Thương cho roi cho vọt - sai lầm sao cứ tiếp nối? - Kỳ 1: Đòn roi ám ảnh cả giấc mơ của tôi
HOÀNG ĐAN-TTO
TTO - Năm 12 tuổi, tôi bị bố đánh chảy máu, phải đi khâu. Ngày ấy, nó là vết thương. Lớn lên, nó là vết sẹo. Vết sẹo thể xác và cả vết sẹo tâm hồn.
Bây giờ, cảm giác đau đớn bị đánh không còn, nhưng nỗi ám ảnh đòn roi mãi mãi tôi chẳng bao giờ quên được.
23 tuổi, tôi lấy chồng và sắp có con nhỏ, nhưng tôi vẫn hay nằm mơ tuổi thơ. Tỉnh dậy, nước mắt tôi đầm đìa cả gối, thi thoảng là những tiếng la hét trong vô vọng mà chồng tôi nằm cạnh hoảng hốt không hiểu vì sao. Tôi mơ thấy mình bị đánh và chạy trốn những trận đòn roi đau đớn, vô lý của bố.
Đòn roi đau đớn của bố
Năm mẹ tôi bằng tuổi tôi lúc bây giờ, tôi được sinh ra. Mang kỳ vọng của đấng sinh thành về một tương lai tươi sáng, thoát nghèo, được học hành tử tế, tôi trở thành người viết tiếp ước mơ của bố mẹ, làm tiếp những điều bố mẹ tôi chưa làm được.
Nhưng để tôi trở thành một đứa trẻ như "con nhà người ta", bố tôi lại dùng cách hà khắc nhất để dạy dỗ: bạo lực!
Ký ức tuổi thơ của tôi ở quê nhà Hà Tĩnh là những đoạn chắp nối rõ ràng về cơn thịnh nộ của bố, tiếng mắng chửi, đòn roi và những nỗi lo lắng mà một đứa trẻ không nên phải chịu đựng. Những trận đánh răn đe có que tre, que nứa, roi mây, cây chổi quét nhà.
Những cơn thịnh nộ bất chợt có nắm đấm, cái bạt tai, cái đòn gỗ, những chiếc đũa trên bàn ăn... Bố đánh tôi bằng mọi thứ có trong tầm mắt mà bố có thể vơ lấy được.
"Thương cho roi cho vọt", bố tôi nói thế khi người nhà bênh vực tôi trong mỗi trận đánh. Dần dần, cảm giác đau đớn không còn, nhưng nó tỉ lệ thuận với nỗi ám ảnh và sợ hãi. Tôi bị đánh mà có khi còn không biết mình sai ở đâu. Lần sau, tôi chỉ không dám làm lại chuyện "sai trái" từng làm, chỉ vì sợ đòn roi của bố, chứ không phải từ sự nhận thức rằng chuyện mình làm là sai.
Dần dần, tất cả những gì tôi làm và không làm đều bắt đầu từ nỗi sợ. Tôi lớn lên trong sự cấm đoán đủ thứ từ bố và chỉ được làm những gì bố muốn. Học cái gì, đọc cuốn sách nào, mang cặp da màu đen để giữ cho sách vở thẳng nếp chứ không phải balô Hello Kitty như những đứa trẻ cùng trang lứa...
Năm lên 7 tuổi, học lớp 2, lần đầu tôi được điểm 7 ở trường, sau rất nhiều điểm 9 điểm 10. Tôi khóc từ lúc đi bộ từ trường về nhà, và bố tôi biết chuyện.
Bố nổi cơn giận, dùng dao phay chặt đôi chiếc cặp da với sách vở, bắt tôi cởi hết đồ ra và đánh. 7 tuổi, tôi bắt đầu biết nhận thức cơ thể của mình, trần truồng, tủi nhục quỳ giữa nhà hứng chịu đòn roi từ bố.
Năm 13 tuổi, trường chọn học sinh dự thi học sinh giỏi huyện, chuẩn bị cho kỳ thi cấp tỉnh. Mỗi học sinh chỉ được chọn một môn để thi. Tôi muốn thi tiếng Anh vì đó là môn học tôi thích.
Trong mâm cơm trưa, bố tôi nói năm nay sẽ thi văn, "con gái học văn cho thùy mị" - bố nói. Tôi trình bày rằng mình muốn thi tiếng Anh, lên cấp III cũng muốn học chuyên Anh ở trường chuyên.
Bố tôi cầm nguyên mâm cơm hất xuống sân nhà, rồi vồ lấy tôi, cầm hai chân xốc ngược người tôi lại, chấn đầu xuống sàn nhà. Tôi nhỏ thó, chới với khi nhìn mọi thứ lộn ngược, cũng là lần đầu tiên biết hóa ra học được tất cả các môn cũng là lý do để một trận đòn roi vì không đúng ý bố.
Suốt năm tháng ở nhà, tôi luôn lo sợ không biết hôm nay mình sẽ bị đánh vì tội gì. Những trận đánh chỉ thưa đi trong những ngày tôi ôn luyện để chuẩn bị thi cử học sinh giỏi.
Khi đó, tôi không biết mình đi thi vì yêu thích môn học, hay vì nỗi sợ làm bố mẹ thất vọng, sợ bị đánh, sợ bị chì chiết "cho mày ăn học để mày phí công phí tiền của bố mẹ như thế à?" như lời bố tôi vẫn nói.
Bố tôi đánh con, làng trên xóm dưới đều sợ. Thầy cô ở trường học từ cấp I đến cấp III không ai không biết việc bố tôi dạy con bằng bạo lực. Có lần, bố đi họp phụ huynh, tôi cũng học lớp bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bố họp phụ huynh xong, tìm đến tận lớp tôi đang học, quất tôi giữa trường, giữa con mắt tò mò, sợ hãi của bao bạn bè trong lớp và cả học sinh các khối khác bu kín đầy cửa sổ. Lúc đó, tôi chỉ muốn chết đi cho rồi.
Cái suy nghĩ "chỉ muốn chết đi cho rồi" đeo bám tôi đến cấp III, khi tôi vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia nhưng không đạt kết quả kỳ vọng. Sống trong sợ hãi và áp lực quá lâu, không nói chuyện được với ai, tôi bị trầm cảm nặng.
Trong những giấc mơ khi ấy, tôi thấy mình chết đi, nhưng không hề ai biết. Tôi giống như một đứa trẻ đáng thương, đứng bên rìa thế giới, nhìn mọi người ở bên kia vui vẻ, còn tôi ở bên này tủi nhục, co ro một mình mà không ai quan tâm đến sự tồn tại của tôi có ý nghĩa gì với họ.
Tôi đi tìm bố mẹ, nhưng cũng không ai biết tôi đã biến mất rồi. Cảm giác không được yêu thương một cách lành mạnh cứ xâm lấn, tôi chìm sâu trong cơn trầm cảm dai dẳng đến tận giờ.
Tiếp tục đọc bài gốc tại đây Link: Thương cho roi cho vọt - sai lầm sao cứ tiếp nối? - Kỳ 1: Đòn roi ám ảnh cả giấc mơ của tôi - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
Bây giờ, cảm giác đau đớn bị đánh không còn, nhưng nỗi ám ảnh đòn roi mãi mãi tôi chẳng bao giờ quên được.
23 tuổi, tôi lấy chồng và sắp có con nhỏ, nhưng tôi vẫn hay nằm mơ tuổi thơ. Tỉnh dậy, nước mắt tôi đầm đìa cả gối, thi thoảng là những tiếng la hét trong vô vọng mà chồng tôi nằm cạnh hoảng hốt không hiểu vì sao. Tôi mơ thấy mình bị đánh và chạy trốn những trận đòn roi đau đớn, vô lý của bố.
Đòn roi đau đớn của bố
Năm mẹ tôi bằng tuổi tôi lúc bây giờ, tôi được sinh ra. Mang kỳ vọng của đấng sinh thành về một tương lai tươi sáng, thoát nghèo, được học hành tử tế, tôi trở thành người viết tiếp ước mơ của bố mẹ, làm tiếp những điều bố mẹ tôi chưa làm được.
Nhưng để tôi trở thành một đứa trẻ như "con nhà người ta", bố tôi lại dùng cách hà khắc nhất để dạy dỗ: bạo lực!
Ký ức tuổi thơ của tôi ở quê nhà Hà Tĩnh là những đoạn chắp nối rõ ràng về cơn thịnh nộ của bố, tiếng mắng chửi, đòn roi và những nỗi lo lắng mà một đứa trẻ không nên phải chịu đựng. Những trận đánh răn đe có que tre, que nứa, roi mây, cây chổi quét nhà.
Những cơn thịnh nộ bất chợt có nắm đấm, cái bạt tai, cái đòn gỗ, những chiếc đũa trên bàn ăn... Bố đánh tôi bằng mọi thứ có trong tầm mắt mà bố có thể vơ lấy được.
"Thương cho roi cho vọt", bố tôi nói thế khi người nhà bênh vực tôi trong mỗi trận đánh. Dần dần, cảm giác đau đớn không còn, nhưng nó tỉ lệ thuận với nỗi ám ảnh và sợ hãi. Tôi bị đánh mà có khi còn không biết mình sai ở đâu. Lần sau, tôi chỉ không dám làm lại chuyện "sai trái" từng làm, chỉ vì sợ đòn roi của bố, chứ không phải từ sự nhận thức rằng chuyện mình làm là sai.
Dần dần, tất cả những gì tôi làm và không làm đều bắt đầu từ nỗi sợ. Tôi lớn lên trong sự cấm đoán đủ thứ từ bố và chỉ được làm những gì bố muốn. Học cái gì, đọc cuốn sách nào, mang cặp da màu đen để giữ cho sách vở thẳng nếp chứ không phải balô Hello Kitty như những đứa trẻ cùng trang lứa...
Năm lên 7 tuổi, học lớp 2, lần đầu tôi được điểm 7 ở trường, sau rất nhiều điểm 9 điểm 10. Tôi khóc từ lúc đi bộ từ trường về nhà, và bố tôi biết chuyện.
Bố nổi cơn giận, dùng dao phay chặt đôi chiếc cặp da với sách vở, bắt tôi cởi hết đồ ra và đánh. 7 tuổi, tôi bắt đầu biết nhận thức cơ thể của mình, trần truồng, tủi nhục quỳ giữa nhà hứng chịu đòn roi từ bố.
Năm 13 tuổi, trường chọn học sinh dự thi học sinh giỏi huyện, chuẩn bị cho kỳ thi cấp tỉnh. Mỗi học sinh chỉ được chọn một môn để thi. Tôi muốn thi tiếng Anh vì đó là môn học tôi thích.
Trong mâm cơm trưa, bố tôi nói năm nay sẽ thi văn, "con gái học văn cho thùy mị" - bố nói. Tôi trình bày rằng mình muốn thi tiếng Anh, lên cấp III cũng muốn học chuyên Anh ở trường chuyên.
Bố tôi cầm nguyên mâm cơm hất xuống sân nhà, rồi vồ lấy tôi, cầm hai chân xốc ngược người tôi lại, chấn đầu xuống sàn nhà. Tôi nhỏ thó, chới với khi nhìn mọi thứ lộn ngược, cũng là lần đầu tiên biết hóa ra học được tất cả các môn cũng là lý do để một trận đòn roi vì không đúng ý bố.
Suốt năm tháng ở nhà, tôi luôn lo sợ không biết hôm nay mình sẽ bị đánh vì tội gì. Những trận đánh chỉ thưa đi trong những ngày tôi ôn luyện để chuẩn bị thi cử học sinh giỏi.
Khi đó, tôi không biết mình đi thi vì yêu thích môn học, hay vì nỗi sợ làm bố mẹ thất vọng, sợ bị đánh, sợ bị chì chiết "cho mày ăn học để mày phí công phí tiền của bố mẹ như thế à?" như lời bố tôi vẫn nói.
Bố tôi đánh con, làng trên xóm dưới đều sợ. Thầy cô ở trường học từ cấp I đến cấp III không ai không biết việc bố tôi dạy con bằng bạo lực. Có lần, bố đi họp phụ huynh, tôi cũng học lớp bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bố họp phụ huynh xong, tìm đến tận lớp tôi đang học, quất tôi giữa trường, giữa con mắt tò mò, sợ hãi của bao bạn bè trong lớp và cả học sinh các khối khác bu kín đầy cửa sổ. Lúc đó, tôi chỉ muốn chết đi cho rồi.
Cái suy nghĩ "chỉ muốn chết đi cho rồi" đeo bám tôi đến cấp III, khi tôi vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia nhưng không đạt kết quả kỳ vọng. Sống trong sợ hãi và áp lực quá lâu, không nói chuyện được với ai, tôi bị trầm cảm nặng.
Trong những giấc mơ khi ấy, tôi thấy mình chết đi, nhưng không hề ai biết. Tôi giống như một đứa trẻ đáng thương, đứng bên rìa thế giới, nhìn mọi người ở bên kia vui vẻ, còn tôi ở bên này tủi nhục, co ro một mình mà không ai quan tâm đến sự tồn tại của tôi có ý nghĩa gì với họ.
Tôi đi tìm bố mẹ, nhưng cũng không ai biết tôi đã biến mất rồi. Cảm giác không được yêu thương một cách lành mạnh cứ xâm lấn, tôi chìm sâu trong cơn trầm cảm dai dẳng đến tận giờ.
Tiếp tục đọc bài gốc tại đây Link: Thương cho roi cho vọt - sai lầm sao cứ tiếp nối? - Kỳ 1: Đòn roi ám ảnh cả giấc mơ của tôi - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)