Andrew Laming: Tại Sao Đào Tạo Thấu Cảm Lại Không Hiệu Quả
Tác giả: Sue Williamson, Senior Lecturer, Human Resource Management, UNSW Canberra, UNSW
Người dịch: Phan Thị Đông Hoài-GV Trường ĐH Hoa Hen (HSU)
Khi thành viên Nghị sĩ Liên bang liên tục bị cáo buộc về các vấn đề quấy rối và lạm dụng, một trong những phản hồi từ các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của chúng tôi là việc đào tạo về sự thấu cảm (empathy).
Những chương trình này nhằm giúp mọi người hiểu thế
giới quan của người khác.
Cuối tuần qua, Thủ tướng Scott Morrison đã ra lệnh
cho nghị sĩ Andrew Laming của Liên bang hiện đang bị cáo buộc, thực hiện một
khóa học riêng về sự thấu cảm. Morrison đã nói với các phóng viên.
Tôi hy vọng rằng […] sẽ nhận thấy
sự thay đổi tích cực trong cách ứng xử của anh ta.
Động thái này theo sau lời xin lỗi của Laming về
việc quấy rối hai người phụ nữ trên mang và sau đó lại thú nhận rằng anh ta đã
không biết xin lỗi cho điều gì. Ngay sau thông báo của Morrison, Phó thủ tướng
Michael McCormack cho biết ông sẽ yêu cầu Đảng của ông cũng phải tham gia khóa
đào tạo về sự thấu cảm.
Nếu chúng ta có thể […] thực sự
học một số lời khuyên nhằm không chỉ hứơng dẫn chúng ta trở nên tốt hơn với chính
bản thân, mà còn kêu gọi những người khác thực hiện điều đó, nên tôi nghĩ đó là
một điều tốt đẹp.
Nhiều người, bao gồm các nghị sĩ phe đối lập, những
người ủng hộ phụ nữ và các nhà tâm lý-ngay lập tức đã có những phản ứng hoài
nghi. Tóm lại, nếu một ai đó cần tham gia khóa học để biết cách thấu cảm, chắc
chắn sẽ bỏ qua một vài điều cơ bản mà không rõ có thể khắc phục được theo thời
lượng của chương trình hay không?
Vấn đề trong đào tạo thấu cảm
Mọi người có quyền nghi ngờ về chương trình đào tạo
thấu cảm – chương trình có tất cả những phương pháp của hoạt động ngắn hạn về
nguồn nhân lực.
Điều tương tự có thể được ghi nhận qua việc giới
thiệu về khóa đào tạo về định kiến vô thức cách đây vài năm. Không có giải pháp
dễ dàng và nhanh chóng- hoặc thậm chí là một sự trợ giúp đáng kể - khi nói đến tình
trạng phân biệt đối xử và quấy rối.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc yêu cầu tất cả
nhân viên tham gia khóa đào tạo bắt buộc như đào tạo về tính đa dạng hoặc đào
tạo về quấy rối tình dục có thể phản tác dụng. Khi niềm tin bị “ép buộc”, con
người sẽ có khuynh hướng chống đối và những gì họ đang tin tưởng sẽ càng thêm
mạnh mẽ.
Thêm vào đó, các chương trình đào tạo nhằm nâng cao
nhận thức về bình đẳng giới và phân biệt đối xử thường được các nhà tuyển dụng
coi là biện pháp cải thiện tốt nhất. Nghiêm trọng hơn, đó là bị sự trừng phạt,
điều này cũng có thể dẫn đến sự chống đối từ những người tham gia. Khóa đào tạo
về sự thấu cảm dành cho Laming chắc chắn sẽ được thực hiện trong tòa nhà này -
anh ta đã bị phát hiện quấy rối phụ nữ, vì vậy bây giờ anh ta phải bị trừng
phạt bằng cách tham gia một khóa học.
Tương tự, các nghiên cứu đã cho thấy việc đào tạo về
quấy rối tình dục nếu thực hiện chỉ một lần sẽ không hiệu quả mà còn làm cho
vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện những người đàn ông
bị ép tham gia khóa đào tạo quấy rối tình dục trở nên phòng thủ và phản kháng
lại việc học. Nhưng tệ hơn thế, sự phản kháng của nam giới dẫn đến hậu quả họ
đổ lỗi cho nạn nhân và cho rằng tất cả phụ nữ đang đưa ra những cáo buộc không
đúng về hành vi quấy rối tình dục.
Qua đó, những
kết quả nghiên cứu đã thể hiện rõ ràng. Chương trình đào tạo đa dạng và quấy
rối tình dục, bắt buộc tham gia chỉ một lần không mang lại hiệu quả. Trong khi
đó, có rất ít dữ liệu về sự thành công của các chương trình thấu cảm cho đến
thời điểm này, những nghiên cứu trước đây cũng không đưa ra dấu hiệu nào cho
thấy chương trình đào tạo đã đem lại hiệu quả.
Những gì thực sự đem lại tác dụng?
Tuy nhiên, không hẳn tất cả là những thông tin
không vui đối với những người tổ chức khóa học về sự thấu cảm. Việc đào tạo mang
tính tự nguyện thành công hơn vì những người này thật sự sẵn sàng học
hỏi và quan tâm đến bình đẳng giới cũng như loại trừ tệ nạn quấy rối tình dục.
Nghiên cứu cũng cho thấy chúng ta có giáo dục về sự thấu cảm, nhưng đối tượng tham
gia khóa học phải sẵn sàng thay đổi.
Điều gì dẫn đến việc loại bỏ quấy
rối tình dục trong khi các chương trình đào tạo bắt buộc lại có những hạn chế về
tính hiệu quả? Chắc chắn là chúng tôi không cần thêm bất kỳ đề xuất nào khiển
Quốc hội liên bang cũng như toàn xã hội chúng ta cần phải thay đổi.
Đầu tháng này, hàng chục nghìn
người Úc đã xuống đường, kêu gọi thay đổi tại quốc hội và hơn thế nữa. James
Ross / AAP
Như Tiến sĩ Meraiah Foley và tôi đã từng tranh luận
trước đây về những điều cần thực hiện cho việc đào tạo trở nên hiệu quả.
Thứ nhất, cần phải bổ sung các giải pháp hành động
rõ ràng như đặt các mục tiêu tăng sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh
đạo. Đây là lý do tại sao việc quay lại cuộc tranh luận về chỉ tiêu số lượng
trong Đảng Tự do lại rất quan trọng.
Thứ hai, việc đào tạo cần dẫn đến những cấu trúc
mới và trách nhiệm giải trình mới về hành vi ứng xử. Điều này có thể đạt được
bởi những người tham gia khóa học khi họ xác định rõ những hành vi cần thiết để
có thể gia tăng sự bình đẳng nơi làm việc. Ví dụ, những hành động đơn giản như
đảm bảo cho việc phụ nữ tham gia bình đẳng các cuộc họp và luôn đánh giá cao
những ý kiến của họ.
Sau đó, những người tham gia khóa
học ghi nhận khi thực hiện những hành vi đó và thảo luận về sự tiến bộ với
những điều hành viên. Họ tiếp tục phản ánh, hành động, và sau đó chia sẻ kinh
nghiệm và xác định các chiến lược thành công.
Thứ ba, để phát triển bình đẳng giới tại nơi làm
việc, quá trình thay đổi hành vi đang diễn ra cần được bổ sung với thay đổi mang
tính tổ chức có hệ thống. Như tôi đã viết ở phần khác, các nhà nghiên cứu yêu
cầu các tổ chức nên áp dụng các chương trình nghị sự ngắn hạn và dài hạn để có
thể đạt được những thành công nhỏ và tức thời, trong khi những chuyển đổi sâu
sắc hơn vẫn xảy ra. Sự thay đổi về cơ cấu bắt đầu bằng việc kiểm tra các quy
trình và chính sách nguồn nhân lực để phát hiện những định kiến giới và phân
biệt đối xử về giới. Chắc chắn Kate Jenkins sẽ thực hiện nhiệm vụ như vậy trong
quá trình xem xét lại văn hóa làm việc tại nhà quốc hội.
Chúng ta cần sự thay đổi rõ rệt hơn
Tuy nhiên, việc kiểm tra quy trình và những chính
sách là chưa đủ. Sự thay đổi ngôn ngữ và các biểu tượng khác trong các tổ chức
cũng là một phần quan trọng của việc thay đổi văn hóa để gắn kết với hình ảnh bình
đẳng giới. Ví dụ, đảm bảo các phòng họp được đặt theo tên và chân dung phụ nữ -
cũng như nam giới - tô điểm trên tường để gửi đi một thông điệp tinh tế nhưng
mạnh mẽ rằng không gian cũng thuộc về phụ nữ.
Sử thay đổi cách làm việc, những nghi thức và những
vật dụng của Tòa nhà Quốc hội sẽ góp phần thay đổi văn hóa.
Sự thay đổi mang tính cơ cấu và hệ thống để đạt
được bình đẳng giới còn chậm. Mặc dù việc yêu cầu các chính trị gia hiện chưa
sẵn sàng cho việc tham gia các khóa đào tạo nhưng có vẻ là bước đầu tiên không
thể tránh khỏi, nhưng đó không phải là là vấn để chủ yếu mà chúng ta cần tập
trung quan tâm.
Nguồn:
Báo The Conversation và tác giả Sue Williamson cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa.
Source: Andrew
Laming: why empathy training is unlikely to work (theconversation.com)
This article is
republished from The Conversation under a Creative Commons license.