Những Điều Nên Và Không Nên Làm Khi Giúp Đỡ Một Người Gặp Khủng Hoảng Về Mặt Tinh Thần

 


No one — not even the most energetic among us — has an unlimited supply of emotional resources.

Không một ai trong chúng ta, thậm chí người tràn đầy năng lượng nhất, có nguồn cảm xúc vô hạn.

But I know how much we wish we did. When someone we love is struggling with their mental health, oftentimes our instinct is to throw ourselves into the fray… but without being thoughtful about what kind of support we offer, we risk burning out.

Nhưng tôi biết rằng chúng ta đều ao ước mình được như thế đến nhường nào. Khi người chúng ta yêu thương đang gặp phải vấn đề về mặt tinh thần, đôi khi bản năng của chúng ta là lao vào giúp đỡ ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không có sự suy nghĩ kỹ càng về cách hỗ trợ của mình, chúng ta sẽ rất dễ bỏ cuộc.

If you’re reading this, you probably know what I mean.

Nếu bạn đang đọc điều này, có thể bạn biết điều tôi muốn nói là gì.

In my own history, I’ve been both the person in crisis and the supporter. And I know firsthand that when someone hits bottom, it’s hard not to get swept up in the intensity. We forget ourselves sometimes. We go all-in, just to find ourselves depleted and resentful.

Trong quá khứ, tôi đã từng vừa là người gặp khủng hoảng, vừa là người hỗ trợ. Và tôi biết trước rằng khi ai đó lâm vào bế tắc, thật khó để chúng ta không bị cuốn theo họ, và đôi khi quên mất bản thân mình. Chúng ta dốc hết sức mình, và cuối cùng chỉ thấy bản thân mình ngày càng kiệt sức và bực bội.

I wrote this because, having seen both sides, I know just how difficult it can be.

Tôi viết điều này bởi vì, tôi đã từng trải qua cả hai, và tôi biết được nó đau khổ như thế nào.

It hurts to give someone every last ounce of compassion that you have, just to find them still immobilized by their despair, not seeming to get any better.

Sẽ thật đau lòng khi chúng ta trao cho ai đó chút lòng trắc ẩn cuối cùng, chỉ để đổi lại việc nhìn thấy họ vẫn tuyệt vọng, và dường như không khá hơn chút nào.

I also know what it’s like to have a friend bail on you in your darkest hour, confirming your fear that you are, in fact, “too much.”

Đồng thời, tôi cũng hiểu cảm giác khi có người ở bên trong khoảng thời gian khó khăn, không phủ nhận những vấn đề mà bạn đang gặp phải.

But here’s the truth: You don’t have to sacrifice yourself to support someone else. And no, you’re not “too much” for needing support from the people you love. Both of these things are true.

Tuy nhiên, đây là sự thật: Bạn không cần phải hy sinh bản thân để giúp đỡ người khác. Và ngược lại, bạn cũng không hề “quá đáng” khi cần sự hỗ trợ từ những người mình yêu thương. 

We need to be thoughtful about how we step into our role as supporters, though, for those things to feel true for everyone.

Thế nhưng, chúng ta cần phải suy nghĩ về cách chúng ta thực hiện vai trò của mình với tư cách là người hỗ trợ, để những điều trên trở nên đúng với tất cả mọi người.

If you’re wondering where to start, these do’s and don’ts can offer a blueprint for showing up more compassionately, both toward yourself and your loved one.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu, thì bài viết này sẽ đưa ra một kế hoạch chi tiết, giúp bạn có một sự thể hiện đúng đắn hơn, ân cần hơn, cho cả bản thân và người mình thương.

DO: Have a plan from the beginning

NÊN: Có kế hoạch ngay từ đầu

If you know someone is in crisis, the chances are high that they’ll need more than just your support, and they’ll need it for the long haul, including that of professionals.

Nếu bạn biết ai đó đang gặp khủng hoảng, thì khả năng cao là họ sẽ cần nhiều hơn sự hỗ trợ từ bạn, cũng như từ cả những người có chuyên môn, và họ sẽ cần điều đó trong một thời gian dài.

Your loved one will need a strong network of care, as well as a plan if things should escalate. Thankfully, that’s something that can be organized upfront.

Họ cũng sẽ cần một mạng lưới chăm sóc mạnh mẽ, giống như một kế hoạch được sắp xếp từ trước. Và rất may, đây là điều hoàn toàn có thể.

THAT’S A WRAP!

Và đó là WRAP!

Many mental health professionals recommend that individuals have a Wellness Recovery Action Plan (WRAP). This can include:

Nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần khuyến nghị các cá nhân nên có một Kế hoạch Hành động Phục hồi Sức khỏe (WRAP). Điều này có thể bao gồm:

phone numbers for a therapist, psychiatrist, and other relevant healthcare providers or healers

số điện thoại của bác sĩ trị liệu, bác sĩ tâm thần và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc người chữa bệnh có liên quan khác

contact info of family members and friends that can offer support

thông tin liên hệ của các thành viên gia đình và bạn bè, người có thể cung cấp những hỗ trợ

phone numbers for local crisis numbers and mental health organizations

số điện thoại của dịch vụ hỗ trợ các tình trạng gặp khủng hoảng tinh thần tại địa phương và các tổ chức sức khỏe tinh thần.

addresses for walk-in crisis centers and emergency rooms

địa chỉ của các trung tâm khẩn cấp và phòng cấp cứu

a list of triggers and forms of self-care to try when your loved one is activated

danh sách các yếu tố gây kích động và các hình thức chăm sóc có thể áp dụng khi người thân gặp tình trạng này

a schedule of community resources, like online support groups, 12-step meetings, etc.

kế hoạch làm việc của các nguồn lực cộng đồng, như các nhóm hỗ trợ trực tuyến, các cuộc họp 12 bước, v.v.

Your loved one should share this plan with their network of support.

Người thân của bạn nên chia sẻ kế hoạch này với mạng lưới hỗ trợ của họ.

If their network seems limited (or is limited to just you), work together to see what resources you can find, including these affordable therapy options and this “choose-your-own-adventure” guide.

Nếu mạng lưới của họ trông có vẻ hạn chế (hoặc chỉ giới hạn ở bạn), thì hãy làm việc cùng nhau để xem các bạn có thể tìm thấy thêm những sự giúp đỡ nào, có thể kể đến như các lựa chọn về một liệu pháp với giá cả phải chăng, hay hướng dẫn về việc “lựa chọn cuộc phiêu lưu của riêng bạn”.

DON’T: Make decisions without their consent

KHÔNG NÊN: Đưa ra quyết định mà không có sự đồng ý của họ

There’s a common assumption that people who are struggling with their mental health can’t be trusted to make their own decisions.

Có một giả định phổ biến rằng chúng ta không nên để những người đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần tự đưa ra quyết định của riêng họ.

But most of the time, this simply isn’t true. Whenever possible, we should involve our loved one in any and all decisions that impact them.

Nhưng có vẻ như, điều này không đúng. Bất cứ khi nào có thể, chúng ta nên để người thân của mình tự đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân họ.

This is especially true when we’re considering making decisions that could further traumatize them. Encounters with police officers — including wellness or welfare checks — can be terrifying, and in some cases, have turned deadly, particularly for Black people and people of color.

Và điều này càng trở nên đúng khi chúng ta cân nhắc để đưa ra các quyết định có thể khiến họ càng cảm thấy bị tổn thương thêm. Cuộc chạm trán với các sĩ quan cảnh sát - bao gồm cả sĩ quan kiểm tra sức khỏe hoặc phúc lợi - có thể làm họ cảm thấy kinh hãi, và trong một số trường hợp, có thể trở nên nguy hiểm, đặc biệt là đối với người da màu.

It’s best to familiarize yourself with local crisis teams and reach out to your loved one and others in their support system ahead of time to determine the safest course of action in an emergency.

Chính vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên làm quen với những người làm tại các dịch vụ hỗ trợ những người gặp khủng hoảng tinh thần tại địa phương, hay liên hệ với người thân cũng như những người khác trong hệ thống hỗ trợ của họ trước thời hạn để từ đó tìm ra cách hành động an toàn nhất trong trường hợp khẩn cấp.

IF SOMEONE HAS CALLED 911, TAKE THE FOLLOWING PRECAUTIONS AS HARM REDUCTION:

NẾU CÓ NGƯỜI ĐÃ GỌI 911, HÃY cân nhắc NHỮNG ĐIỀU SAU NHẰM NGĂN CHẶN NHỮNG SỰ VIỆC ĐÁNG TIẾC XẢY RA:

Request an officer that’s trained in crisis intervention (CIT).

Yêu cầu một nhân viên được đào tạo về can thiệp khủng hoảng (CIT).

Give as much information as possible to the dispatcher, including their diagnosis, symptoms, and the nature of the emergency.

Cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt cho người điều phối, bao gồm kết quả chẩn đoán, các triệu chứng và bản chất của trường hợp khẩn cấp.

If you’re fearful that your loved one may purposefully provoke an officer into firing their weapon (also known as “suicide by cop”), repeat this information to the dispatcher multiple times to ensure that those on-site are aware and do not fire.

Nếu bạn lo sợ rằng người thân của mình có thể cố tình kích động các sĩ quan phải ra tay (còn được gọi là "tự sát thông qua cảnh sát"), hãy lặp lại thông tin này cho nhân viên điều phối nhiều lần để đảm bảo rằng những người tại chỗ đều nhận thức được và không nổ súng.

Send a nearby supporter to meet them at the location to calmly intervene and ensure the situation doesn’t escalate on either side.

Cử một người hỗ trợ gần đó đến gặp họ để có thể can thiệp và đảm bảo căng thẳng không leo thang ở cả hai phía.

Even if 911 has already been called, it’s still worth contacting local crisis resources. Check and see if they can send someone to mediate any police encounter that happens.

Ngay cả khi đã gọi cho 911, bạn vẫn nên liên hệ với các đội hỗ trợ những người gặp khủng hoảng tinh thần tại địa phương. Hãy kiểm tra để xem liệu họ có thể cử ai đó để hòa giải bất kỳ cuộc chạm mặt cảnh sát nào xảy ra hay không.

Please remember that there is no guarantee that your loved one will be kept safe if 911 is called. Tragedies are known to happen. Voluntary admission to inpatient care will always be the safer option.

Hãy nhớ rằng không có gì đảm bảo người thân của bạn sẽ được giữ an toàn nếu bạn gọi đến 911. Bi kịch có thể sẽ xảy ra. Do đó, vào bệnh viện để nhận được sự chăm sóc nội trú sẽ luôn là một sự lựa chọn an toàn hơn.

In such emergencies, you are responsible for taking as many precautions as you can to ensure the best possible outcome.

Trong những trường hợp khẩn cấp như vậy, bạn cần phải thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa nhất có thể để đảm bảo một kết quả tốt nhất.

DO: Set reasonable expectations upfront

NÊN: Đặt ra trước những kỳ vọng hợp lý

Avoid overextending yourself or offering high levels of support indefinitely. You can do this by ensuring that your loved one understands your expectations of them at this time.

Hãy tránh việc cố gắng quá mức hoặc đưa ra những mức hỗ trợ cao vô thời hạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách đảm bảo người thân của mình hiểu được những kỳ vọng của bạn về họ tại thời điểm ấy.

If you expect them to be in therapy, for example, you can ask if they intend to find a therapist and within what timeframe (assuming, of course, that they have access). If you’re expecting that you won’t be the only person they rely on for emotional support, ask who else is on their team and how you can support them in accessing additional support.

Ví dụ, nếu bạn muốn họ tham gia trị liệu, bạn có thể hỏi xem họ có ý định tìm một nhà trị liệu hay không, và nếu có thì họ muốn nhận được trong khung thời gian nào. Nếu bạn không muốn bạn là người duy nhất mà họ có thể dựa vào, hãy hỏi họ xem còn những người khác mà họ cũng tin tưởng để chia sẻ không, cũng như cách mà bạn có thể hỗ trợ họ trong việc tiếp cận với những người này là gì.

If you expect them to seek out a higher level of care if things don’t improve, work together to determine when that would be and what that would look like.

Nếu bạn muốn họ tìm kiếm một mức độ chăm sóc cao hơn nếu mọi thứ không cải thiện, hãy bàn bạc cùng nhau để xác định khi nào sẽ làm điều này, và mọi việc sẽ diễn ra như thế nào.

Setting expectations

Đặt kỳ vọng

“I’m happy to support you, but I want to make sure you also have professionals in your corner. When are you reestablishing care with a therapist?”

“Mình rất vui khi được giúp đỡ bạn, nhưng mình muốn đảm bảo rằng bạn cũng nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Và mình không biết là khi nào thì bạn sẽ bắt đầu tiếp cận lại với một nhà trị liệu?".

“I’m glad you asked for my help. Do you have a plan for what you’ll do if this gets worse? I want to make sure you have a backup plan in case you need extra support.”

“Mình rất vui vì bạn đã nhờ mình giúp đỡ. Mình không biết là bạn đã có kế hoạch gì nếu mọi chuyện không có tiến triển tốt không? Vì mình muốn đảm bảo rằng bạn có một kế hoạch dự phòng trong trường hợp bạn cần thêm sự hỗ trợ”.

“I love you so much and I want to support you. It would help put me at ease if you let me know who you’ll reach out to if I’m not available at a particular time, just so that I know you aren’t doing this alone.”

“Mình thương bạn nhiều lắm, nên mình rất muốn giúp bạn. Và mình cũng mong bạn có thể cho mình biết bạn sẽ liên hệ với ai nếu như mình không rảnh vào một lúc nào đó, để mình biết rằng bạn không phải ở một mình, và mình sẽ cảm thấy yên tâm hơn”.

DON’T: Blame or shame

KHÔNG NÊN: Đổ lỗi hoặc làm nhục

It can be tempting to criticize our loved ones when they aren’t making the choices that we ourselves would make.

Chúng ta sẽ rất dễ chỉ trích những người thân yêu của mình khi họ không đưa ra những lựa chọn theo đúng ý của bản thân mình.

For example, your loved one may be withholding information from their therapist, using alcohol or drugs to cope, or making impulsive decisions that appear to be making things worse.

Ví dụ: người thân của bạn có thể giấu thông tin từ bác sĩ trị liệu để sử dụng rượu hoặc ma túy mang tính đối phó, hoặc đưa ra các quyết định bốc đồng có vẻ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

However, blame and shame rarely motivate people to make changes to their behaviors.

Tuy nhiên, các hành động như đổ lỗi hay làm nhục họ sẽ không phải là một cách đúng đắn có thể làm thay đổi hành vi của họ.

What your loved one needs more than anything is unconditional love and positive regard. Rather than criticizing their choices, it’s best to extend support that they can then choose to accept if they feel able to.

Điều mà họ cần hơn bất cứ thứ gì là tình yêu thương vô điều kiện và sự quan tâm mang tính tích cực. Thay vì chỉ trích lựa chọn của họ, bạn nên đưa ra cho họ nhiều sự lựa chọn về cách hỗ trợ hơn.

For example, for a loved one who’s struggling with alcohol, you might say, “Hey, I’ve noticed you’re drinking a lot more than usual and it’s worrying me. Can I help you find some resources and support around that?”

Ví dụ: đối với một người đang chìm đắm trong men rượu, bạn có thể nói, “Này, mình nhận thấy rằng bạn đang uống nhiều hơn bình thường, và điều đó khiến mình thực sự lo lắng. Không biết mình có thể giúp bạn tìm cách giải quyết vấn đề này được không?”.

Helping them make better choices for their own well-being will do a lot more good than shaming them for the ways they’re choosing to cope.

Giúp họ đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho hạnh phúc của bản thân sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc làm cho họ cảm thấy bị sỉ nhục về những cách mà bản thân đang chọn để đối phó.

DO: Name your needs and boundaries clearly

NÊN: Đặt tên cho các nhu cầu và giới hạn của bạn một cách rõ ràng

You are allowed to have boundaries. In fact, you really should. Knowing what your limits are can help prevent taking on too much and experiencing burnout.

Bạn được phép đặt ra giới hạn cho bản thân mình. Và trên thực tế, bạn thực sự nên làm như vậy. Việc biết được giới hạn của bản thân có thể giúp bạn hạn chế việc cố gắng quá nhiều và trở nên kiệt sức.

It’s hard to set boundaries you didn’t know you needed, though. And many of us don’t know what our limits are until they’re tested.

Tuy nhiên, thật khó để biết mình nên đặt giới hạn đến mức nào. Và nhiều người trong chúng ta không biết được đâu là giới hạn của mình cho đến khi chúng được kiểm tra.

To help you determine what you might need and where your limits may be, try completing these sentences with your loved one in mind:

Để giúp bạn xác định những gì mình có thể cần và giới hạn của mình có thể ở đâu, hãy thử hoàn thành những câu sau với người thân của bạn:

Knowing your limits

Biết được giới hạn của bản thân

My preferred mode of communication is [text, phone, etc.] so please don’t [call, leave a voicemail, text].

Phương thức liên lạc ưa thích của mình là [nhắn tin, điện thoại, v.v.] nên vui lòng không [gọi, để lại tin nhắn thoại, nhắn tin].

I’m only available to talk [during the day, during specific hours, etc.], so you’ll need extra support outside that time. Who can you reach out to?

Mình chỉ sẵn sàng nói chuyện [trong ngày, vào những giờ cụ thể, v.v.]. Và bạn có thể liên hệ với ai để nhận hỗ trợ ngoài những khoảng thời gian đó?

I can’t pick up the phone when [I’m at work, when I’m visiting family, etc.] but I’ll get back to you when I’m able to.

Mình không thể nhấc điện thoại khi [đang ở cơ quan, khi về thăm gia đình, v.v.] nhưng mình sẽ liên hệ lại với bạn khi có thể.

[Topics] are triggering for me, so please ask me before you share about them.

[Chủ đề này] khiến mình cảm thấy có chút khó chịu, vì vậy hãy hỏi mình trước khi bạn chia sẻ về chúng.

I can’t [talk daily, come over, etc.], but I’m happy to support you in [finding a therapist, video chatting tonight].

Mình không thể [nói chuyện hàng ngày, đến bên bạn, v.v.], nhưng mình rất vui khi được giúp bạn trong việc [tìm nhà trị liệu, trò chuyện video tối nay].

I care about you, but I can’t talk if you’re [yelling at me, not sober, hurting yourself], so please have a plan for who you’ll reach out to instead.

Mình quan tâm đến bạn, nhưng mình không thể nói chuyện nếu bạn [đang mắng mình, đang không tỉnh táo, tự làm tổn thương mình], vì vậy, hãy lên kế hoạch cho người mà bạn sẽ liên hệ để thay thế.

DON’T: Personalize their behavior

KHÔNG NÊN: Cá nhân hóa hành vi của họ

No one chooses to be in crisis, and a mental health crisis is not an accurate reflection of who someone is.

Không ai muốn mình rơi vào khủng hoảng, và khủng hoảng về mặt tinh thần sẽ không thể phản ánh chính xác con người của ai đó.

Defining someone by their struggles can have a deep impact on how they internalize what’s happening and their ability to recover.

Việc đánh giá một người nào đó bằng những cuộc đấu tranh khổ sở của họ có thể tác động sâu sắc đến cách họ nhìn nhận về những gì đang diễn ra cũng như khả năng phục hồi của họ.

A former friend of mine once described supporting me through a depressive episode as “being sucked into [my] world.” By defining “my world” as a dark and despairing one, I was left feeling as though depression was at the core of who I was, and that I was a burden on the people I love.

Một người bạn cũ của tôi đã từng mô tả việc hỗ trợ tôi vượt qua giai đoạn trầm cảm là “bị hút vào thế giới của [tôi]”. Khi định nghĩa “thế giới của tôi” là một thế giới đen tối và tuyệt vọng, tôi cảm thấy như thể trầm cảm là tất cả của con người tôi, và rằng tôi là gánh nặng cho những người mà mình yêu thương.

Our words have a tremendous impact on other people. If we want people to have faith in themselves and their ability to live a full life, we need to be mindful of how we frame their struggles.

Lời nói của chúng ta sẽ có tác động to lớn đến người khác. Nếu chúng ta muốn mọi người có niềm tin vào bản thân và khả năng sống một cuộc sống đầy đủ của họ, thì chúng ta cần lưu ý đến cách mà chúng ta nhìn nhận những cuộc đấu tranh của họ.

A mental health crisis does not define who someone is, but rather, it’s a temporary period of time which they can endure with the support of those around them.

Khủng hoảng tinh thần không thể giúp ta đánh giá được ai đó là một con người như thế nào. Đó chỉ là một khoảng thời gian nhất định mà họ có chịu đựng với sự hỗ trợ của những người xung quanh.

DO: Practice rigorous self-care

NÊN: Tự chăm sóc bản thân một cách nghiêm túc

This is a common refrain, I know, but it bears repeating: An abundance of self-care is critical when we’re supporting someone in crisis.

Tôi biết đây là một điều rất phổ biến, nhưng tôi nghĩ mình cần phải nhắc lại: Dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân là điều tối quan trọng khi chúng ta hỗ trợ ai đó đang gặp khủng hoảng.

It can be especially helpful when we schedule it in advance, so we know when to anticipate a break and can protect that time by setting our boundaries accordingly.

Hơn nữa, nó có thể đặc biệt hữu ích khi chúng ta sắp xếp trước mọi thứ. Khi đó, chúng ta sẽ biết được khi nào mình nên nghỉ và có thể bảo vệ thời gian đó bằng cách đặt ra những giới hạn phù hợp.

Self-care looks differently for everyone, but consider activities that leave you feeling rested, relaxed, recharged, and reset. It can be helpful to journal about this if you aren’t sure what those activities might be!

Việc chăm sóc bản thân có thể sẽ không giống nhau ở tất cả mọi người, nhưng hãy cân nhắc thử các hoạt động giúp bạn cảm thấy được nghỉ ngơi, thư giãn và tràn đầy năng lượng. Viết nhật ký về điều này có thể sẽ hữu ích nếu bạn không chắc những hoạt động đó có thể là gì!

DON’T: Wait until your resentment builds up

KHÔNG NÊN: Chờ cho đến khi sự oán giận của bạn tăng lên

Don’t wait until you’re resentful, burnt out, and fed up before practicing self-care and taking the time you need to recharge.

Đừng đợi cho đến khi bạn trở nên bực bội, kiệt sức và chán nản rồi mới thực hành các biện pháp tự chăm sóc bản thân và dành thời gian cần thiết để nạp lại năng lượng.

If you had a leaky pipe in your basement, you wouldn’t wait until your basement flooded to fix it, would you?

Ví dụ, có một đường ống trong tầng hầm nhà bạn bị rò rỉ, thì bạn có đợi cho đến khi tầng hầm bị ngập nước rồi mới sửa nó không?

Similarly, we should be taking care of ourselves and showing up for ourselves consistently to ensure that we can show up for others.

Cũng tương tự như vậy, chúng ta nên chăm sóc bản thân và giữ cho mình một phong thái ổn định, để đảm bảo rằng chúng ta cũng có thể làm điều này với đối phương.

DO: Kindly step back when you need to

NÊN: Lui về sau khi bạn cần

Life happens. And sometimes, we’ve reached our limit in what we can offer others.

Cuộc sống cứ thế diễn ra. Và đôi khi, chúng ta đã đạt đến giới hạn của mình trong quá trình giúp đỡ người khác.

You aren’t a bad person for needing to step back and take care of your own mental health — but doing so thoughtfully can ensure that you aren’t doing unintentional harm when you step away.

Bạn sẽ không trở thành người xấu chỉ vì cần phải lùi lại và chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân, nhưng hãy làm điều này một cách cẩn thận để đảm bảo rằng bạn sẽ không gây tổn thương cho đối phương khi mình rời đi.

Have some TACT!

Before stepping back from supporting someone in crisis, remember TACT:

Và để làm được điều này, hãy nhớ TACT, từ viết tắt của 4 chữ sau:

Timing. Consider the timing of your actions. Do they have other support around them, and if so, can they commit to reaching out to them? Will your withdrawal result in a worsening crisis, and if so, is there someone within their support system you can alert in case there is an emergency? When is their next support group or therapy appointment? Confirm that they have the support they need in your absence.

Thời gian (Timing). Cân nhắc về thời điểm thực hiện các hành động. Khi đó, họ có những sự hỗ trợ khác xung quanh không, và nếu có, họ có khả năng tiếp cận chúng không? Việc rời đi của bạn có dẫn đến một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn không, và trong trường hợp này, có ai đó trong hệ thống hỗ trợ của họ mà bạn có thể báo trong trường hợp khẩn cấp không? Thời điểm của nhóm hỗ trợ hoặc cuộc hẹn trị liệu tiếp theo của họ là khi nào? Xác nhận rằng họ có sự hỗ trợ cần thiết khi không có bạn.

Accountability. Take accountability. This can be challenging for people, because sometimes we feel exhausted and resentful by this stage. But it’s critical not to blame the person who’s in crisis, the same way you wouldn’t blame someone who was sick with cancer for the stress that results from their struggles. Accountability means being apologetic if boundaries weren’t clearly communicated, not blaming the other person for things outside their control, and owning where you may have overextended yourself.

Chịu trách nhiệm giải trình (Accountability). Điều này có thể là một thách thức đối với mọi người, bởi vì đôi khi chúng ta cảm thấy kiệt sức và khó chịu trong giai đoạn này. Nhưng điều quan trọng là không nên đổ lỗi cho người đang gặp khủng hoảng, cũng giống như cách bạn không đổ lỗi cho bệnh nhân ung thư vì sự căng thẳng xuất phát từ những cuộc đấu tranh của họ. Trách nhiệm giải trình có nghĩa là cảm thấy có lỗi khi không đặt ra một ranh giới rõ ràng, không đổ lỗi cho người khác về những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ và có được nơi mà bản thân có thể "bung xoã".

Check-in. Setting a date and time to check in next can be helpful reassurance so that your loved one knows you aren’t abandoning them. It can be hard to feel like you’re losing crucial support at a time when you need that support most. Touching base is a great way to affirm for your loved one that they still matter to you, and that the space you’re taking is temporary.

Liên lạc (Check-in). Sắp xếp thời gian cho một cuộc nói chuyện có thể là một sự trấn an hữu ích để người thân của bạn biết rằng họ không bị bỏ rơi. Thật khó để quen với việc mất đi một sự hỗ trợ quan trọng vào thời điểm mà bạn cần sự hỗ trợ đó nhất. Một cuộc trò chuyện ngắn là một cách tuyệt vời để khẳng định với họ rằng họ vẫn quan trọng đối với bạn và những gì bạn sắp làm chỉ mang tính tạm thời.

Transparency. It’s crucial to communicate your expectations and boundaries for the time that you’re apart, especially because they’re changing. If you need them to stop texting as frequently, say so. If you aren’t able to follow through on a commitment you made (like driving them to a particular appointment), let them know (see also: timing). Don’t assume that they can read your mind!

Minh bạch (Transparency). Bạn cần phải thông báo những kỳ vọng và giới hạn của mình đối với khoảng thời gian hai bạn xa nhau, đặc biệt là khi chúng có sự thay đổi. Nếu bạn cần họ ngừng nhắn tin thường xuyên, thì hãy nói như vậy. Nếu bạn không thể thực hiện đúng cam kết mà bạn đã đưa ra (như đưa họ đến một cuộc hẹn cụ thể), thì cũng hãy cho họ biết. Đừng cho rằng họ có thể đọc được suy nghĩ của bạn!

DON’T: Ghost, ignore or avoid them

KHÔNG NÊN: Ngắt liên lạc, phớt lờ, tránh né

You might read this and think, “Wait, ghost them? Who does that?”

Bạn có thể đã đọc nó và nghĩ rằng, "Chờ đã, ngắt liên lạc với họ? Ai lại làm điều đó?"

It’s not unheard of that someone might choose to avoid or discard a person who’s struggling because they’re too overwhelmed to continue engaging with them. Sometimes when people have reached their breaking point, they make really unfortunate decisions.

Không có gì lạ khi một ai đó chọn việc lảng tránh hoặc rời bỏ một người đang gặp khó khăn vì họ đã quá áp lực để tiếp tục sự hỗ trợ, động viên. Đôi lúc, khi con người ta đạt đến ngưỡng chịu đựng của bản thân, họ sẽ đưa ra những quyết định thực sự đáng tiếc.

My hope, of course, is that everything I’ve shared above helps you avoid reaching this point at all. But should you arrive there, I need to emphasize how important it is to not simply drop someone who’s in crisis.

Tất nhiên, hy vọng của tôi là tất cả những gì tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn tránh lâm vào tình huống này. Nhưng nếu chẳng may mọi chuyện đi đến mức đó, thì tôi cần nhấn mạnh rằng bạn vẫn không nên bỏ rơi một người đang gặp khủng hoảng.

For one, this can do incredible harm. Treating a loved one as disposable can be damaging, and the abrupt loss of someone they care about can be triggering in an already vulnerable state.

Bởi điều này có thể gây ra những tác hại không ngờ tới. Việc bị đối xử như một món đồ sẵn có và đột ngột mất đi người mà họ quan tâm có thể làm tan nát thêm một trái tim vốn đã chịu nhiều tổn thương.

A major life event, including the ending of a meaningful relationship, can be very detrimental to someone’s mental health.

Một sự kiện lớn trong đời, bao gồm cả việc kết thúc một mối quan hệ có ý nghĩa, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của con người.

I say this not to prevent you from ending a relationship that’s hurting you, but rather, to remind you to be thoughtful about how you proceed.

Tôi nói điều này không phải để ngăn bạn chấm dứt một mối quan hệ đang làm tổn thương bạn, mà là để nhắc nhở bạn nên suy nghĩ về hành động tiếp theo của mình.

The acronym above (TACT) is just as applicable to ending a relationship as it is to taking a break.

Từ viết tắt ở trên (TACT) có thể áp dụng cho việc kết thúc một mối quan hệ hoặc nghỉ ngơi tạm thời.

Consider the timing, be accountable and transparent, and if possible, check in later on to have a conversation to process what happened, with the hopes of you both gaining some closure.

Hãy cân nhắc thời gian, có trách nhiệm giải trình và sư minh bạch, và nếu có thể, hãy lên lịch cho một cuộc trò chuyện để xử lý những gì đã xảy ra, với hy vọng cả hai sẽ hiểu nhau hơn.

You both deserve care and support. If ending that relationship is the only path forward, please be sure to do so with respect, dignity, and thoughtfulness wherever possible.

Cả hai bạn đều xứng đáng nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ. Nếu kết thúc mối quan hệ là sự lựa chọn duy nhất, hãy đảm bảo bạn sẽ làm điều này với sự tôn trọng, ân cần và chu đáo.

Being supportive of someone in crisis is never easy

Hỗ trợ ai đó đang gặp khủng hoảng không bao giờ là một điều dễ dàng

You can expect a whole spectrum of (very valid) emotions: everything from grief to anger, hopefulness, and despair.

Bạn có thể có rất nhiều những cảm xúc từ đau buồn đến tức giận, hy vọng và tuyệt vọng.

But as someone who’s been there, I can confidently say that I’ve never regretted showing up for someone who needed me. And as the one who was in crisis, I’ve never, ever forgotten the kindness that people have shown me in my darkest hour.

Nhưng với tư cách là một người đã từng mắc phải tình trạng này, tôi có thể tự tin nói rằng tôi chưa bao giờ hối hận vì đã xuất hiện và ở bên một người cần tôi. Và đồng thời, là người đã từng rơi vào khủng hoảng, tôi cũng chưa bao giờ quên lòng tốt mà mọi người đã dành cho tôi trong những giờ phút đen tối nhất của cuộc đời.

I hope that having read this, you have a clearer idea of how to proceed in a responsible, empowered way — one that allows you to securely fasten your own oxygen mask before reaching for anybody else’s.

Tôi hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có một ý tưởng rõ ràng hơn về cách tiến hành một cách có trách nhiệm, khả thi và cho phép bạn có những bước chuẩn bị thật kỹ trước khi tiếp cận với bất kỳ ai khác.

You deserve to stay well as you support others. And when we’re intentional about how we show up, we can be.

Hơn nữa, bạn cũng xứng đáng có được sự ổn định về mặt tinh thần như cách mà bạn hỗ trợ người khác. Và khi chúng ta thể hiện một điều nào đó ra ngoài như thế nào, thì nó sẽ trở nên như vậy.

----------

Tác giả: Sam Dylan Finch
Dịch giả: Hải My - ToMo - Learn Something New

Thay mặt cho Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và 

dịch giả Hải MyBáo Ybox Online vì cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. 

Sự đóng góp của Tác giả và Quý Báo rất quý giá và ý nghĩa. Xin trân trọng cảm ơn!