Giới và những vấn đề của phụ nữ đương đại
Ngày
25 tháng 9 năm 2012, TS. Nguyễn Bảo Thanh Nghi-Trưởng bộ môn và giảng viên bộ
môn Kỹ năng và kiến thức tổng quát, Trường Đại học Hoa Sen được LIN (Trung tâm
phát triển cộng đồng) mời làm báo cáo viên cho buổi hội thảo.
Mục
tiêu của buổi hội thảo tập trung vào ba điểm chính sau đây [1]:
·
Tham gia lao động
trong gia đình và ngoài xã hội
·
Vấn đề bất bình đẳng
giới trong tình dục và quan hệ gia đình
·
Việt Nam đã tiến bộ
đến đâu về mặt bình đẳng giới?\
Tham gia lao động trong gia đình và ngoài xã hội
Quá
trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước đã và đang tạo điều kiện, cơ hội,
và thúc đẩy phụ nữ tham gia ngày càng nhiều những công việc ngoài xã hội. Mặc
dù phụ nữ tham gia vào thị trường lao động khá cao, nhưng họ luôn phải gánh
chịu những thiệt thòi như: bất bình đẳng giới trong giáo dục, trong công việc
nội trợ, trong công việc và thu nhập, trong đề bạt thăng tiến, trong chính sách
của nhà nước về tuổi hưu, v.v
Về
trình độ học vấn, theo báo cáo phát triển con người năm 2011 của UNDP, trình độ
học vấn của phụ nữ Việt Nam (từ 25 tuổi trở lên) đã hoàn thành chương trình
giáo dục cấp 2 trở lên là 24,7% so với 28% là của nam giới. Như vậy, mức độ
chênh lệch giữa nam và nữ về giáo dục ở nước ta không nhiều. Kết quả của điều
tra dân số kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011 của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ biết
chữ của nam giới là 96,2% và của nữ giới là 92,2% (từ 15 tuổi trở lên). Tỷ lệ
học sinh nữ tiểu học là 49,5%, THCS: 48,5%, THPT: 52,6% và ở bậc ĐH là 48,5%
(niên học 2008 - 2009) [3,4].
Theo
TS. Nghi, nhưng nhìn chung, phụ nữ vẫn ít học hơn nam giới. Ở cấp độ tiểu học
và trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh nữ thấp hơn tỷ lệ học sinh nam, nhất là ở
các vùng nghèo và vùng dân tộc thiểu số. Hơn nữa, những vùng nông thôn học sinh
nam thường được bố mẹ đầu tư cho học hành nhiều hơn học sinh nữ và trẻ nam
thường có cơ hội quay trở lại học tiếp hơn trẻ nữ. Lý do các em nữ đi học ít
hơn vì các em phải ở nhà để giúp gia đình, trường học nội trú quá xa, hay tục
lệ lấy chồng sớm. Ở thành thị thì bình đẳng hơn, đặc biệt sau giải phóng có
chương trình phổ cập giáo dục. Có thế nói những năm gần đây, nữ giới được đầu
tư nhiều hơn cho giáo dục, đặc biệt ở cấp đại học đã có nhiều nữ sinh viên hơn
nam sinh viên [1].
Theo
thống kê, ở bậc đại học, cao đẳng, tỷ lệ nam nữ ngày càng cân bằng, năm 2008 tỷ
lệ nữ đạt 53,9% và ngày càng có nhiều nữ đạt thủ khoa trong đó 60% thủ khoa ở
địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên sau đại học vẫn còn khoảng cách, tỷ lệ nữ vẫn còn
thấp (thạc sĩ: hơn 17%, TS: hơn 30%, PGS: gần 12%, GS: hơn 5%) [3]. Đầu tư giáo
dục cho nữ sẽ mang lại nhiều lợi ích, vừa cho phụ nữ vừa cho gia đình, và vừa
cho sự phát triển xã hội vì phụ nữ có trình độ sẽ biết tự chăm sóc, tính độc
lập cao, biết khi nào nên lập gia đình, khi nào sinh con, cách chăm sóc con tốt
hơn, biết quản lý thời gian và tài chính hợp lý hơn, có cuộc sống ổn định và
phát triển bền vững [2, 4, 5].
TS.
Nghi cũng so sánh với tình hình giáo dục ở Hoa Kỳ, bước tiến đầu tư giáo dục
cho trẻ em gái cho thấy tỷ lệ nữ học sinh cao hơn học sinh nam và điều này làm
các nhà giáo dục Mỹ quan ngại khi thấy xu hướng tỷ lệ nam học sinh bỏ học cao
[1].
Theo
thống kê ở Mỹ năm 2011, có tới 57% sinh viên tốt nghiệp đại học là nữ giới và
theo học nhiều ngành: ngành y là 1/3, ngành kế toàn (54%), ngành luật (45%),
ngành ngân hàng và bảo hiểm (khoảng 50%), và ngành công nghệ cao (22%) mà
vốn trước kia chỉ dành cho phái nam. Bên cạnh đó, số lượng nữ giới tốt nghiệp
tiến sĩ tại Mỹ trong năm 2008-2009 cũng cao hơn nam giới. Theo cuộc nghiên cứu
của Hội đồng cao học Mỹ năm 2010, tỷ lệ nữ nhận bằng tiến sĩ chiếm 50,4% và xu
hướng này có chiều hướng không ngừng gia tăng trong những năm kế tiếp. Tại các khu
vực khác như Châu Âu, hay Châu Á gồm: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,
Indonesia cũng có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp đại học là nữ [11,12].
Về
công việc nhà, phụ nữ nhìn chung đều đảm nhiệm chăm lo con cái, nhà cửa, bếp
núc. Việt nam nằm trong khu vực Châu Á nên văn hóa trọng nam khinh nữ rất phổ
biến, chưa có bình đẳng trong phân công lao động tái sản suất. Ngoài ra, do tác
động của nền kinh tế thị trường, những biến chuyển về chình trị và xã hội, phụ
nữ ngày nay phải vừa đảm việc nước, đảm việc nhà, và tích cực đóng góp thu nhập
cho gia đình. Vai trò kép đè nặng trên vai nhưng họ bị đối xử như vai phụ, lép
vế hơn so với nam giới trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc
sống gia đình hàng ngày. So sánh giữa nông thôn (NT) và thành thị (TT), giữa
miền nam và miền bắc, giữa thế hệ ngày nay và thế thệ đi trước có sự khác biệt.
NT khác nhiều so với TT do cách tổ chức lao động và tổ chức gia đình. Ở NT sự
phân chia lao động theo giới rõ rệt hơn, những người sống ở thành thì đa số
tham gia vào việc nhà nhiều hơn. Giữa miền bắc và miền nam củng có sự chênh
lệch. Có hai công trình nghiện cứu cho thấy đàn ông miền bắc tham gia vào việc
nhà nhiều hơn đàn ông miền nam một chút. Thế hệ ngày nay và thế hệ trước cũng
khác nhau do khoảng cách thế hệ. Đối với giới trẻ ngày nay có những quan niệm
khác biệt về phân công lao động tái sản xuất, khuynh hướng chia sẻ giữa vợ và
chồng có vẻ cao hơn. Tuy nhiên, do ý thức hệ và ảnh hưởng của văn hóa ‘chồng
chúa vợ tôi’ nên nhiều phụ nữ trẻ vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong
công việc nội trợ vì đây là ‘công việc của đàn bà’ [1].
Về
công ăn việc làm, thu nhập, phụ nữ hiện chiếm trên 50% dân số cả nước và chiếm
trên 47% lực lương lao động xã hội; tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế chiếm
83%, gần tương đương với nam giới là 85 %. Tỷ lệ nữ cán bộ, công chức chiếm
30%, viên chức 61%. Lực lương lao động nữ hiện diện ở hầu hết các lãnh vực,
ngành nghề, trong đó có một số ngành nữ chiếm tỷ lệ cao như chế biến nông sản,
giáo dục, y tế, may mặc, và ngày càng nhiều lao động nữ trong các lãnh vực kỹ
thuật công nghệ (34%). So sánh ngành nghề giữa nông thôn và thành thị. Ở thành
thị, phụ nữ làm công nhân viên chức, các nghề tự do, hoặc lao động chân tay,
tuy nhiên, lương bổng lại không bằng nam giới. Ở khu vực nông thôn, phụ nữ vừa
làm việc đồng áng hoặc buôn thúng bán bưng. Tình trạng lao động nữ chưa qua đào
tạo rất phổ biến (chiếm 90%). Nhin chung, ở nông thôn cũng như thành thị phụ nữ
đang phải làm những ngành nghề dành cho nữ như dệt may, nông – lâm nghiệp… đều
là những ngành lao động phổ thông, nặng nhọc, năng suất thấp, dễ bị tổn thương
với mức thu nhập thấp; điều kiện làm việc thì khắc nghiệt mà tính rủi ro do mất
việc rất cao. Mặc dù tham gia vào thị trường lao động với tỷ lệ cao nhưng theo
thống kê cho thấy thì thu nhập của lao động nữ luôn chỉ bằng 3/4 lao động nam.
Khi kinh tế biến động cần sa thải nhân công thì lao động nữ cũng là “ưu tiên
hàng đầu”. Lý do là vì ít đào tào, trình độ thấp nên cơ hội việc làm có
lương cao rất hạn chế. Tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo là 80,9%, khu vực
nông thôn gần 90%, chỉ có 3,65% lao động nữ ở nông thôn có chứng chỉ nghề. Một
đặc điểm văn hóa khác biệt của phụ nữ Việt Nam so với các nước Châu Á hay
phương Tây là tuy kiếm ít tiền hơn nhưng lại là người cai quản tài chính của
gia đình [5].
Về
đề bạt thăng tiến, phụ nữ thường ít đươc đề bạt vào các vị trí lãnh đạo cấp cao
tại cơ quan do nhiều yếu tố chi phối như văn hóa, định kiến xã hội, cá tính của
từng người, đặc điểm giới, thiếu đội ngũ cán bộ nữ có trình độ chuyên môn, đề bạt
chưa chú ý đến năng lực, sở trường của cán bộ nữ, hay khung pháp luật chính
sách là rào cản đối với việc thăng tiến của nữ giới. Chính vì vậy, trong công
tác quản lý, lực lượng cán bộ nữ làm lãnh đạo cũng còn rất thấp so với nam
giới. Thời gian qua, tình trạng này có chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ lệ
phụ nữ làm lãnh đạo nhưng chưa mạnh mẽ, chưa tương xứng với sự phát triển của
lao động nữ hiện nay [1].
Cuối
cùng, chính sách về tuổi hưu chưa với phù hợp với thực tế, đặc biệt đối với nữ
tri thức và nữ giới làm việc trong lãnh vực hành chánh sự nghiệp. Phụ nữ phải
về hưu sớm hơn nam giới tới 5 năm. Điều này tác động rất lớn tới việc đề bạt,
thăng tiến, qui hoạch cán bộ, cơ hội đào tạo và lương bổng của phụ nữ. Đã có
rất nhiều cuộc thảo luận, tranh luận về nâng tuổi hưu của nữ ngang bằng với nam
giới nhưng vẫn đang chờ những quyết định thực tiễn từ Quốc hội [1].
Vấn đề bất bình đẳng giới trong tình dục và quan hệ gia đình
Theo
TS. Thanh Nghi, vấn đề bất bình đẳng giới trong tình dục và quan hệ gia đình mang
đặc trưng văn hóa. Phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi từ các quan niệm cổ hủ
về giới. Vì dụ như vấn đề trinh tiết. Đối với một số bạn trẻ ở thành thị thì
vấn đề này có vẻ cổ hủ, nhưng nó lại gây ra những vấn đề tranh cãi rất lớn trên
các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây. Trường hợp cô dâu
Xuân Thùy bị trả về gia đình do bị mất trinh đã tạo lên làn sóng báo chí dồn
dập đưa tin về sự kiện này. Cách báo chí dùng từ cho sự kiện này cho thấy sự
phân biệt đối xử trong truyền thông và những thiệt thòi thường nghiêng về phụ
nữ như tựa đề bài báo thường dùng: ‘Cô dâu mất trinh’ ‘Miền Tây không hiếm các
cô Xuân Thùy’. Đa số các bài báo kể chuyện cô dâu Xuân Thùy dưới ánh sáng
xicang đan cho thấy bị nhà chồng trả về do nghi ngờ có quan hệ trước hôn nhân
mặc dù cô ta quan hệ với chính chồng của mình. Cũng có bài báo có tiếng nói bảo
vệ cô Xuân Thùy, nhưng tiếng nói bảo vệ rất nhỏ, rất yếu, trong khi đó tiếng
nói hùa theo, a dua rằng ‘con gái bây giờ hư quá’ khá nhiều. Điều này cho thấy
có những bạn trẻ có cái nhìn khác hơn về trinh tiết và quan hệ tình dục, nhưng
măt khác các bạn trẻ còn đang băn khoăn không biết giá trị nào là giá trị cần
nên theo, không biết cái nào là đúng cái nào là sai và không thấy định kiến
giới nằm ở đâu trong vụ việc này [1].
Cùng
với sự phát triền của xã hội, hội nhập và toàn cầu hóa, hiện tượng tuổi teen
yêu sớm và quan hệ tình dục có chiều hướng tăng cao. Nhiều bậc phụ huynh cũng
như thầy cô đã có những biện pháp mạnh để ngăn chặn những hành vi ‘sống buông
thả theo bản năng’ này, nhưng mọi biện pháp dường như không cho kết quả như
mong đợi. Theo bà Nghi, trong thời buổi hiện nay, tuổi teen có thể dễ dàng tiếp
cận rất nhiều thông tin trên mạng: trang mạng xã hội như facebook, twitter,
phim ảnh v.v. Thông tin trên mạng có đủ thứ, cả sai cả đúng, hoặc chút đúng
chút sai. Theo ông Lưu Minh Túy, dựa vào độ tuổi, tâm sinh lý vị thành niên thì
những vấn đề họ quan tâm là tình dục. Xét theo bình diện rộng, đây là một vấn
đề gần như tất yếu trong quá trình trưởng thành của con người. Có những nhà
nghiên cứu còn cho rằng, thực chất, ngày xưa sinh hoạt tình dục sớm hơn lớp trẻ
bây giờ, chỉ khác là ngày trước các cụ hợp pháp hóa bằng đám cưới, bằng hôn
nhân. Trong hành trình khám phá và phát triển, tuổi teen Việt Nam nghĩ gì về tình
dục so sánh với các tuổi teen ở các nước khác nghĩ như thế nào về tình dục. Ví
dụ, ở đây mình hành động như thế này thì có được chấp nhận ở nước ngoài? Điều
này tốt hay xấu? Bà Nghi cho biết, về phim ảnh chẳng hạn, vấn đề tình dục được
nhắc tới, được miêu tà rõ ràng. Như phim về trường học, học sinh khoảng 13, 14,
15 tuổi ăn mặc khá thoải mái nếu nhìn theo văn hóa Việt Nam, nhưng đối với văn
hóa phương Tây thì chuyện đó là bình thường. Cách ăn mặc như vậy trong trường
học và chơi đùa với bạn bè, thậm chí thương mến người này người kia, tỏ tình
với người này người kia cũng bình thường. Những bạn trẻ Việt Nam ngày nay tuy
còn e dè hơn so với bạn bè quốc tế nhưng ho đang quen với hình ảnh của văn hóa
phương Tây và cảm thấy không xa lạ lắm với phim ảnh phương Tây và bị tác động
ít nhiều bởi nền văn hóa đó [6].
Mặt
khác, khoảng cách giữa thế hệ trẻ với thế hệ trước, đặc biệt đối với các phụ
huynh hay ông bà ngày càng xa. Người lớn thấy không chấp nhận được và thấy con
cháu mình đi theo một hướng sai lầm. Vậy làm sao các thế hệ có thể dung hòa
được đặc biệt trong thời buổi toàn cầu hóa. Các thế hệ lớn không thể cấm con
trẻ coi phim, đặc biệt phim phương Tây, hay cấm không cho trẻ sử dụng Internet.
Những bộ phim này dù bình thường nhưng bị tình dục hóa khá cao. Mặc dù vấn đề
tình dục, giáo dục giới tính trải qua nhiều thăng trầm và nhiều cuộc bàn luận,
cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ và còn nhiều bất cập. Nhiều phụ huynh vẫn cho rằng
tình dục là vấn đề nhạy cảm và không nên giáo dục tình dục cho thanh thiến niên
quá sớm; một số ít cho rằng cứ kệ chúng, chỉ cần nhắc nhở những điều cần chú ý;
số đông khác tranh luận rằng cần nhẹ nhàng, nhưng kiên quyết không cho chúng
yêu nhau vì còn phải tập trung vào cái sự học và tương lai của chúng. Gần đây,
TS. Khuất Thu Hồng có trình bày tại một hội thảo về tình dục cho rằng chúng ta
có nên vẽ đường cho hươu chạy hay bịt mặt các em về vấn đề tình dục. Vậy thì
không dạy ‘hươu’ hươu vẫn chạy mà chạy xuống vực hay lao đầu vào núi. Vậy vẽ
đường cho hươu chạy thì mình còn biết cách mà dắt nó về nếu chạy không
đúng[1&6].
Một
thực tế khác đáng báo động là các vụ xâm hại tình dục trẻ em, hiếp dâm,
có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai của vị thành niên… ngày càng gia tăng. Lý
do vì giáo dục giới tính trong các trường học không theo kịp sự phát triển của
xã hội, các bạn trẻ không được giáo dục giới tính đúng mức, không được giáo dục
về an toàn tình dục. Chương trình giáo dục giới tính trong trường rất sơ sài,
đặc biệt là giáo viên ngại nói tới vấn đề tế nhị này, và nhiều người chưa có
nhận thức đúng tầm quan trọng của môn học này. Ở cấp độ quốc gia, quan điểm về
giáo dục tình duc vẫn chưa được xác định rõ ràng. Sự ngần ngại khi thảo luận
càng khiến tình dục trở thành một chủ đề nhạy cảm [1&6].
Bạo
hành gia đình khá phổ biến và khá phức tạp, biểu hiện ở những dạng hay hình
thức khác nhau. Thông thường người ta chỉ nhìn thấy những hành vi bạo lực “nhìn
thấy được” và rất ít các nghiên cứu phân tích về những hành vi bạo hành “không
nhìn thấy được”. Tác giả Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh (2009) thuộc
Viện Gia đình và Giới cho biết tình trạng bạo lực trong gia đình có xu
hướng gia tăng do những biến đổi xã hội, do mặt trái của nền kinh tế thị trường
với việc đề cao giá trị vật chất, tiền bạc, biến động thị trường bất động sản,
tranh chấp trong phân chia thừa kế đất đai, thiếu việc làm, thất nghiệp, bên
cạnh là quan niệm và định kiến về cách hành xử của từng giới [7,8].
Theo
bà Thanh Nghi, ở Việt Nam vẫn tồn tại định kiện giới khá rõ nét như “Nam cần
phải mạnh mẽ trong khi nữ dịu dàng, yếu đuối”. Đối với người đã lập gia đình
thì họ có thái độ cam chịu đối với nạn bạo hành. Sự cam chịu chứng tỏ họ đã
hi sinh cho gia đình và đúng với hình ảnh của người phụ nữ. Còn một công
trình nghiên cứu khác nói về phụ nữ Campuchia thì dùng tôn giáo để giải thích
cho sự nhẫn nhục. Khách thể cho rằng “khi họ bị bạo hành là cái số của họ phải
như vậy. Nghiệp trước gây ra nên họ sẵn sàng chịu đựng” [1].
Hôn
nhân, độc thân, và các lựa chọn khác. Trong xã hội hiện đại, tình trạng độc
thân không còn xa lạ và được thừa nhận hơn so với trước kia. Rất nhiều phụ nữ
độc thân ngày nay tự do quyết định cuộc sống của mình, vượt qua được định kiến
xã hội, sống độc lập, tự chủ, hòa nhịp vào cuộc sống sinh động đầy ý nghĩa và
khẳng định tình trạng độc thân là hoàn toàn bình thường, không hề trái với quy
luật cuộc sống. Theo ông Nguyễn Hữu Minh, Viện Gia Đình và Giới, những nguyên
nhân dẫn đến sống độc thân là do sức khỏe kém (12.1%), hoặc do bản thân thích
cuộc sống tự do (12,6%). Tỷ lệ thấp những người sống độc thân vì thích cuộc
sống tự do phản ánh sự khác biệt của Việt Nam với các nước phương Tây. Bên cạnh
đó, đối với một số phụ nữ tương đối có điều kiện kinh tế thì tìm cách đi du
học. Họ nghĩ tới một lối thoát là đi đến một nước phương Tây để thoát khỏi áp
lực lập gia đình hoăc đi định cư. Ngoài ra, còn có nhóm phụ nữ chọn làm mẹ đơn
thân, không dựa vào chồng hay người đàn ông. Khuynh hướng này cũng xảy ra ở các
nước Châu Á khác [9].
Trong
những năm qua, tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, nhất là Đài
Loan, Hàn Quốc có số lượng lớn nhất nước. Chỉ tính từ 2007 đến nay, có 70.000
phụ nữ lấy chồng nước ngoài, gấp bốn lần số phụ nữ đi xuất khẩu lao động.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc phụ nữ lấy chồng rất đa dạng như giải quyết khó
khăn kinh tế, nhưng một công trình nghiên cứu của TS. Lê Nguyễn Đoàn Khôi cho
rằng phụ nữ lấy chồng nước ngoài là vì chữ hiếu với gia đình. Theo TS. Thanh
Nghi, có sự thiên lệch về giàu nghèo giữa các quốc gia với nhau. Các cô dâu
Việt lấy chồng ở nước giàu hơn. Nhiều trường hợp lấy chồng ngoại quốc tương đối
khá và họ có thể giúp gia đình. Kinh tề gia đình được chia sẻ giữa chồng và vợ,
cũng như giữa các thế hệ trong gia đình. Các cuộc hôn nhân thành công do mai
mối hay hôn nhân được dàn xếp. Điều này là bình thường và người ta chấp nhận
mai mối. Mai mối có thể từ phía cha me, bạn bè, hay cơ quan môi giới. Điểm tốt
của mai mối là người cung đến được với người cầu. Người Đài Loan, Trung Quốc
không thể đến trực tiếp mà nhờ mai mối mà họ đến được với nhau. Ngược lại, đại
đa số những người phương Tây cho việc mai mối là không bình thường. Mặt tiêu
cực, mai mối có thể hoạt động dưới hình thức buôn người trá hình. Xu hướng các
cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc ở phía Nam đang giảm và ở phía Bắc có xu hướng
tăng gần đây [1,10].
Chúng ta đã tiến bộ đến đâu về mặt bình đẳng giới
Cuối
cùng, bà Nghi cho rằng so với các nước phướng Tây, như các nước Bắc Âu,
đã có những chính sách bình đẳng giới, ví dụ vợ sinh con thì chồng cũng được
nghỉ để phụ vợ chăm sóc con nhưng vẫn được hưởng lương như vợ nghỉ thai sản. Chênh
lệch về mức lương không nhiều lắm. Nữ giới nắm giữ những vị trí cao và tỷ lệ
phụ nữ tham gia lãnh đạo cũng cao. Ở Na Uy, luật năm 2003 yêu cầu Hội đồng Ban
Quản trị công ty phải chiếm 40% nữ giới. Với hệ thống luật ràng buộc như vậy
thì phụ nữ cũng được bình đẳng hơn. Ở Hoa Kỳ, có nghiên cứu so sánh năm 1941
thì cho thấy người ta thích nam hơn. Sau 60 năm, nghiên cứu này được lặp lại
vào năm 2011 cho thấy đa số nam giới vẫn thích con trai hơn là con gái. Điều
này cho thấy mặc dù có sự thay đổi về nhận thức, nhưng khuynh hướng trọng nam
hơn vẫn tồn tại ngay cả ở các nước phương Tây [1].
Tình
hình bình đẳng giới ở Việt Nam ngày nay đã được cải thiện, đặc biệt Việt Nam đã
tham gia công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ
nữ (CEDAW), đã ban hành luật về bình đẳng giới, luật hôn nhân và
gia đình, luật lao động, v.v. Tuy nhiên nhận thức của người dân về giới vẫn
chưa cao nên rất cần sự chung tay đóng góp của các cá nhân, cơ quan đoàn thể,
đổi mới về cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới,
đồng thời thay đổi nhận thức của mọi người trong xã hội nhằm góp phần loại bỏ
những định kiến về vai trò và chức năng của phụ nữ và nam giới. Thực hiện bình
đẳng giới không chỉ liên quan đến nữ giới mà liên quan cả nam giới vì chỉ khi
nào đạt được sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, thì chất lượng cuộc sống và
điều kiện kinh tế-xã hội mới được nâng lên.
Tài liệu tham khảo
[1]http://www.linvn.org/cms/upload/FCKFile/file/Workshop/Tinh%20hinh%20gioi...
[2]
Báo cáo phát triển con người, 2011, truy cập từ nguồn http://www.undp.org.vn
[3]
Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=15034
[4] http://www.baomoi.com/Ty-le-nam-nu-o-bac-dai-hoc-ngay-cang-can-bang/47/7289296.epi
[5] Nguyễn Thị Thanh Hòa (2011). Thực hiện bình đẳng giới để phụ
nữ Việt Nam tích cực tham gia xây dựng, phát triển đất nước. Quản lý nhà nước,
số 189
[6] Lưu Minh Túy (2008). Tạp chí công bằng giới, số 2/2008,
Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình, và môi trường trong phát triển (CGFED)
[7] Nguyễn Hữu Minh
& Trần Thị Vân Anh, (2009). Bạo lực gia đinh đối với phụ nữ ở Việt Nam:
Thực trạng, diễn tiến và nguyên nhân, Viện gia đình và giới, NXB KHXH
[8] http://dantri.com.vn/c130/s130-242170/bao-dong-do-nan-bao-hanh-gia-dinh.htm
[9]Nguyễn
Hữu Minh, (2010). Tạp chí khoa học gia đình và giới, số 5, năm 2010, quyển 20
[11] http://en.wikipedia.org/wiki/Educational_attainment_in_the_United_States
http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/gioi-va-nhung-van-de-cua-phu-nu-duong-dai