quy định và sự thay đổi trong xã hội.
DW: Mãi cho đến gần đây axít mới được mua một cách rất dễ dàng trên đường phố. Thực tế là axít được bán khá rẻ và là một vũ khí rất dễ tiếp cận. Phải chăng quy định chặt chẽ hơn sẽ hạn chế các cuộc tấn công bằng axít do việc mua axít sẽ khó khăn hơn?
Suneet Shukla : Chắc chắn đây là một bước đầu tiên hướng tới kiềm chế tội phạm. Nhưng ở Ấn Độ, có rất nhiều người bán axít trong các cửa hàng nhỏ ở khu vực nông thôn và ở các thị trấn. Vì vậy, bà Shukla cho rằng việc áp dụng các qui định như ghi lại tên và số thẻ căn cước của khách hàng khi họ mua axít là không khả thi lắm. Mặc dù qui định đã được Tòa án Tối cao ban hành và có hiệu lực vào ngày 18 tháng 7 năm 2013, nhưng cho đến nay đã có thêm bốn vụ tấn công axít đã xảy ra.
Tại sao không thể cấm hoàn toàn việc bán axít trên đường phố?
Người ta dùng axít để làm sạch cống rãnh và làm sạch nhà vệ sinh. Ngay cả khi người ta ngừng sử dụng axít như là những chất tẩy rửa trong hộ gia đình thì axít vẫn đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp ở Ấn Độ, ví dụ: các ngành công nghiệp nhuộm sử dụng axít, ngành công nghiệp thủy tinh, ngành khoan, các nhà máy sản xuất pin đều sử dụng axít. Có rất nhiều khả năng là người ta vẫn có thể mua axít một cách dễ dàng nếu nó bị cấm bán trên đường phố hay các của hàng nhỏ.
Tại sao những nơi xa xôi hẻo lánh lại không thể ghi chép lại việc mua axít?
Không chỉ là những nơi xa xôi. Các phương tiện truyền thông địa phương của Ấn Độ đã nhấn mạnh rằng việc bán các axít vẫn còn xảy ra ngay cả trong thành phố New Delhi mà chẳng có quy định nào cả. Và chúng tôi cũng chứng kiến những trường hợp bị tạt axít ngay sau khi có những qui định của Tòa án Tối cao. Điều đó giải thích các cơ chế hoạt động có hiệu quả hay không ở Ấn Độ. Công an có trách nhiệm rất lớn về thất bại của việc áp dụng các qui định này.
Các quy định sẽ không thể kiểm soát toàn bộ vấn đề, nhưng có thể kiểm soát tội phạm trong chừng mực nhất định. Ví dụ, nếu có 10 vụ tạt axít xảy ra thì sẽ giảm xuống còn 8 có thể 7 hay 6 vụ. Nhưng điều mà tôi lo ngại là loại tội phạm này vẫn tiếp tục hoành hành.
Chúng ta có thể làm được những gì để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng axít?
Xã hội gia trưởng ở Ấn Độ chính là cốt lõi của tội phạm này. Có rất nhiều vấn đề trong cách mà chúng ta đối xử với phụ nữ. Mọi người cần phải nhạy cảm với vấn đề này, nhưng đa phần là thụ động và thờ ơ đối với loại tội phạm này,, thờ ơ với tổn thương mà nó gây ra, với nỗi đau mà nó gây ra cho nạn nhân và với cách thức mà nó phá hủy toàn bộ cuộc sống của nạn nhân. Những nạn nhân này không thể đi ra khỏi nhà trong vòng ba hoặc bốn năm trời bởi vì họ cần được chăm sóc y tế thường xuyên. Có rất nhiều phụ nữ đã bị mất mắt, mất tai vì axít. Có những phụ nữ với cấu trúc khuôn mặt và mũi bị phá hủy hoàn toàn.
Nhìn chung, bạn có hài lòng với những qui định được đặt ra?
Không, thực sự là không hài lòng. Đây là một đơn kiện của cô Laxmi (người sống sót sau một cuộc tấn công axit trong năm 2005) và tòa án đã làm việc này trong bảy năm qua. Tất cả những gì tòa án đã làm là phân loại các cuộc tấn công axít, là bạo lực riêng biệt trong bộ luật hình sự Ấn Độ vào năm 2012 và đưa ra những quy định này vào năm 2013. Vì vậy, nó là một quá trình vô cùng chậm chạp.
Đề cập đến việc phục hồi chức năng, tòa án đã hoãn lại phiên tòa trong bốn tháng, và điều này lại có thể sẽ mất một vài năm, trước khi họ đưa ra một quy định cho hoạt động phục hồi chức năng. Rất nhiều người sống sót, mà chúng tôi đang làm việc với họ, đã phải vật lộn với cuộc sống của họ. Họ không có tiền, mà cũng chẳng có việc làm.
Tại sao bạn nghĩ rằng tòa án kéo dài những trường hợp trên trong một thời gian dài như vậy?
Về cơ bản, chính phủ không thèm quan tâm. Vấn đề này không đủ nhạy cảm để quan tâm. Ví dụ, chính phủ Bangladesh đã chủ động đề ra các qui định đối với việc bán axít. Điều này không đòi hỏi phải có sự can thiệp của Tòa án Tối cao. Nhưng ở Ấn Độ chỉ là vì Tòa án Tối cao đã can thiệp và kêu gọi chính phủ - không phải một lần, mà tới ba lần.
Từ kinh nghiệm của bà/ông làm việc với các nạn nhân, cần phải mất bao nhiêu tiền để trang trải các chi phí điều trị về y tế?
Tòa án Tối cao ra đưa ra một khoản bồi thường nhỏ, khoảng ba Rupi. Nhưng các bác sĩ đã ước tính từ 35 đến 40 lakhs Rupi (tương đương với 44.000 đến 50.000 euros; 58.000 đến 66.000 $ ) là cần thiết cho những ca phẫu thuật . Chúng tôi đang nộp đơn kiện lên Tòa án tối cao - chúng tôi yêu cầu tòa án phải giải quyết một trường hợp hoàn tất trong vòng ba tháng, chúng tôi đòi được điều trị y tế tốt nhất có thể cho các nạn nhân ngay sau khi vụ tấn công.
Về phục hồi chức năng, chúng tôi muốn đây là công việc của chính phủ. Trong trường hợp khuyết tật hoàn toàn như mất thị lực, chúng tôi đòi phải có trợ cấp cho các nạn nhân .
"Chúng tôi muốn các nạn nhân bị tấn công axít sống sót để nhận ra rằng đời vẫn tồn tại ngay cả sau khi các cuộc tấn công axít", Shukla nói.
Ông/bà vừa đề cập đến vấn đề giáo dục xã hội. Những phụ nữ bị tạt axít thường trẻ đẹp và bị tấn công bởi người lạ hoặc những người mà họ quen biết rõ như một người tình bị bỏ rơi.
Làm thế nào họ có thể được bảo vệ tốt hơn?
Tội phạm không thể kiểm soát hoàn toàn chỉ bằng pháp luật và quy định. Chúng ta cần phải có một sự thay đổi trong suy nghĩ của người dân: Theo cách mà mọi người đối xử với phụ nữ, theo cách mà những người yêu nhau bắt đầu mối quan hệ yêu đương. Mọi người nên hiểu rằng khi bị từ chối không có nghĩa là ta để lại vết sẹo trên khuôn mặt của một người phụ nữ. Nếu ta yêu một người nào đó, ta không bao giờ muốn làm họ bị tổn thương. Đây là cách giáo dục có thể thông qua các hình thức huy động quần chúng, kịch đường phố, và thông qua các chiến dịch truyền thông xã hội. Đó là mục tiêu chính của chúng tôi.
Để tham gia vào một cuộc đối thoại hoặc trong một tiến trình thủ tục pháp lý là một trong những cách mà chúng tôi đang làm. Chúng tôi phải làm điều này để có được các qui định chặt chẽ hơn và tốt hơn, hình phạt mang tính xây dựng hơn, và để có được cơ sở phục hồi chức năng tốt hơn cho những người sống sót . Chúng tôi cũng muốn những người sống sót từ các cuộc tấn công axít nhận ra rằng cuộc đời vẫn tươi đẹp ngay cả sau khi bị tấn công và chúng tôi muốn họ đi ra ngoài xã hội và tự tin như trước khi cuộc tấn công xảy ra.
Suneet Shukla là một điều phối viên chiến dịch chống tấn công axít, thuộc tổ chức “Stop Acid Attachs ở New Delhi.
Người dịch: Doãn Thi Ngọc-GAS HSU
http://www.dw.de/rejection-doesnt-mean-you-scar-a-womans-face/a-16991767
Không có nhận xét nào: