Phương Pháp Phân Tích Dựa Trên Giới (Giới +) và Phương Pháp Phân Tích Dựa Trên Quyền Con Người (Gender-Based Analysis Plus Approach (GBA+) & Human Rights-Based Approach (HRBA))

 


Vào ngày 04 tháng 09 năm 2021, Viện Nghiên Cứu Đổi Mới và Phát Triển đã mời 

ông Slava (Veaceslav) Balan, nghiên cứu sinh, Trường Luật thuộc Đại Học Ottaws 

trình bày chủ đề  Phương Pháp Phân Tích Dựa Trên Giới (Giới +) và Phương Pháp  

Phân Tích Dựa Trên Quyền Con Người. 

 

Mô hình phân tích dựa trên giới cộng (GBA+) là phân tích dữ liệu, hành động hoặc thói quen cụ thể theo cách thức riêng biệt (bằng một số lý do/ các nhóm bên cạnh giới (giới +) – tuổi, chủng tộc, người khuyết tật, v.v – nhằm xác định các tác động thực tế hoặc tác động tiềm ẩn tới các nhóm nữ giới và nam giới (tiêu cực, tích cực hoặc trung tính).

Theo ông Slava, tất cả con người có đa bản dạng và tính giao thoa nhiều đặc điểm, bao gồm giới tính, tuổi, khuyết tật hoặc không, tình trạng gia đình, tiếng mẹ đẻ, nền tảng văn hóa, niềm tin, hệ thống thần kinh, v.v. Tất cả những danh tính và đặc điểm này giao nhau và tạo ra những tính cách con người phức tạp. Khi phân tích dựa trên giới + (GBA+), chúng ta nên phân biệt rõ giữa nhiều người và giữa các nhóm, ví dụ: Không phải tất cả phụ nữ đều bị chịu thiệt và bị phân biệt đối xử như nhau – một vài phụ nữ bị chịu thiệt thòi và bị phân biệt nhiều hơn. Phụ nữ khuyết tật thường chịu thiệt thòi và bị phân biệt đối xử nhiều hơn phụ nữ bình thường hoặc nam giới khuyết tật. Vì vậy, phụ nữ khuyết tật thật sự đối mặt với nhiều bất lợi và sự phân biệt, và GBA+ chú trọng hướng tới vấn đề này.

     GBA+ là gì? Bộ Tư pháp Canada đưa ra định nghĩa về các tiếp cận GBA+ như sau:

·       GBA+ là một công cụ phân tích được sử dụng để đánh giá các tác động tiềm ẩn của chính sách, chương trình, dịch vụ, và các sáng kiến khác đối với các nhóm gồm nữ giới, nam giới và những người có bản dạng giới khác nhau.

·       Dấu cộng ở đây để nhấn mạnh rằng phương pháp phân tích này không chỉ dựa trên giới, mà bao gồm xem xét các yếu tố về danh tính giao nhau, bao gồm cả tuổi tác, xu hướng tình dục, tàn tật, giáo dục, ngôn ngữ, địa lý, văn hóa và thu nhập.


     Các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện GBA+

Bộ Tư pháp Canada bóc tách định nghĩa về GBA+ thông qua cung cấp một vài nguyên tắc hướng dẫn:

·       Tiếp cận tích hợp và có hệ thống: GBA+ nên được thực hiện thường xuyên trong suốt các giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển sáng kiến mới, từ khâu lập kế hoạch đến đánh giá, cùng với sự phân tích các ý kiến quan trọng khác.

·       Dựa trên chứng cứ: GBA+ nên được dựa trên chứng cứ, dựa vào những số liệu thống kê, dữ liệu và nghiên cứu đáng tin cậy. Khi trình bày các phương án, GBA+ nên được xem là một yếu tố trong các phương án sau này.

·       Nhận thức sự cải cách của các chuẩn mực xã hội: Phân tích GBA+ toàn diện đòi hỏi phải thách thức các giả định có thể ảnh hưởng đến chính sách. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng các chuẩn mực xã hội không ngừng phát triển và chúng ta cần phải luôn đặt câu hỏi lại đối với các giả định. Các giả định sai có thể dẫn đến tác động ngoài ý muốn lên nhiều nhóm người khác nhau.


     Khái niệm và thành tố chính của GBA+

Cục Phụ nữ và Bình đẳng giới Canada thậm chí bóc tách sâu hơn các khái niệm và thành tố chính của GBA+ tại khóa đào tạo trực tuyến của họ:

·       GBA+ có thể được áp dụng ở bất cứ đâu – liên quan đến mọi hoạt động của tổ chức và chính sách, chương trình và môi trường, bao gồm nghiên cứu, phát triển chính sách, thiết kế chương trình, cung cấp dịch vụ và vận hành, dịch vụ pháp lý, truyền thông, đánh giá và giám sát;

·       Áp dụng GBA+ vào phát triển chính sách là việc quan trọng, vì nữ giới, nam giới và phi nhị giới có thể gặp vấn đề giống nhau theo cách khác nhau, hoặc chịu tác động khác nhau bởi chính sách. Vì vậy, phân tích vấn đề và đề xuất giải pháp sẽ cần phải dựa trên những khác biệt này.

·       GBA+ yêu cầu các câu hỏi sau cần phải được hỏi: Các bên liên quan đã được tham vấn chưa? Họ có đại diện cho sự đa dạng của các quan điểm không? Cộng đồng bị ảnh hưởng đã được tham vấn chưa?


Các bước thực hành (Phân tích giới)

1. Gather gender-disaggregated data (broken down by women and men) Thu thập dữ liệu được phân tách theo giới (chia ra nữ giới và nam giới)

2. Analyze the data to identify gender gaps (gaps between women and men) Phân tích dữ liệu để xác định khoảng cách về giới (khoảng trống giữa nữ giới và nam giới)

3. Qualitative data and analysis – Why do we have the gaps? (What are the barriers?) Định tính dữ liệu và phân tích – Tại sao lại có khoảng cách? (Các rào cản là gì?)

4. Planning and implementing measures to remove the specific barriers (micro-level) – jointly with the affected group (Lập kế hoạch và thực hiện đo lường để loại bỏ các rào cản cụ thể (cấp vi mô) – cùng với nhóm bị ảnh hưởng)

5. Planning and implementing structural / systemic reforms (macro-level) – again, jointly with the affected group (Lập kế hoạch và thực hiện sửa đổi cấu trúc/ hệ thống (cấp vĩ mô) – cùng với nhóm bị ảnh hưởng)

Các bước thực hành (GBA+)

1. Gather gender+ disaggregated data (gender+age, gender+disability, gender+rural/urban, etc) Thu thập dữ liệu được phân tách theo giới + (giới+ tuổi, giới+ khuyết tật, giới+ nông thôn/ thành thị, v.v);

2. Analyze the data to identify gender+ gaps (gaps between aged women vs aged men and non-aged women, etc) Phân tích dữ liệu để xác định khoảng cách về giới + (khoảng cách giữa nữ giới có tuổi với nam giới có tuổi và nữ giới trẻ);

3. Qualitative data and analysis – Why do we have the gaps? (What are the barriers?) Định tính dữ liệu và phân tích – Tại sao lại có khoảng cách? (Các rào cản là gì?);

4. Planning and implementing measures to remove the specific barriers (micro-level) – jointly with the affected group(s)- Lập kế hoạch và thực hiện đo lường để loại bỏ các rào cản cụ thể (cấp vi mô) – cùng với nhóm bị ảnh hưởng;

5. Planning and implementing structural / systemic reforms (macro-level) – again, jointly with the affected group(s)- Lập kế hoạch và thực hiện sửa đổi cấu trúc/ hệ thống (cấp vĩ mô) – cùng với nhóm bị ảnh hưởng.

Kế đến, ông Slava trình bày phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người (Human Rights Based Approach-HRBA)

HRBA là cách tiếp cận phức tạp hơn GBA+. “Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến bởi các cơ quan của Liên hợp quốc từ hơn 20 năm nay, có mối liên hệ chặt chẽ với khái niệm “phát triển con người” (human development). Đầu tiên, HRBA là một trong những nguyên tắc nền tảng của Chương trình Phát triển bền vững tớn năm 2030 trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình/dự án phát triển. Tuy nhiên, hiện tại nó đang được mở rộng sang việc hoạch định và thực hiện chính sách công nói chung ở các quốc gia.

HRBA dựa trên các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế được thừa nhận rộng rãi. HRBA thiết lập một số quyền tối thiểu nhất định cho tất cả mọi người. Các quyền này đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp và tự nhận thức trong cuộc sống (dưới nhiều hình thức). Cơ quan tổ chức, đặc biệt cơ quan nhà nước, có nghĩa vụ thực thi các quyền con người cơ bản này. Chức năng chính của các cơ quan là thừa nhận các quyền con người (tập thể và cá nhân). Tiến trình được đo lường ở con người và mức độ được hưởng các quyền của họ. Tập trung chủ yếu vào các nhóm dễ bị tổn thương (GBA+) – “Không ai bị bỏ lại phía sau!”

Cuối cùng, HRBA nhấn mạnh sự minh bạch, tham gia, trách nhiệm, trao quyền. Nghĩa là HRBA không chỉ quan tâm tới việc đạt được nhưng mục tiêu đề ra, mà còn chú trọng tới những quy trình, thủ tục thực hiện để đạt được mục tiêu đó. HRBA là cách tiếp cận hợp lý và đúng đắn cả về pháp ly lẫn đạo đức và các quốc gia áp dụng HRBA vì lẽ đó.

Doãn Thi Ngọc-GV Trường Đại Học Hoa Sen

Nguồn: Phương Pháp Phân Tích Dựa Trên Giới (Giới+) và Phương Pháp Phân Tích Dựa Trên Quyền Con Người | Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Quốc tế của người Việt (hoasen.edu.vn)