Dịu dàng là vũ khí hay gông cùm của phụ nữ?
Bình đẳng giới là vấn đề toàn cầu. Đã có nhiều giải pháp khác nhau, tốn kém nhưng dường như chưa thực sự mang lại hiệu quả. Ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tỉ lệ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo còn rất thấp. Phụ nữ chỉ chiếm 15,7% cán bộ quản lý trong các tập đoàn kinh tế và 11,4% trong các vị trí CEO. Đại diện của nữ trong các vị trí lãnh đạo chính trị cũng thấp. Ví dụ ở Mỹ chỉ có 14% dân biểu và 16% thống đốc bang là phụ nữ. Tương tự như vậy, ở Việt Nam chỉ có 10% bộ trưởng và 24% đại biểu quốc hội là phụ nữ. Hầu hết các nghiên cứu và phân tích nguyên nhân cho rằng, sự khác biệt giữa nam và nữ là do các yếu tố sinh học, điều kiện kinh tế và cơ hội giáo dục. Rất ít các phân tích về nguyên nhân tâm lý gây ra bất bình đẳng giới.
Các thí nghiệm tâm lý đã cho thấy, có những hành vi cụ thể làm nặng thêm định kiến giới dẫn đến bất bình đẳng giới. Ví dụ đàn ông thường tự tiến cử mình, khuếch đại kỹ năng và giá trị của mình khi đàm phán để có mức lương cao và cơ hội tốt hơn. Phụ nữ, ngược lại thường đánh giá thấp giá trị công việc của mình, quan tâm đến các vấn đề nội tâm hơn là công việc, và thường tham chiếu với mức lương thấp hơn sẵn có của phụ nữ khi đàm phán. Hậu quả là phụ nữ nhận lương thấp hơn cho dù làm công việc như nam giới. Các hành vi này được ủng hộ bởi chuẩn mực xã hội. Thái độ tự tâng của nam giới thường được chấp nhận hơn là thái độ tự tâng của nữ giới, đặc biệt là từ phía đàn ông. Tương tự, đàn ông thường nghiêm khắc với những người đàn ông khiêm nhường hoặc “yếu đuối” trong khi phụ nữ lại ủng hộ những người phụ nữ hiền lành. Như vậy, cả đàn ông và đàn bà đều cổ xúy cho chuẩn mực tự tâng của đàn ông và hiền dịu cho phụ nữ.
Các nghiên cứu về tâm lý còn cho thấy nam giới và phụ nữ giao thiệp rất khác nhau. Phụ nữ thường nói một cách ngập ngừng hơn đàn ông, và họ thường nói ngập ngừng với đàn ông hơn là với phụ nữ. Nam giới lại thích những người phụ nữ ăn nói dịu dàng, và họ bị ảnh hưởng bởi phong cách ngập ngừng của phụ nữ hơn. Như là hậu quả, phụ nữ thường nói nhẹ nhàng và bị giảm cơ hội của họ có được những vị trí lãnh đạo trong quản lý, chính trị. Điều này là do các thuộc tính của lãnh đạo thường được gắn với “mạnh mẽ, quyết đoán”, và rõ ràng là không phù hợp với phụ nữ hiền dịu.
Như vậy, các chuẩn mực và khuôn mẫu giới được cổ xúy bởi xã hội, đặc biệt bởi đàn ông. Nếu những chuẩn mực và khuôn mẫu này không được đánh đổ thì bất bình đẳng giới sẽ chỉ càng trở nên nghiêm trọng. Một chiến lược hiệu quả có thể đóng góp giải quyết vấn đề này đó là “cấy những thông điệp chuẩn mực” tích cực để thay đổi diễn ngôn về giới.
Trong cuộc sống, người ta thường làm những gì mà được xã hội chấp nhận hoặc coi là phổ biến. Ví dụ ở Singapore, đường phố sạch sẽ nên không ai vứt rác ra đường và giữ vệ sinh chung được coi là hành vi chuẩn mực. Ở Việt Nam lại có đầy rác ở ngay cả nơi treo biển “cấm đổ rác” nên mọi người tiếp tục vứt rác ra đường vì đó là hành vi được coi là phổ biến. Chính vì vậy, các thông điệp truyền thông về bình đẳng giới nên thay đổi cách nói về vai trò của phụ nữ và nam giới. Cần nhấn mạnh, việc phụ nữ mạnh mẽ, quyết đoán, dấn thân, thành công là bình thường và phổ biến. Tương tự, việc nam giới nhẹ nhàng, không xông pha trong xã hội là bình thường và không phải là hiếm. Diễn ngôn này sẽ cân bằng với các chuẩn mực hiện có, tạo ra sự đa dạng và bình đẳng hơn trong lựa chọn cho cả nam và nữ.
Các nghiên cứu về tâm lý còn cho thấy nam giới và phụ nữ giao thiệp rất khác nhau. Phụ nữ thường nói một cách ngập ngừng hơn đàn ông, và họ thường nói ngập ngừng với đàn ông hơn là với phụ nữ. Nam giới lại thích những người phụ nữ ăn nói dịu dàng, và họ bị ảnh hưởng bởi phong cách ngập ngừng của phụ nữ hơn. Như là hậu quả, phụ nữ thường nói nhẹ nhàng và bị giảm cơ hội của họ có được những vị trí lãnh đạo trong quản lý, chính trị. Điều này là do các thuộc tính của lãnh đạo thường được gắn với “mạnh mẽ, quyết đoán”, và rõ ràng là không phù hợp với phụ nữ hiền dịu.
Như vậy, các chuẩn mực và khuôn mẫu giới được cổ xúy bởi xã hội, đặc biệt bởi đàn ông. Nếu những chuẩn mực và khuôn mẫu này không được đánh đổ thì bất bình đẳng giới sẽ chỉ càng trở nên nghiêm trọng. Một chiến lược hiệu quả có thể đóng góp giải quyết vấn đề này đó là “cấy những thông điệp chuẩn mực” tích cực để thay đổi diễn ngôn về giới.
Trong cuộc sống, người ta thường làm những gì mà được xã hội chấp nhận hoặc coi là phổ biến. Ví dụ ở Singapore, đường phố sạch sẽ nên không ai vứt rác ra đường và giữ vệ sinh chung được coi là hành vi chuẩn mực. Ở Việt Nam lại có đầy rác ở ngay cả nơi treo biển “cấm đổ rác” nên mọi người tiếp tục vứt rác ra đường vì đó là hành vi được coi là phổ biến. Chính vì vậy, các thông điệp truyền thông về bình đẳng giới nên thay đổi cách nói về vai trò của phụ nữ và nam giới. Cần nhấn mạnh, việc phụ nữ mạnh mẽ, quyết đoán, dấn thân, thành công là bình thường và phổ biến. Tương tự, việc nam giới nhẹ nhàng, không xông pha trong xã hội là bình thường và không phải là hiếm. Diễn ngôn này sẽ cân bằng với các chuẩn mực hiện có, tạo ra sự đa dạng và bình đẳng hơn trong lựa chọn cho cả nam và nữ.
Đọc toàn bài ở link: http://dienngon.vn/Blog/Article/diu-dang-la-vu-khi-hay-gong-cum-cua-phu-nu