Những hình thức bạo lực của cải cách kinh tế và bạo lực ngày càng gia tăng đối với phụ nữ
Vụ việc một nạn nhân bị băng đảng ở Delhi, Ấn Độ hiếp dâm
đã gây ra một cuộc cách mạng xã hội – Tác giả nhấn mạnh tất cả chúng ta cần
phải duy trì, đào sâu, và mở rộng cuộc cách mạng này.
Nạn nhân bị
hiếp dâm rất dũng cảm, kiên cường đã trút thở cuối cùng vào ngày 30 tháng 12
2012. Bài viết này là một món quà dành tặng cho cô và những nạn nhân bị bạo lực.
Bạo lực đối
với phụ nữ (BLPN) xưa như chế độ phụ quyền. Nhưng BLPN ngày càng tăng và trở
nên phổ biến hơn bao giờ hết. BLPN biểu hiện qua nhiều hình thức tàn bạo, giống
như cái chết của nạn nhân bị hiếp dâm ở Delhi và vụ tự tử của nạn nhân ở tuổi
17 bị hiếp dâm ở Chandigarh, Ấn Độ.
Những trường hợp cưỡng hiếp và những vụ bạo lực đối với phụ nữ đã tăng lên
trong những năm qua. Phòng Lưu trữ Hồ sơ Tội phạm Quốc gia (The National Crime
Records Bureau (NCRB)) cho biết vào năm 1990 có 10.068 vụ hiếp dâm, năm 2000
tăng lên 16.496 vụ, và vào năm 2011 lên tới 24.206 vụ. Những trường hợp hiếp
dâm gia tăng một cách đáng kinh ngạc, tăng 873% từ năm 1971 khi NCRB bắt đầu
ghi lại các vụ bị hãm hiếp. New Delhi đã nổi lên như là thủ đô cưỡng hiếp và
chiếm 25% trường hợp.
Chiến dịch ngăn chặn BLPN phải được duy trì cho đến khi công lý được thực thi
cho từng người chị, người em gái của chúng ta đã bị xâm phạm.Và trong khi tăng
cường cuộc đấu tranh giành lại công lý cho phụ nữ, chúng ta cũng cần phải hỏi
lý do tại sao các vụ hiếp dâm đã tăng 240% kể từ năm 1990 khi các chính sách
kinh tế mới ra đời. Quan trọng hơn, chúng ta cần phải tìm ra những gốc rễ
của bạo lực gia tăng đối với phụ nữ.
Phải chăng có mối liên quan giữa việc leo thang bạo lực, dưới chế độ
độc tài, những chính sách không dân chủ, bất công và không công bằng với sự gia
tăng các tội ác chống lại phụ nữ?
Tôi tin là như vậy.
Những
đóng góp của phụ nữ
Trước
hết, mô hình
kinh tế tập trung vào "tăng trưởng" hình thành bạo lực đối với phụ nữ
bằng cách coi nhẹ sự đóng góp của nữ giới cho nền kinh tế.
Chính
phủ càng đề cập về "tăng trưởng toàn diện" và "tài chính toàn diện"
thì những thông điệp quảng cáo đó càng loại trừ sự đóng góp của phụ nữ cho nền
kinh tế và xã hội. Theo các mô hình kinh tế gia trưởng, sản xuất để sống còn
chính là "phi sản xuất". Sự chuyển biến của những giá trị vào cái
không giá trị, lao động sang phi lao động, kiến thức sang phi kiến thức, đã đạt
được bởi chính những chỉ số kinh tế quyền lực nhất thống trị cuộc sống của người
dân, chỉ số tăng trưởng của chế độ phụ quyền về tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) mà các nhà bình luận bắt đầu gọi là chỉ số tăng trưởng “Vấn đề của Tổng sản
phẩm quốc nội” (the Gross Domestic Problem).
Hệ thống kế toán quốc gia được sử dụng để tính toán chỉ số
tăng trưởng như GDP là dựa trên giả định rằng nếu nhà sản xuất tiêu thụ những
gì họ sản xuất ra thì có nghĩa là họ không sản xuất ra gì hết bởi vì họ nằm
ngoài ranh giới sản xuất.
Ranh giới sản xuất là một sáng tạo chính trị mà hoạt động
của nó, không bao gồm các chu kỳ sản xuất tái tạo từ những khu vực sản xuất. Do
đó, tất cả phụ nữ tham gia đóng góp hoạt động sản xuất và tái sản xuất cho các
gia đình, con cái, cộng đồng và xã hội được coi là "phi sản xuất" và
là "lãnh vực kinh tế không có giá trị tăng trưởng”. Khi nền kinh tế
bị giam hãm trong thị trường, kinh tế tự cung tự cấp được coi là thiếu hiệu quả
kinh tế. Sự coi thường công việc của phụ nữ và việc làm trong nền kinh tế tự
cung tự cấp của miền Nam, là kết quả tự nhiên của ranh giới sản xuất thuộc luận
điểm của chế độ phụ quyền tư bản.
Chế độ phụ quyền tư bản đặt ra những qui định nhằm hạn chế
các giá trị của nền kinh tế thị trường: ranh giới sản xuất phớt lờ các giá trị
kinh tế trong hai lãnh vực kinh tế quan trọng nhất đó là sự vốn có tất yếu của
sinh thái và sự tồn tại của con người. Đây là những lĩnh vực thuộc bản chất của
nền kinh tế tự nhiên và nền kinh tế tự cung tự cấp . Trong hai lãnh vực kinh tế
này giá trị kinh tế là một thước đo về cuộc sống của trái đất và cuộc sống của
con người được bảo vệ như thế nào. Tiền tệ là quá trình sống cho đi, không phải
tiền mặt hoặc giá thị trường.
Thứ hai, mô hình của chế độ nam trị
tư bản loại trừ công việc của phụ nữ và tạo ra của cải đậm nét tư tưởng bạo
lực: thay thế kế sinh nhai mà phụ nữ đã từng làm và tạo ra thái độ xa lánh của
phụ nữ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng, nước, hạt giống,
và đa dạng sinh học. Cải cách kinh tế dựa trên ý tưởng của sự tăng trưởng vô
hạn trong một thế giới hữu hạn và ý tưởng này chỉ có thể được duy trì khi mà kẻ
mạnh tước đoạt các nguồn tài nguyên từ những kẻ yếu, những nhóm dễ bị tổn
thương trong xã hội. Việc tước đoạt nguồn tài nguyên cần thiết cho sự
"tăng trưởng" đã tạo ra một nền “văn hóa cưỡng hiếp” (nguyên văn: “a
cultrure of rape”) – hãm hiếp trái đất, cưỡng đoạt nền kinh tế tự
chủ của địa phương, và hãm hiếp phụ nữ. Cách duy nhất mà trong đó "tăng
trưởng" này là "toàn diện" là bao quát các số lớn vào trong vòng
tròn bạo lực.
Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng hãm hiếp Trái Đất và hãm
hiếp phụ nữ liên quan mật thiết với nhau, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong
việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và cuộc sống hàng ngày của
phụ nữ. Những thiệt hại kinh tế sâu sắc của người phụ nữ làm cho họ dễ bị tổn
thương hơn tất cả các hình thức bạo lực bao gồm: tấn công tình dục, khi chúng
tôi phát hiện ra trong một loạt các phiên điều trần công khai về tác động của
cải cách kinh tế đối với phụ nữ được tổ chức bởi Ủy ban Quốc gia về Phụ nữ và
Quỹ Nghiên cứu Khoa học, Công nghệ và Sinh thái.
Lật
đổ nền dân chủ
Thứ
ba, cải cách
kinh tế dẫn đến lật đổ nền dân chủ và dẫn đến tư nhân hóa của chính phủ. Hệ thống
kinh tế ảnh hưởng đến hệ thống chính trị. Chính phủ nói cải cách kinh tế như thể
là họ không có gì liên quan đến chính trị và quyền lực. Họ nói tách lĩnh vực
chính trị khỏi lãnh vực kinh tế, ngay cả khi họ áp đặt một mô hình kinh tế hình
thành bởi một giới và tầng lớp chính trị rất rõ ràng. Cải cách tự do kiểu mới đối
nghịch với nền dân chủ. Chúng ta đã thấy điều này gần đây trong chính phủ thúc
đẩy thông qua các "cải cách" nhằm đưa Walmart thông qua đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành bán lẻ. Cải cách doanh nghiệp theo định hướng
tạo ra một sức mạnh hội tụ hay quyền lực về kinh tế và chính trị, mà điều này
đã làm cho sự bất bình đẳng càng thêm sâu sắc và ngày càng tăng sự chia rẽ
trong các đảng phái chính trị dựa vào ý chí của người dân mà họ có nghĩa vụ là
người đại diện cho dân. Đây chính là gốc rễ của việc xa rời dân chúng của những
nhà lãnh đạo mà chúng tôi đã trải nghiệm trong các cuộc biểu tình gia tăng kể từ
khi vụ hiếp dâm ở Delhi xảy ra.
Tệ hơn nữa, một giới lãnh đạo
mà bị người dân tẩy chay thường sợ chính người dân của mình. Đây là
những gì giải thích việc tăng cường sử dụng lực lượng đàn áp để đè bẹp
các cuộc biểu tình bất bạo động của người dân như chúng tôi đã chứng kiến ở New
Delhi, hoặc việc tra tấn dã man Soni Sori [1] ở Bastar, hoặc việc bắt giữ Barla
Dayamani tại Jharkhand. Hoặc hàng ngàn trường hợp khác chống lại các cộng đồng
đang phải đấu tranh chống lại các nhà máy điện hạt nhân ở Kudankulam. Một nhà
nước doanh nghiệp tư nhân hóa nhanh chóng trở thành một nhà nước cảnh sát
là điều tất yếu. Đây là lý do tại sao các chính trị gia gia tăng lực lượng
cảnh vệ bao quanh mình, thay vì lực lượng này có nhiệm vụ bảo vệ phụ nữ và bảo vệ
sự an toàn của các công dân bình thường khác.
Thứ
tư, chế độ nam
trị tư bản tạo ra mô hình kinh tế dựa trên thương mại hóa tất cả mọi thứ, kể cả
phụ nữ. Khi chúng tôi tham dự Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Seattle, khẩu hiệu của
chúng tôi là "Thế giới của chúng tôi không phải để bán".
Một nền kinh tế nới lỏng buôn bán, tư nhân hóa và thương mại hóa về hạt giống
và thực phẩm, đất đai và nước, và phụ nữ và trẻ em được giải phóng bởi tự do
hóa kinh tế, đã làm giảm giá trị xã hội, làm cho tinh thần nam trị càng thêm
sâu sắc hơn và làm tăng bạo lực đối với phụ nữ.
Hệ thống kinh tế ảnh hưởng đến văn hóa và các giá trị xã hội. Một nền kinh tế
thương mại hóa tạo ra một nền văn hóa thương mại hóa, nơi mà tất cả mọi thứ đều
có giá cả và không có gì có giá trị.
Văn hóa cưỡng hiếp gia tăng là một yếu tố bên ngoài của cải cách kinh tế xã hội.
Chúng ta cần phải thể chế hóa kiểm toán xã hội đối với những chính sách tân tự
do. Những chính sách này là một công cụ trung tâm của chế độ phụ quyền trong thời
đại chúng ta. Nếu có một hệ thống kiểm toán xã hội trong lãnh vực hạt giống của
chúng ta thì 270.000 nông dân sẽ không bị đẩy đến mức tự tử ở Ấn Độ kể từ khi
các chính sách kinh tế mới ra đời. Nếu có một hệ thống kiểm toán xã hội ở lãnh
vực thực phẩm và nông nghiệp thì ở Ấn Độ đã không bị nạn đói, cứ bốn người
thì có một người bị đói, cứ ba phụ nữ thì có một người bị suy dinh dưỡng và cứ
hai trẻ em thì có một trẻ ốm yếu và còi cọc do suy dinh dưỡng nặng. Ấn Độ ngày
nay sẽ không phải là một nước nghèo đói như Tiến sĩ Utsa Patnaik đã nói.
Vụ việc nạn nhân bị cưỡng hiếp ở Delhi đã gây ra một cuộc cách mạng xã hội.
Chúng ta phải duy trì, đào sâu, mở rộng cuộc cách mạng này. Chúng ta phải yêu cầu,
thúc đẩy thực thi công lý nhanh chóng và hiệu quả cho phụ nữ. Chúng ta phải kêu
gọi các tòa án nhanh chóng kết tội những kẻ gây ra tội ác chống lại phụ nữ và bắt
chúng chịu trách nhiệm trước công lý. Chúng ta phải đảm bảo pháp luật được thay
đổi để công lý không phải gặp khó khăn trong quá trình thực thi. Chúng ta phải
tiếp tục đòi hỏi công bố những danh sách đen của các chính trị gia có tiền án.
Và trong khi chúng ta làm tất cả những điều này, chúng ta cần phải thay đổi các
mô hình quyết định đã áp đặt lên chúng ta với danh nghĩa “tăng trưởng" và
chính danh nghĩa này như là thứ nhiên liệu làm gia tăng tội phạm chống lại phụ
nữ. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ bao gồm những động thái nằm ngoài nền kinh
tế bạo lực đã được định hình bởi chế độ nam trị tư bản chủ nghĩa sang nền kinh
tế hòa bình phi bạo lực, trong đó thể hiện sự tôn trọng phụ nữ và Trái Đất.
Dr. Vandana Shiva
Người dịch: Doãn Thi Ngọc
Tiến sĩ Vandana Shiva là một nhà vật lý, nhà nữ quyền sinh thái,
nhà triết học, nhà hoạt động, và là tác giả của hơn 20 cuốn sách và 500 bài viết.
Bà là người sáng lập của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học, Công nghệ và Sinh thái,
và đã vận động cho đa dạng sinh học, bảo tồn và quyền của người nông dân. Bà
vinh dự nhận giải thưởng the Right Livelihood Award (thay cho giải Nobel)
vào năm 1993.
[1] Soni Sori đã bị cảnh sát bắt giam kể từ tháng 10/2011 với
các cáo buộc làm liên lạc viên cho lực lượng Maoist. Khi ra tòa, cô tố cáo việc
mình bị hiếp dâm và người ta còn tìm cách nhét đá vào âm đạo của cô
Không có nhận xét nào: