Bình đẳng giới trong thể thao: Không chỉ là tiền

Huy Đăng TTCT

TTCT - Vượt qua cơn bão dịch bệnh trước thềm giải đấu, oằn lưng thi đấu lăn xả dưới cái nắng gắt giữa trưa và làm nên lịch sử với tấm vé World Cup đầu tiên cho bóng đá Việt Nam, các cô gái đá bóng đã viết nên một câu chuyện đẹp trong những ngày đầu xuân.

Nhưng cảm giác hạnh phúc của người hâm mộ VN có lẽ cũng chỉ nên dừng ở mức câu chuyện đẹp, nhất là nếu đặt đội tuyển nữ trong so sánh với bóng đá nam - tập thể mà đến giờ World Cup chỉ là một giấc mơ xa vời.

Niềm vui giành vé dự World Cup của các cô gái Việt. Ảnh: AFC

 

Tấm vé muộn màng

8 năm trước, bóng đá nữ VN đã tiến rất gần tấm vé dự World Cup. Cũng với thể thức gần như tương tự - kết hợp vòng loại World Cup 2015 và VCK châu Á 2014, VN nắm lợi thế lớn khi đăng cai giải đấu ở TP.HCM. 

Năm đó, châu Á được FIFA phân bổ 5 vé dự World Cup và cơ hội rộng mở nhờ Triều Tiên - đội tuyển nằm trong tốp 5 của bóng đá nữ châu Á bị loại khỏi giải vì doping.

Đúng như hoạch định, tuyển VN lọt vào trận play-off gặp Thái Lan với nhiều lợi thế về sân bãi và lực lượng. Nhưng rồi chung cuộc các cô gái của chúng ta thua 1-2. Trong buổi họp báo sau trận, HLV người Trung Quốc Trần Vân Phát đổ thừa rằng các học trò của ông bị cóng vì sân… quá nhiều khán giả. 

Nhưng ông Phát không phải nói chơi. Suốt nhiều năm trời, các tuyển thủ nữ đã quen với việc chơi bóng bên những khán đài trống vắng, buồn tẻ và chỉ nhận được sự chú ý khi tấm vé World Cup gần đến tay.

4 năm sau, Thái Lan tiếp tục giành vé dự World Cup nữ 2019 một cách thuận lợi nhờ rơi vào bảng đấu nhẹ nhàng, còn VN chẳng may chung bảng với Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Đến đợt vòng loại này, chúng ta cuối cùng cũng đánh bại người Thái nhưng vẫn chậm chân hơn Philippines - đội đường hoàng vào bán kết VCK châu Á 2022 và giành vé từ sớm.

Không thể chê bai các cô gái VN chẳng bằng Thái Lan hay Philippines. Vì đặc thù quá ít đội bóng của bóng đá nữ, các giải đấu thường xuyên rơi vào tình trạng “thiên lệch” trong việc bốc thăm. Như ở giải năm nay, VN vẫn kém may mắn khi rơi vào bảng đấu có Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhưng nhìn rộng ra thế giới, các chị em VN vẫn còn may mắn vì nằm ở châu lục có nhiều quốc gia Hồi giáo - nơi phụ nữ không được khuyến khích chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá. 

Nếu ở bóng đá nam, các cầu thủ VN chưa bao giờ với đến trình độ của Saudi Arabia, Iran, Iraq và cũng khó lòng bằng được Uzbekistan, Qatar, UAE, Bahrain, Jordan…, thì ở bóng đá nữ, chúng ta mặc nhiên xếp trên các nền bóng đá này.

Trên bảng xếp hạng FIFA, bóng đá nữ VN thường xuyên giữ một vị trí trong top 30, khi sa sút nhất vẫn nằm trong top 50. Vậy nên khi FIFA quyết định tăng số lượng đội bóng tham dự từ 24 lên 32 ở kỳ World Cup 2023, mục tiêu giành vé là hoàn toàn trong tầm tay.

Bình đẳng không nằm ở tiền

Ở nhiều môn thể thao, các nội dung nữ ít được chú ý bằng so với nam giới. Nhưng khoảng cách này đặc biệt rộng trong bóng đá. Cuối năm 2019, Đài DW (Đức) thống kê rằng chỉ có 34 quốc gia có nền bóng đá nữ chuyên nghiệp. 

Cơ sở nhận định là hệ thống giải vô địch và việc cầu thủ có thể thực sự kiếm sống được bằng nghề hay không. Cần biết rằng ở cả một số nền bóng đá nữ mạnh mẽ như Úc (từng 7 lần dự World Cup), các nữ cầu thủ cũng chỉ xem bóng đá là nghề tay trái.

Chứng kiến các cô gái phải chơi bóng dưới cái nắng gắt cùng những điều kiện thi đấu tồi tệ khác, nhiều người hâm mộ xuýt xoa và lên tiếng đòi công bằng cho bóng đá nữ. Ở cả nhiều nền bóng đá phát triển khác, đây cũng là vấn đề gây tranh cãi, điển hình như Mỹ - cường quốc thể thao số 1. 

...

Đọc tiếp bài từ LINK gốc tại đây Bình đẳng giới trong thể thao: Không chỉ là tiền | cuoituan.tuoitre.vn