Danh Sách Cảm Xúc Và Biểu Hiện Khuôn Mặt (P2)

Connector lược dịch từ thoughtcatalog.com

Ở phần 1, Connector đã giới thiệu đến bạn 6 cảm xúc và biểu hiện cơ bản của khuôn mặt. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về Cách xây dựng những lý thuyết dựa trên cảm xúc mới. Cụ thể như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Xây dựng những lý thuyết dựa trên cảm xúc mới

Ngoài 6 cảm xúc cơ bản đã được đề cập ở phần 1, con người còn có rất nhiều cảm xúc khác như: cảm giác tội lỗi, ghen tị, xấu hổ,… Đằng sau những cảm xúc đó chúng ta cảm nhận gì? Trong khi chúng ta thực sự xem chúng như những cảm xúc nhưng lại không có khuynh hướng thể hiện trên mặt một cách chính xác và rõ ràng. Chúng ta dễ ẩn giấu những cảm xúc này từ những điều xung quanh nhưng thật ra chúng vẫn tồn tại. Nếu một cảm xúc không được biết như một biểu hiện trên khuôn mặt một cách phổ biến, có nghĩa đây không phải là cảm xúc cơ bản của chúng ta phải không? Hay chúng ta cần đào sâu hơn vào những cảm xúc cơ bản của con người để hiểu chúng?

1. Học Thuyết Dựa Vào Vòng Quay Của Robert Plutchik

Robert Plutchik là một giáo sự tại trường đại học phía Bắc Florida, ông đã đồng ý với quan điểm thúc đẩy nghiên cứu của Paul Ekman nhưng đã phát triển mô hình của riêng mình, gọi là “vòng quay cảm xúc”.

Vòng quay cảm xúc của Plutchik giống như một vòng quay đầy màu sắc. Giống như màu sắc, những cảm xúc cơ bản có thể được thể hiện ở cường độ màu khác nhau và có thể được pha trộn với một cái khác để tạo nên những cảm xúc khác. Cường độ của cảm xúc tăng khi bạn đang di chuyển dần đến vùng trung tâm của vòng quay và giảm nếu bạn di chuyển ra ngoài; bóng tối càng đậm, cảm xúc càng mãnh liệt.

8 cảm xúc cơ bản của Plutchik là thích thú, niềm tin, nỗi sợ, ngạc nhiên, buồn bã, dự đoán, tức giận và thù ghét. Mỗi cảm xúc có một sự đối nghịch, cụ thể:

Vòng quay cảm xúc của Plutchik giống như một vòng quay đầy màu sắc. Giống như màu sắc, những cảm xúc cơ bản có thể được thể hiện ở cường độ màu khác nhau và có thể được pha trộn với một cái khác để tạo nên những cảm xúc khác. Cường độ của cảm xúc tăng khi bạn đang di chuyển dần đến vùng trung tâm của vòng quay và giảm nếu bạn di chuyển ra ngoài; bóng tối càng đậm, cảm xúc càng mãnh liệt.

8 cảm xúc cơ bản của Plutchik là thích thú, niềm tin, nỗi sợ, ngạc nhiên, buồn bã, dự đoán, tức giận và thù ghét. Mỗi cảm xúc có một sự đối nghịch, cụ thể:

  • Niềm vui trái với nỗi buồn
  • Nỗi sợ trái với tức giận
  • Dự đoán trái với sự ngạc nhiên
  • Thù ghét trái với niềm tin

Vòng quay của Plutchik cũng chứa những cảm xúc kết hợp từ những cảm xúc ban đầu mà nằm trên mỗi vị trí khác nhau trên vòng xoay. Những cảm xúc kết hợp có thể là dyads sơ cấp (thường cảm thấy), dyads thứ cấp (đôi khi cảm thấy) và dyads cấp ba (hiếm khi cảm thấy).

  1. Tức giận + Dự đoán = Tích cực
  2. Dự đoán + Niềm vui = Lạc quan
  3. Niềm vui + Niềm tin = Tình yêu
  4. Tin tưởng + Sợ hãi = khuất phục
  5. Sợ hãi + Bất ngờ = Báo động
  6. Bất ngờ + Nỗi buồn = Thất vọng
  7. Buồn bã + Ghê tởm = Hối hận
  8. Ghê tởm + Tức giận = Khinh thường
  9. Tức giận + Niềm vui = Niềm tự hào
  10. Dự đoán + Tin tưởng = Định mệnh
  11. Niềm vui + Sợ hãi = Cảm giác tội lỗi
  12. Tin tưởng + Bất ngờ = Tò mò
  13. Sợ hãi + Nỗi buồn = Tuyệt vọng
  14. Bất ngờ + Ghê tởm = Không tin
  15. Buồn bã + Tức giận = Ghen tị
  16. Ghê tởm + Dự đoán = Hoài nghi
  17. Tức giận + Tin tưởng = Thống trị
  18. Dự đoán + Sợ hãi = Lo lắng
  19. Niềm vui + Bất ngờ = Vui sướng
  20. Tin tưởng + Nỗi buồn = Tình cảm
  21. Sợ hãi + Ghê tởm = Xấu hổ
  22. Bất ngờ + Tức giận = Phẫn nộ
  23. Nỗi buồn + Dự đoán = Bi quan
  24. Ghê tởm + Niềm vui = Bệnh hoạn

2. Học Thuyết Cấu Trúc Cây Parrott

Một học thuyết rất nổi tiếng khác là cách tiếp cận có cấu trúc hình cây Parrott với cảm xúc của con người và những mảnh ghép của chúng. Trong nghiên cứu năm 2001, Cảm xúc trong Tâm lý học xã hội, Parrott đã đề xuất rằng các học thuyết về cảm xúc đã được xây dựng trên một nền tảng rất nhỏ nên được đặt câu hỏi. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, buồn bã, v.v … là những cảm xúc mà hầu hết các nhà tâm lý học tập trung vào, nhưng ông cũng lưu ý rằng hàng trăm cảm xúc được nhận ra bằng ngôn ngữ thông thường. Parrott đã làm việc để xây dựng một mẫu rộng hơn, trong đó những cảm xúc cơ bản được phân nhánh thành các dạng cảm giác khác nhau. Một số trong những cảm xúc này không được phân loại theo biểu hiện của con người, mà là trạng thái cảm xúc.

...

Đọc tiếp bài từ LINK gốc tại đây: Danh sách cảm xúc và biểu hiện khuôn mặt (P2) – connector.vn