10 Dấu Hiệu Bạn Đang Ở Trong Mối Quan Hệ Nửa Yêu Nửa Ghét
Yêu rồi lại ghét. Cãi vã vì nhau nhưng cũng hàn gắn vì nhau. Cuộc sống của bạn cứ lặp đi lặp lại với những điều này liên tục, không hồi kết.
Ban đầu, mối quan hệ như thế này có vẻ cực kỳ lý thú và phấn khích vì cảm xúc khi làm hòa với nhau sẽ rất mãnh liệt; bạn sẽ đắm chìm trong thứ cảm xúc mãnh liệt đó. Nhưng cuối cùng, chính nó cũng khiến cho bạn lo lắng về mối quan hệ này và suy nghĩ xem liệu mình có đúng đắn khi bước chân vào một cuộc tình như thế.
Nếu bạn bị dao động giữa yêu và ghét người yêu mình thì có thể, bạn đang kẹt trong một một quan hệ nửa yêu nửa ghét đầy phức tạp. Lúc đầu, bạn có thể nghĩ rằng tình yêu rồi sẽ vượt qua được sự ghét bỏ, nhưng khi mọi thứ trở nên tệ hơn, bạn sẽ thấy rằng tình yêu với người ấy đang bị lung lay. Trong bài đăng này, MomJunction giải thích cho bạn về một mối quan hệ nửa yêu nửa ghét, nguyên do của nó, và cách để sửa chữa mọi thứ.
Thế nào là mối quan hệ nửa yêu nửa ghét?
Mối quan hệ nửa yêu nửa ghét à một mối quan hệ mà ở đó cả hai bên đều dành cho nhau những cảm xúc mãnh liệt nhưng không nhất quán trong cách thể hiện chúng. Cho nên, đôi khi, họ sẽ đối xử với nhau đầy âu yếm, nhưng cũng có những lúc họ trông như hai kẻ thù thật sự.
Các cặp đôi trong nửa yêu nửa ghét thường nói với nhau những câu từ nặng nề dù thực tâm họ không có ý đó. Thỉnh thoảng, họ còn chẳng thể chịu đựng được khuôn mặt của đối phương và thậm chí là đặt dấu chấm hết cho cuộc tình này nhưng lại không làm như thế.
Bên cạnh sự mâu thuẫn trong cảm xúc, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những dấu hiệu khác cho một mối quan hệ yêu - ghét.
Dấu hiệu của một mối quan hệ yêu ghét
Nếu bạn và người yêu của mình đang trong trạng thái bấp bênh bởi những cảm xúc mãnh liệt, hãy thử xem rằng những hành vì và dấu hiệu đó có chỉ ra được bản chất tình yêu của bạn hay không.
1. Đôi khi bạn cảm thấy họ là phước lành của đời mình
Những xúc cảm mãnh liệt là định nghĩa của một mối quan hệ yêu - ghét. Đôi khi, bạn cảm thấy bản thân là người may mắn nhất thế gian vì những tính cách đầy quyến rũ của đối phương. Bạn có thể yêu cái cách họ sống sôi nổi, chú tâm vào cuộc sống, luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, và luôn ưu tiên bạn đầu tiên. Mặc cho bạn cố gắng bao nhiêu thì những đặc điểm đó đều khiến bạn không thể cưỡng lại.
2. Nhưng đôi lúc bạn không thể chịu đựng được họ
Có một số tính cách của họ chắc chắn sẽ khiến bạn ghét bỏ. Đó có thể là cái tôi quá cao, cái tính hay nổi nóng hay cái nết lười chảy thây của họ. Những thói quen hay đặc điểm này có thể chẳng phải là một nguyên nhân khiến hai người phải chia tay nhưng thỉnh thoảng sẽ tạo nên những mâu thuẫn trong mối quan hệ của bạn. Và vào những lúc như thế này, bạn sẽ cảm thấy mình như đã phạm phải một sai lầm khi bước vào một mối quan hệ với người bạn đời của chính mình.
3. Hai người cứ làm hòa, rồi lại chia tay và rồi cứ tiếp tục như thế
Trong một mối quan hệ yêu - ghét, bạn vừa yêu vừa ghét người ta một cách đầy cuồng nhiệt. Khi hai người cãi nhau, không khí sẽ cực kỳ căng thẳng và dẫn tới chuyện bêu xấu đối phương và dọa chia tay. Giữa những giây phút máu lửa như thế, bạn có thể sẽ thấy người bạn đời của mình cực kỳ đáng ghét.
Thế nhưng, ngay khi bạn vừa suy nghĩ về việc chấm dứt sợi dây tình cảm này, bạn có thể sẽ thay đổi ý định và làm lành, tắm cho nhau bằng những mật ngọt của tình yêu rồi quên mất rằng vừa mới nãy thôi, hai người chẳng khác nào kề dao vào cổ đối phương bởi những tranh cãi. Những kiểu yêu đương này thường rất hay đứt gánh giữa đường vì vòng lặp của chia tay rồi hàn gắn cứ tiếp diễn không ngừng.
4. Bạn tâm niệm rằng mối quan hệ này chẳng khác nào là một thử thách
Ban đầu, bạn có thể bị thu hút bởi những điều tích cực của người ấy (và bây giờ vẫn thế). Nhưng khi những tính xấu bộc lộ, bạn bị shock và muốn đặt dấu chấm dứt cho muối quan hệ này. Thế nhưng, những điểm tốt đẹp kia là quá ư là ổn áp để bạn phải buông tay họ hoặc bạn đã đầu tư quá nhiều thời gian và công sức để rời đi mà chưa thử thêm một lần nào nữa. Vì vậy, bạn bắt đầu duy trì mối quan hệ này như một vật sở hữu quý giá với động lực là chính phục chúng. Bạn có thể sẽ cố khiến họ phải ở bên mình mãi mãi hoặc chấp nhận những nhu cầu và khao khát của bạn.
5. Bạn không hề biết rốt cuộc mối quan hệ này sẽ đi tới đâu
Bạn thấy những cặp đôi khác cùng nhau tiến lên phía trước, hỗ trợ, thấu hiểu lẫn nhau, nhưng bạn lại bị kẹt lại trong vòng lặp độc hại của yêu và ghét.
Với tất cả những xúc cảm và trải nghiệm lên xuống thất thường, bạn chỉ đơn giản là không thể hình dung được tương lai của mối quan hệ này . Có thể bạn đã cảm thấy thoải mái trong chuyện tình cảm hay sợ phải độc thân cho nên vẫn tiếp tục bên cạnh đối phương.
6. Không có sự kết nối cảm xúc lành mạnh
Mặc dù bạn rất trân quý những điểm tốt của người đó những bạn lại không yêu họ tới mức chấp nhận những khuyết điểm của họ. Chính điều này ngăn cản cả hai người không thể có sự kết nối cảm xúc với đối phương - dù đây là một yếu tố cần thiết cho một mối quan hệ lâu dài và bền vững.
Bạn có thể đuổi theo sự hoàn hảo và cố gắng biến người yêu của mình thành một chàng trai, cô gái hoàn hảo như trong tưởng tượng của bạn. Mỗi khi họ làm được một điều gì đó tuyệt vời, trái tim bạn đầy ắp tình yêu cho họ. Và trong những khoảnh khắc họ đi ngược lại với nguyện vọng của bạn, bạn bắt đầu ghét họ. Cảm xúc mà bạn dành cho họ trở thành một thứ gì đó đi kèm với điều kiện và phụ thuộc vào cách mà họ khiến cho bạn cảm thấy như thế nào.
7. Cả hai người đều có những gánh nặng về cảm xúc
Thiếu sự đồng điệu về cảm xúc có thể dẫn đến những cuộc cãi vã và mâu thuẫn không ngừng. Tại một thời điểm nào đó, bạn sẽ không còn chia sẻ với nhau về những vấn đề đó nữa và bắt đầu che giấu chúng với đối phương.
Ví dụ như, bạn rất giận người vợ hay chồng của mình vì họ không rửa chén đĩa. Nhưng thay vì giải quyết vấn đề đơn lẻ đó, bạn lại dùng nó để lôi những vấn đề chưa thể giải quyết trước đó ra. Cơn giận dữ được bồi đắp từng chút một ấy sẽ dẫn đến nỗi căm phẫn và oán giận, thứ chẳng khác nào một quả bom hẹn giờ sẵn sàng phát nổ với một cú chạm nhẹ cả. Và khi quả bom ấy bị kích thích, sự thiếu hụt trong kết nối những cảm xúc phù hợp chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
8. Những điều mà bạn không thích ở đối phương liên tục quấy rầy bạn
Như đã đề cập từ trước, sẽ có những điều mà bạn không thể chịu đựng nỗi ở người yêu mình. Vậy nên, ngay cả khi bạn chết mê chết mệt với họ, những khía cạnh đó vẫn cứ làm tình làm tội bạn. Điều này khiến bạn cảm thấy rất khó trong việc phải yêu hay ghét họ hoàn toàn.
Bạn có thể đã cố nói chuyện với họ về những điều mà bạn thấy phiền ở họ những vẫn không có sự thay đổi nào ở đây cả, và cuối cùng, bạn phải đi đến kết luận rằng họ sẽ không bao giờ thay đổi. Điều này khiến bạn bối rối vì không thể quyết định là tiếp tục vì những điều tốt đẹp hay buông tay vì những thói xấu.
9. Bạn nói chuyện với nhau ít hơn nhưng nói về nhau nhiều hơn
Khi không cảm thấy chắc chắn về đối phương, nói chuyện với họ chẳng khác nào dẫn bạn đến miền hư vô cả, và khi đó, bạn sẽ cố gắng làm dịu lại những tiếng nói trong đầu mình bằng cách thảo luận những vấn đề trong mối quan hệ của mình với bạn bè và gia đình.
Bạn có thể thấy rằng họ nhìn mọi thứ theo một góc nhìn hoàn toàn khác, hoặc họ biết cách khắc phục mối quan hệ của bạn. Bạn đôi lúc sẽ có những nhu cầu khá bộc đồng như chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè để được giúp đỡ và có cảm giác được bênh vực. Bạn hiểu làm như vậy có thể tổn thương hoặc chọc tức người bạn đời của mình, nhưng bạn lại không thể làm gì hơn vì những mối nghi ngờ xoay tít trong đầu không cho phép bạn ngồi yên chịu đựng.
10. Bạn cố gắng đi những nước cờ an toàn
Một mối quan hệ lành mạnh là một mối quan hệ cho phép bạn được là chính mình, yêu thương không có ranh giới và chấp nhận nhau mà không có bất kỳ sự dè dặt nào. Nhưng trong một mối quan hệ yêu - ghét, bạn đôi khi phải giấu giếm bạn thân và đôi khi lại bộc lộ con người thật của mình.
Những cảm xúc nửa vời như vậy sẽ khiến bạn phải tự bảo vệ mình. Sợ bị từ chối, rồi sợ bị tổn thương, bạn đi những nước cờ an toàn. Bạn bắt đầu xây dựng những viễn cảnh trong đầu về cách mà bạn có thành thật trong mối quan hệ này. Bạn cố gắng tập trung nhiều hơn vào những phẩm chất mà bạn ghét và gạt người bạn đời của mình sang một bên.
Nếu bạn có thể đồng cảm với hầu hết những biểu hiện được đề cập ở trên, thì bạn có thể đang ở trong một mối quan hệ yêu - ghét. Và bạn có thể đang tự hỏi làm thế nào bạn và người ấy của bạn có thể giải quyết được tình huống này.
Tại sao giữa các cặp đôi lại tồn tại mối quan hệ yêu - ghét?
Bạn và người ấy không bị cuốn vào vòng xoáy yêu và ghét này trong một sớm một chiều. Mà đây là kết quả của rất nhiều điều nhỏ. Dưới đây là một vài điều trong số đó.
1. Cái tôi: Cái tôi và tình yêu không thể ở cùng nhau. Nếu cả bạn và người ấy đều có cái tôi quá lớn đến mức làm lu mờ cả tình yêu của bạn, thì sẽ khó để bạn chấp nhận lỗi lầm của mình. Và khi đối phương chỉ ra điều đó, bạn có thể sẽ tiếp nhận nó một cách tiêu cực.
2. Các vấn đề về sự đồng điệu: Mọi thứ đều có thể trở nên sai lệch khi quan điểm và kỳ vọng của bạn về tình yêu, cuộc sống, mục tiêu và ước mơ không hòa hợp với nhau.
3. Những tính cách không thể thay đổi: Nếu cả hai người đều có quan điểm và quan điểm cá nhân mạnh mẽ và không sẵn sàng để buông bỏ họ hoặc thậm chí thay đổi một xíu vì nhau, thì tình yêu có thể biến thành thù hận ngay lập tức.
4. Vấn đề kiểm soát: Một nhược điểm khác của tính cách mạnh mẽ là sự thôi thúc kiểm soát. Nếu cả bạn và người ấy luôn tranh cãi xem ai là người nắm giữ dây cương của mối quan hệ này thì ở đây chỉ có chiến tranh chứ chẳng phải tình yêu gì cả.
5. Lừa dối, ghen tuông và sự bất an: Những đặc điểm tiêu cực như vậy cũng đẩy một mối quan hệ vào vòng lặp của yêu - ghét. Nếu bạn gặp phải những vấn đề này và phớt lờ chúng thay vì giải quyết, chúng có thể là mầm mống hình thành nên sự căm ghét và oán giận trong bạn.
6. Chăm chăm hoàn thiện người khác thay vì chính mình: Khi bạn luôn tìm ra lỗi và muốn đối phương hoàn hảo nhưng lại bỏ qua những khuyết điểm của bản thân, chắc chắn tình huống yêu -ghét sẽ nảy sinh trong mối quan hệ của bạn.
Khi bạn xác định được nguyên nhân của tất cả những cảm xúc mãnh liệt nhưng dao động đó, bạn có thể khắc phục chứng trước mối quan hệ tình cảm của bạn hoàn toàn sụp đổ. Tiếp theo, chúng tôi cung cấp cho bạn một số tip về cách thực hiện chúng.
Các cách để đối mặt với mối quan hệ yêu ghét
1. Thành thật với suy nghĩ của bạn: Vấn đề chính trong mối quan hệ yêu - ghét là sự thiếu quyết đoán. Bạn không thể tiếp tục đặt câu hỏi về vị trí của mình trong một mối quan hệ và mong đợi mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp. Để hướng mối quan hệ tình cảm của bạn thoát khỏi giai đoạn khó chịu này, trước tiên cả bạn và đối phương của bạn phải rõ ràng xem hai người muốn tiếp tục hay buông tay chuyện tình này.
Trừ khi bạn đang ở trong một mối quan hệ bạo hành hoặc độc hại, yêu - ghét có thể chỉ là một giai đoạn. Với nỗ lực đúng đắn, bạn có thể hướng nó đến với con đường hạnh phúc.
2. Xác định cảm xúc tiêu cực: Bước tiếp theo là xác định cảm xúc tiêu cực đang gây ra xích mích. Đó có thể là sự thiếu kiên nhẫn của bạn hoặc sự nóng nảy của người ấy khiến cả hai đều cảm thấy đau khổ.
Vì vậy, lần tới khi bạn có ý định công kích người ấy, hãy dừng lại và suy nghĩ một chút. Nếu bạn không thể kiềm chế cơn tức giận của mình, thì đừng phản ứng lại. Hãy dành thời gian và suy nghĩ lại viễn cảnh này với một cái đầu bình tĩnh.
3. Chú trọng mặt tích cực: Ai cũng có khuyết điểm và điều đó hoàn toàn ổn. Bạn chấp nhận điều này càng sớm thì càng tốt vì một khi bạn chấp nhận con người của họ, bạn sẽ thấy mình được giải phóng khỏi những suy nghĩ tiêu cực và những câu hỏi dai dẳng.
Một khi những suy nghĩ tiêu cực được loại bỏ, bạn sẽ có thể nhìn thấy những mặt tích cực của nhau, và giúp mối quan hệ ổn định để đạt được hạnh phúc, trở nên tự tin hơn về bản thân và cả cuộc tình này nữa và bắt đầu tin tưởng đối phương. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng nếu một trong hai người có biểu hiện tự ái hoặc là mối đe dọa đối với bạn và con bạn.
4. Dành nhiều thời gian hơn cho nhau: Đây có thể là một bước đơn giản, nhưng khi một cặp đôi đang trong một mối quan hệ yêu - ghét lẫn nhau, có thể bao dung với nhau và trò chuyện vui vẻ mà không cãi vã có thể là một điều kỳ diệu.
Vẫn sẽ có những cuộc tranh cãi và những khoảng thời gian khó khăn. Thế nên, hãy dành nhiều thời gian cho nhau nhất có thể, hẹn hò, làm những điều mà cả hai đều có thể tận hưởng. Điều này sẽ giúp xây dựng tình bạn giữa hai bạn. Ngoài ra, khi bạn nhận thấy mình đang bế tắc, hãy thảo luận như những người trưởng thành thay vì gạt đi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng như thế nào.
5. Biết điều gì nên phải buông bỏ: Phải có một lý do khiến bạn không thể buông bỏ người bạn đời của mình mặc dù đôi khi bạn ghét họ (đôi khi). Tìm ra lý do đó, suy nghĩ về nó, và nếu bạn cảm thấy những cảm xúc tiêu cực của mình như cái tôi, tính kiểm soát và bản tính cứng rắn không quan trọng bằng tình yêu thì hãy buông bỏ chúng mà không cần suy nghĩ gì thêm.
Mối quan hệ yêu - ghét có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng nếu bạn vượt qua giai đoạn này đầy mỹ mãn, bạn sẽ hình thành được một mối quan hệ bền chặt và lành mạnh và đưa tình yêu của mình lên một tầm cao mới. Vì vậy, đừng vội vàng vứt bỏ tình yêu. Hãy kiên nhẫn một chút và xem bạn có thể tạo ra những điều kỳ diệu như thế nào.
Nhưng nếu mối quan hệ đó là độc hại và lạm dụng; nếu người đó đang lợi dụng sự tốt đẹp của bạn, thì hãy loại bỏ bản thân khỏi mối quan hệ đó. Luôn luôn là khôn ngoan khi từ bỏ những điều sai trái vì những lý do đúng đắn.
-----------
Tác giả: Sanjana Lagudu (BPharm, MBA)
Link bài gốc: 10 Signs You Are In A Love-Hate Relationship
Dịch giả: Phạm Thị Tuyết Nhi - ToMo - Learn Something New
Đọc bài từ LINK gốc tại đây: [ToMo] 10 Dấu Hiệu Bạn Đang Ở Trong Mối Quan Hệ Nửa Yêu Nửa Ghét - YBOX
Thay mặt cho Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và
dịch giả Phạm Thị Tuyết Nhi, Báo Ybox Online vì cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn.
Sự đóng góp của Tác giả và Quý Báo rất quý giá và ý nghĩa. Xin trân trọng cảm ơn!