Tại Sao Sự Tiến Bộ về Bình Đẳng Giới Lại Chậm Chạp: Phản Ứng Dữ Dội Dưới Triệu Chứng ‘Mệt Mỏi về Giới’.

 


Tác giả/Author: Sue Williamson-Senior Lecturer, Human Resource Management, UNSW Canberra, UNSW

Người dịch/Translator: Doãn Thi Ngọc- GV-Lecturer, Trường Đại Học Hoa Sen (HSU)

 

Chúng ta đang ở giữa làn sóng bùng nổ các hoạt động nữ quyền, mà nó được khởi xướng bởi phong trào mũ lưỡi trai màu hồng (The pink pussy hat) ở Hoa Kỳ và được thúc đẩy bởi phong trào #MeToo. Những phong trào này đã lan sang Úc, nơi mà một loạt người nổi tiếng bị coi là những kẻ quấy rối.

 

Tuy nhiên, chúng ta cũng đang gặp phải phản ứng dữ dội vì lo ngại rằng bình đẳng giới đã diễn ra quá nhanh và bị “triệu chứng mệt mỏi về giới=gender fatigue”.

 

27 năm trước, Susan Faludi đã tạo ra một phản ứng dữ dội cho làn sóng chống lại phụ nữ bằng cách ghi lại những gì cô ấy nói. Cô ấy nói rằng việc chống lại phụ nữ trong xã hội không phải là điều gì mới mẻ khi các bằng chứng ở thời La Mã cổ đại đã có những hình phạt được áp dụng đối với những phụ nữ không có con và không kết hôn và ở châu Âu thời trung cổ đã có những vụ thiêu sống phù thủy. Cho nên ngày nay mỗi người có thể có một phản ứng khác nhau đối với việc phụ nữ đang có được vị thế xã hội.

 

Lần này, phản ứng là mang hình thức hồi sinh của phong trào bảo vệ quyền nam giới và trong tiếng kêu than của phong trào #notallmen. Điều đó thể hiện rõ ràng qua việc chơi khăm những gì xảy ra trên các trang web về nữ quyền, những bình luận tiêu cực và ác ý trên các phương tiện truyền thông và những lời đe dọa cưỡng hiếp, bạo lực và chết chóc đối với các nhà hoạt động nữ quyền.

 

Đó là các phản ứng dữ dội trên các trang mạng xã hội và ngoài xã hội. Thế còn nơi làm việc thì sao?

 

PHẢN ỨNG DỮ DỘI DƯỚI DẠNG MỆT MỎI

 

Ở nơi làm việc, các phản ứng dữ dội thể hiện đơn giản như sự im lặng, hay không đả động gì cả, hay không hành động gì về bình đẳng giới cả. Ngay cả trong các tổ chức nơi người quản lý và người lao động cam kết thực hiện ý tưởng bình đẳng, nó có thể có hình thức phản kháng lại các sáng kiến về bình đẳng giới rất cụ thể.

 

Điều này liên quan đến triệu chứng mệt mỏi về giới hoặc coi những tiến bộ về bình đẳng giới là một “vấn đề không phải là vấn đề”.

 

Các đồng nghiệp của tôi (Phó Giáo sư Linda Colley, Tiến sĩ Meraiah Foley và Giáo sư Rae Cooper) và tôi đã kiểm tra hiểu biết của các nhà quản lý và nhân viên về bình đẳng giới và chúng tôi thường có được những phản ứng rằng “giới và bình đẳng giới không phải là vấn đề ở tổ chức của chúng tôi”.

 

Nó giống như thể họ cảm thấy mệt mỏi khi nghe về giới hay bình đẳng giới và muốn điều này được "hoàn thành xong hay không nhắc tới".

 

Mặc dù chúng tôi đã tìm thấy nhiều tổ chức tiến bộ trong hành trình bình đẳng giới, nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một tổ chức nào thực sự thực hiện bình đẳng giới thực chất.

 

ĐIỀU GÌ ĐÁNG ĐỂ HƯỚNG TỚI

 

Đôi khi phụ nữ được cho rằng sự bất bình đẳng giới là do lỗi của họ. Người ta đã đổ lỗi cho Phong trào #Metoo và vì nó mà đàn ông ngại ngùng hay e dè khi nhận cố vấn cho phụ nữ. Phụ nữ được yêu cầu “dấn thân-lean In” – nghĩa là tập trung vào việc trao quyền cho các cá nhân hơn là phụ nữ nói chung.

 

Những nhà nghiên cứu người Anh như Hazel Conley và Margaret Page nói rằng sự thay đổi thực sự chỉ có thể đạt được NẾU có,

sự hiểu biết về khoảng cách quyền lực theo giới và các điểm giao nhau hay đan cài phức tạp về giới với các yếu tố hay hình thức bất bình đẳng khác; đồng thời, phải có sự cam kết hành động của các cá nhân và của các tổ chức về bình đẳng giới thì mới đạt được bình đẳng giới.

 

Sự hiểu biết đó có thể là cơ cấu tổ chức không phân cấp với quan điểm về khoảng cách quyền lực bình đẳng hơn. Hay sự hiểu biết này có thể phá vỡ khái niệm về công việc và như thế nó không còn được coi là động lực hướng dẫn cuộc sống. Nó có thể là làm việc để sống, không phải sống để làm việc. Nó có thể là công việc không được trả lương và công việc khác, chỉ đơn thuần là “công việc”.

 

Sự hiểu biết này có thể làm cho phản ứng dữ dội trong tương lai trở nên không cần thiết và triệu chứng mệt mỏi về giới sẽ trở nên thừa thãi.

 

Báo The Conversation và tác giả Sue Williamson cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa. 

Link Tiếng Việt:

Link gốc: https://theconversation.com/backlash-and-gender-fatigue-why-progress-on-gender-equality-has-slowed-112706

This article is an edited version a recent address given by Sue Williamson as president of the Association of Industrial Relations Academics of Australia and New Zealand.

Sue Williamson, Senior Lecturer, Human Resource Management, UNSW Canberra, UNSW

This article is republished from The Conversation under a Creative Commons license. Read the original article.