Lịch Sử Tiến Hóa của Nam Giới và Nữ Giới Không Ngăn Cản Chúng Ta Tìm Kiếm Bình Đẳng Giới
Tác
giả/Author: TS. Beatrice Alba-Lecturer-La Trobe University
Người dịch/Translator: Doãn Thi Ngọc- GV-Lecturer, Trường
Đại Học Hoa Sen (HSU)
Người ta thường
cho rằng đàn ông hiếu thắng hơn và thích lăng nhăng hơn phụ nữ.
Đây chỉ là
hai ví dụ về các câu nói có liên quan đến kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý
học về tiến hóa.
Nếu những câu
nói hay kết luận này là chính xác thì điều này làm dấy lên lo ngại rằng hệ sinh
học của chúng ta có thể ngăn cản chúng ta tiến tới bình đẳng giới. Nhưng tôi
cho rằng NHỮNG KẾT LUẬN NÀY KHÔNG CHÍNH XÁC, và chúng ta cần hiểu
lịch sử tiến hóa của mình để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới.
TÂM
LÝ HỌC VỀ TIẾN HÓA LÀ GÌ?
Nghiên cứu
cho thấy giống đực và giống cái-nữ giới và nam giới, bao gồm cả trẻ em gái và
trẻ em trai- có nhiều khác biệt về tâm lý. Lĩnh vực tâm lý học về tiến hóa cố gắng
giải thích những khác biệt này dưới góc độ thích nghi sinh học. Về bản chất, điều
này có nghĩa là kiểm tra những thách thức sinh sản khác nhau mà các giới phải đối
mặt trong suốt lịch sử của các loài và liên kết chúng với các đặc điểm tâm lý
và hành vi.
Ví dụ, các
nhà tâm lý học về tiến hóa cho rằng con đực hung hăng hơn con cái bởi vì chúng
có thể tiếp cận nhiều hơn với con cái bằng cách cạnh tranh dữ dội với những con
đực khác. Nam giới được cho là sẵn sàng quan hệ tình dục thông thường với nữ giới
vì có thể gia tăng nòi giống của mình lên rất nhiều khi làm như vậy, trong khi đó,
nữ giới được hưởng lợi nhiều hơn khi kén chọn do nhu cầu mang thai và cho con
bú.
Phụ nữ có xu
hướng thích bạn tình cao hơn và có địa vị tốt hơn bởi vì những người đàn ông
như vậy được xem là người bảo vệ và cung cấp dịch vụ tốt hơn. Ngược lại, nam giới
thường có xu hướng thích một đối tác hấp dẫn về bề ngoài hơn, mà những đặc điểm
được coi là hấp dẫn nhất ở nữ giới là tín hiệu của khả năng sinh sản cao hơn,
chẳng hạn như tuổi trẻ và sức khỏe thể chất.
Rất có thể sự
khác biệt về giới tính, thể chất, tâm lý, và hành vi khiến nam giới có xu hướng
lấn át phụ nữ, và phụ nữ có vẻ ít có khả năng chống cự lại sự thống trị từ nam
giới.
Tuy nhiên, sự
khác biệt về giới tính là vấn đề của mức độ hơn là khác biệt về loại. Ví dụ: đúng là về mặt sinh học, nam thường
cao hơn nữ giới, nhưng điều đó không có nghĩa là nữ giới không thể không cao
hơn nam giới và nam giới không thể không thấp hơn nữ giới. Chỉ là khi tính
theo giá trị trung bình, nam giới thường cao hơn và nữ giới thường thấp hơn.
Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho những khác biệt khác được mô tả ở trên.
TỰ NHIÊN hay NUÔI DƯỠNG?
Nhiều người
bác bỏ những lời giải thích về sự khác biệt giới tính dựa trên cơ sở sinh học
tiến hóa, họ thích gán những sự khác biệt đó cho văn hóa và bối cảnh xã hội.
Tuy nhiên,
chúng tôi tìm thấy bằng chứng về sự khác biệt giới tính như vậy trên khắp thế
giới. Hơn nữa, việc giải thích một thứ gì đó là “chỉ do văn hóa” thì không giải
thích được tại sao ngay từ đầu đã tồn tại một chuẩn mực văn hóa nhất định. Nó
cũng không giải thích được tại sao chúng ta tìm thấy sự khác biệt về giới tính
trong hành vi ở nhiều động vật không phải ở con người.
Không có lý
do gì để nghĩ rằng loài vượn-người Homo sapiens là một trường hợp đặc biệt, nơi
mọi thứ có thể được giải thích bằng văn hóa và không có gì được giải thích bằng
sinh học. Cuối cùng, các nghiên cứu về sinh đôi cho thấy rằng một mức độ lớn về
sự khác biệt giữa các cá nhân có thể được giải thích bởi di truyền - chứ không
chỉ bởi hoàn cảnh mà bạn được lớn lên và sống trong đó.
Việc bác bỏ
những lời giải thích về tiến hóa đối với sự khác biệt giới tính thường là một
phản ứng cảm tính: mọi người cảm thấy khó chịu với những ý tưởng này bởi vì bức
tranh họ vẽ về bản chất con người không phải là một bức tranh đẹp. Nhưng thực tế,
một cái gì đó mà không hấp dẫn không làm cho nó sai đi. Một số nhà nữ quyền có
thể lo lắng rằng những lời giải thích như vậy ngụ ý rằng nếu bất bình đẳng giới
là tự nhiên thì điều đó là không thể tránh khỏi, và thậm chí có thể chính đáng.
TỰ
NHIÊN CÓ = CẦN THIẾT?
Bất kể bạn có
thấy những lời giải thích về tiến hóa cho sự khác biệt giới tính có thuyết phục
hay không thì vẫn có lý do gì để lo ngại rằng chúng có thể đúng? Cơ sở sinh học
về sự khác biệt giới tính có ngụ ý rằng bất bình đẳng giới đã được “xác định” bởi
sinh học.
Nếu bạn chấp
nhận lời giải thích về mặt tiến hóa cho những khác biệt giới tính này, thì bạn
có thể có khuynh hướng kết luận rằng bất bình đẳng giới là do sinh học. Nếu đây
là quan điểm của bạn, thì có lẽ bạn có thể chấp nhận rằng nam giới thống trị nữ
giới theo một nghĩa nào đó là "tự nhiên" đối với con người, cũng như
đối với nhiều loài khác, bao gồm cả những họ hàng gần nhất còn sống với chúng
ta.
Nhưng chỉ vì
sự thống trị của nam giới theo một nghĩa nào đó có thể là điều tự nhiên đối với
loài người chúng ta thì điều đó không cần thiết. Đây là một trường hợp cổ điển
của ngụy biện "nên có" - kết luận sai lầm rằng điều gì là bắt buộc và
thậm chí là "đúng" được xác định bởi những gì là tự nhiên.
Tiến
hóa là một quá trình vô tâm không tuân theo các nguyên tắc của đạo đức. “Sự sống sót của người khỏe nhất”
chỉ đơn giản là mô tả quá trình đưa các gen thành công vào hệ gen. Nó hoạt động
mà không quan tâm tới điều gì là đúng hay sai, hoặc điều gì làm chúng ta hạnh
phúc. Thực tế là một cái gì đó có thể là bản chất của con người không có nghĩa
nó là tốt, và trong nhiều trường hợp, rõ ràng là ngược lại.
HIỂU
BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Thật sai lầm
khi cho rằng lời giải thích mang tính tiến hóa về sự bất bình đẳng giới là một
tin xấu đối với nữ quyền. Giải thích hành vi của con người không đồng nghĩa với
việc biện minh hay bảo vệ nó. Nhưng nếu chúng ta muốn thay đổi xã hội của
mình tốt đẹp hơn, có lẽ chúng ta cần hiểu biết chính xác về bản chất con người.
Quan trọng
là, các giải thích về tiến hóa không ngụ ý rằng hành vi của con người được “quyết
định” bởi gen của chúng ta, và do đó không linh hoạt. Quá trình tiến hóa đã cho
chúng ta sự ưa thích đối với các loại thức ăn có nhiều đường, mà điều này hiếm
gặp trong môi trường mà các loài tiến hóa. Nhưng điều này không có nghĩa là
chúng ta không thể tự kiểm soát và tránh những thực phẩm đó trong môi trường hiện
đại, nơi thức ăn ngọt luôn có sẵn. Mong muốn của chúng ta đối với các loại thực
phẩm như vậy cũng rất linh hoạt; mức độ chúng ta thèm muốn chúng phụ thuộc vào
mức độ chúng ta đã quen với việc tiêu thụ chúng.
Chúng ta có
thể tiếp cận vấn đề bất bình đẳng giới trong cùng một cách như vậy. Có lẽ quá
khứ tiến hóa của chúng ta nghiêng về việc con đực thống trị con cái, và con cái
được coi trọng với con đực. Nhưng việc thừa nhận lịch sử như là nguồn căn của
những khác biệt giới tính không phải là chấp nhận điều đó là tương lai của
chúng ta. Chúng ta không phải là máy móc, mà có đầu óc, có đạo đức, nên chúng
ta không cam chịu sự ràng buộc thuộc vê bản năng hay xung lực của mình.
Nhiều xã hội
đã đạt được tiến bộ về bình đẳng giới mặc dù họ phải cố gắng rất nhiều để đạt
được điều đó. Nếu chúng ta muốn tiếp tục tiến bộ đó, chúng ta phải hiểu nguồn gốc
của sự bất bình đẳng mà chúng ta muốn đấu tranh. Sẽ rất khó thay đổi hành vi
nếu chúng ta không nhận thức được lý do tại sao chúng ta làm điều đó. Ý tưởng
này có lẽ đã được nhà tâm lý học tiến hóa Robert Wright thể hiện tốt nhất trong
cuốn sách Động vật có đạo đức:
Hiểu được bản chất kiểm soát của di truyền mang tinh vô thức
là bước đầu tiên để hiểu rằng - trong nhiều lĩnh vực, không chỉ giới tính- tất
cả chúng ta đều là những con rối và hy vọng tốt nhất của chúng ta cho dù thậm
chí chỉ giải phóng một phần là cố gắng giải mã logic của những con rối…
Tôi không nghĩ rằng mình đang làm hỏng phần cuối của bộ phim
bằng cách lưu ý ở đây rằng người múa rối dường như hoàn toàn không quan tâm đến
hạnh phúc của những con rối.
Câu hỏi về
bình đẳng giới, tiến bộ, và công bằng trong tất cả các lĩnh vực đòi hỏi có sự nhận
thức và hiểu biết về các lực hay nguồn căn đã biến chúng ta trở thành con người
của chính chúng ta.
Báo The Conversation và tác giả Beatrice Alba cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn
văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn
văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý
nghĩa.