Để Đạt Được Bình Đẳng Giới, Trước Tiên Chúng Ta Phải Giải Quyết Những Định Kiến Vô Thức
(Hình ảnh: pngtree)
Tác
giả: TS. Beatrice Alba-La Trobe University
Người dịch: Doãn Thi Ngọc- GV, Trường Đại Học Hoa Sen
(HSU)
Mọi người thường cho rằng hầu hết các xã hội phương Tây đã đạt được
bình đẳng giới vì phụ nữ có tất cả các quyền hợp pháp như nam giới và phân biệt
đối xử về giới tính ở nơi làm việc là bất hợp pháp. Tuy nhiên, các nhà nữ quyền
vẫn tiếp tục cho rằng cuộc chiến bình đẳng giới vẫn chưa phân thắng bại.
Vậy bình đẳng giới là gì? Và làm thế nào và khi nào chúng ta biết
chúng ta đạt được bình đẳng giới?
Bằng chứng nào về bình đảng giới?
Các bằng chứng từ nhiều năm nghiên cứu về tâm lý cho thấy thành kiến
đối với phụ nữ và trẻ em gái rất phổ biến. Ví dụ, một thử nghiệm đã được tiến
hành, trong đó, những người tham gia thử nghiệm được xem một đoạn video quảng
cáo về chiêu thức kinh doanh với những hình ảnh liên quan đến một dự án kinh
doanh mới, được thuật lại bằng giọng nói của một doanh nhân. Những người tham
gia được chỉ định ngẫu nhiên vào một nhóm thử nghiệm, trong đó một giọng nam hoặc
giọng nữ tường thuật cao độ khá giống nhau. Khi nghe và xem một giọng nam giới
thiệu dự án, 68% người tham gia cho rằng dự án này xứng đáng được tài trợ, so với
một giọng nữ giới thiệu dự án thì tỷ lệ chỉ chiếm 32%.
Những tác động về giới tính như vậy xảy ra ngay cả khi nó chỉ hiện
diện trên giấy tờ. Điều này được chứng minh trong một thử nghiệm khác và những
người tham gia được yêu cầu đánh giá cùng một ứng viên cho vị trí quản
lý phòng thí nghiệm. Hồ sơ của ứng viên này làm giống hệt nhau và được thí
nghiệm trong hai điều kiện khác nhau dựa vào tên gọi thuộc về nam hay thuộc
về nữ giới. Trong từng điều kiện, ứng dụng được chỉ định ngẫu nhiên vị trí
này thuộc về “John-Tên gọi dành cho nam giới” hoặc thuộc về “Jennifer-Tên
gọi dành cho nữ giới”. Những người tham gia được dẫn dắt tin rằng đây là
ứng viên nam và được đánh giá là có năng lực hơn ứng viên nữ, có thể sẽ được thuê,
đồng thời, được trả mức lương khởi điểm cao hơn và có nhiều cố vấn nghề nghiệp
hơn ứng viên nữ.
Ngay cả trẻ em cũng có biểu hiện định kiến về giới tính. Một nghiên
cứu khác nói về nhân vật chính là người "thực sự rất thông
minh" và yêu cầu trẻ em đoán xem nhân vật chính này là đàn ông hay
phụ nữ. Ở độ tuổi lên sáu, các bé gái ít đoán rằng nhân vật chính là phụ nữ, so
với các bé trai đoán rằng nhân vật chính là nam giới.
Bằng chứng khoa học này chứng minh rằng trên thực tế mọi người vẫn
phân biệt đối xử dựa trên giới tính, ngay cả khi họ phủ nhận bất bình đẳng giới
đang tồn tại trong các xã hội hiện đại. Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng
ngay cả khi chúng ta đều bình đẳng thì phụ nữ vẫn bị bất lợi hơn nam giới trong
nhiều lĩnh vực. Điều này có thể là do nam giới nhìn chung được coi là có khả
năng hơn, ngay cả khi không có bằng chứng cho thấy các kỹ năng vượt trội.
Bình đẳng không có nghĩa là giống hệt nhau
Người ta có thể phản đối rằng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam
và nữ, và điều này lại là nguồn gốc của bất bình đẳng giới. Một số người tin rằng
bình đẳng là từ dùng sai, bởi vì nam và nữ không thể bình đẳng nếu họ khác
nhau.
Nhưng khi các nhà nữ quyền đề cập đến bình đẳng giới thì họ
KHÔNG cho rằng nam và nữ GIỐNG HỆT nhau hoặc không thể phân biệt được về mọi
hành vi, sở thích và khả năng. Điều đó cũng không có nghĩa là tất cả các khác
biệt về giới phải được xóa bỏ, hay chúng ta phải có sự đại diện bình đẳng về giới
trong mọi lĩnh vực.
Ví dụ, có nhiều lính cứu hỏa nam hơn lính cứu hỏa nữ. Một phần có
thể là do sự khác biệt về giới tính trong sở thích công việc, hoặc có thể một
phần là do các bài kiểm tra sức mạnh thể chất được sử dụng trong việc tuyển dụng
lính cứu hỏa. Những yêu cầu như khả năng nâng một hình nộm nặng 72kg và kéo nó
trong 45 mét. Nhiều người đàn ông có thể đạt được yêu cầu này, nhưng về cơ bản,
chỉ có một số ít phụ nữ có thể lực phù hợp mới có thể làm được điều này.
Ngay cả khi không có sự phân biệt về giới tính, chúng ta có thể thấy
vẫn có ít lính cứu hỏa nữ hơn chỉ vì những yêu cầu về thể chất như vậy. Nhưng
miễn là những yêu cầu này hợp lý cho công việc và không có người phụ nữ nào bị
loại trừ vì cô ấy là nữ giới, thì phân biệt giới tính không phải là vấn đề. Bình
đẳng giới KHÔNG có nghĩa là chúng ta phải có tỷ lệ cân bằng 50/50
giữa nam và nữ trong mọi ngành nghề.
Bình đẳng hay công bằng?
Bình đẳng giới không có nghĩa là nam và nữ phải luôn được đối xử
như nhau. Do có sự khác biệt nhất định về giới tính sinh học, pháp luật đưa ra
một số quyền của nam và nữ khác nhau trong một số trường hợp. Ví dụ, chỉ có phụ
nữ mới có thể yêu cầu nghỉ thai sản, đặc biệt khi mang thai và sinh nở.
Trong những trường hợp như vậy, điều cần thiết không phải là đối xử
bình đẳng mà là đối xử công bằng. Công bằng có nghĩa là thừa nhận rằng sự
khác biệt về khả năng, có nghĩa là sự công bằng thường đòi hỏi phải đối xử
với mọi người một cách khác nhau để họ có thể đạt được cùng một kết quả. Đôi
khi công bằng là cần thiết để đạt được bình đẳng giới, nhưng trên thực tế
có nhiều trường hợp không được đối xử khác biệt như vậy.
Hầu hết phụ nữ và trẻ em gái đã và sẽ không bị bất lợi cố hữu do
thiếu khả năng, mà họ bị bất công do không đảm bảo được sự đối xử khác biệt.
Thật là không ổn khi cho rằng bình đẳng giới có thể đạt được bằng cách giữ mọi
người theo cùng tiêu chuẩn. Điều này được nêu rõ trong các bằng chứng ở trên, đó
là sự định kiến giới phi lý mà phụ nữ và trẻ em gái thường xuyên phải chịu đựng.
Mục đích của các chính sách ưu tiên là tăng cường đại diện của nữ
giới và nhằm chống lại sự phân biệt đối xử có hệ thống đối với phụ nữ. Chính
sách và hành động ưu tiên tạo ra công bằng giới bằng cách vượt qua những rào cản
mà phụ nữ phải đối mặt, chỉ đơn giản là vì giới tính của họ. Nếu chúng ta có thể
xóa bỏ sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính này thì sẽ không cần đến những chính
sách hay hành động ưu tiên như vậy.
Đạt được bình đẳng giới
Vì vậy, nếu bình đẳng giới không có nghĩa là nam và nữ phải giống
nhau hoặc luôn đòi hỏi phải được đối xử như nhau để đạt được sự công bằng, vậy bình
đẳng giới nghĩa là gì?
Bình đẳng giới là việc coi nam và nữ có địa vị và giá trị ngang
nhau. Đó là đánh giá một người dựa trên thành tích của họ, chứ không phải xem họ
là thấp kém hay vượt trội hoàn toàn dựa trên giới tính của họ.
Thật không may, bằng chứng được đánh giá ở trên cho thấy định kiến vô
thức vẫn còn phổ biến và chúng ta thường không nhận ra được định kiến của chính
mình. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta đã đạt được bình đẳng giới cho đến
khi định kiến này được khắc phục và chúng ta đã loại bỏ định kiến phi lý mà mọi
người có đối với ai đó chỉ vì họ là nữ giới.
Quyền bình đẳng là không đủ. Bất bình đẳng tồn tại trong tâm trí của
chúng ta, trong các thành kiến và định kiến của chúng ta, và điều đó cần phải được
thay đổi.
Báo The Conversation và tác giả Beatrice Alba cho phép
Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập
Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The
Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý
Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa.
This
article is republished from The Conversation under a Creative
Commons license.