Nữ giới có còn lép vế, khó thăng tiến hơn nam giới?

 

TTO - 'Con gái không có khả năng lãnh đạo, vì quá cảm xúc' từng là suy nghĩ của Thái Bảo (sinh viên năm 3, Trường ĐH Ngoại thương - cơ sở TP.HCM), trước khi được tiếp xúc với tư duy cởi mở, tân tiến hơn ở môi trường đại học.

Nữ giới có còn lép vế, khó thăng tiến hơn nam giới? - Ảnh 1.

Ghi nhận tại đêm chung kết cuộc thi In Your Eyes 2022 hôm 4-6, được tổ chức bởi CLB FTUNews, Trường ĐH Ngoại thương - cơ sở TP.HCM, nhiều bạn trẻ có nỗi lo về khả năng lãnh đạo của nữ giới - Ảnh: TÚ QUỲNH

Anh thừa nhận trước đây từng vô thức áp đặt khuôn mẫu giới lên người khác, và cả chính mình. Do vậy, Thái Bảo từng có cái nhìn không hay về khả năng lãnh đạo của nữ giới.

Khuôn mẫu giới có thể hiểu là sự khái quát hóa giản đơn về đặc điểm, tính cách, vai trò và của các cá nhân hoặc nhóm người dựa trên giới tính của họ.

Con gái không lãnh đạo, khó thăng tiến?

Ngô Thái Bảo - trưởng ban tổ chức cuộc thi In Your Eyes 2022 - kể về định kiến khuôn mẫu giới ngày còn bé:

"Trước đây, tôi luôn có suy nghĩ là con trai giỏi hơn con gái, về các hoạt động liên quan lãnh đạo. Suy nghĩ này cũng rất lâu rồi. Trải nghiệm từ cuộc sống, nhất là sau khi tổ chức cuộc thi, tôi hiểu rằng nữ giới hoàn toàn có khả năng dẫn dắt tập thể, tổ chức tốt".

Bảo bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho bà Angela Merkel, nữ thủ tướng Đức: "Đó là người phụ nữ giúp tôi hoàn toàn loại bỏ hoài nghi về khả năng lãnh đạo của nữ giới. Luôn xử lý công việc một cách khoa học, logic, bà làm thủ tướng trong thời gian rất dài. Nhất là khi đó, thế giới có rất nhiều biến động".

Nữ giới có còn lép vế, khó thăng tiến hơn nam giới? - Ảnh 3.

Bạn trẻ bộc lộ quyết tâm phá vỡ những định kiến khuôn mẫu giới - Ảnh: TÚ QUỲNH

Lý giải về nguyên nhân hình thành suy nghĩ ấy, Bảo nhận định là do ngay từ lúc sinh ra, anh và mọi người xung quanh đã cho rằng: "Nữ giới không quyết đoán, làm việc chỉ dựa trên cảm xúc". Từ đó, họ hoài nghi về khả năng dẫn dắt của phái nữ.

Phạm Thị Minh Thư (sinh viên năm 1, Trường ĐH Ngoại thương - cơ sở TP.HCM), hiện theo học ngành quản trị kinh doanh, cũng thể hiện sự lo ngại tương tự: "Tôi rất e ngại về vấn đề này. Theo tôi quan sát, lãnh đạo nữ ở các doanh nghiệp, công ty lớn thường rất ít. Họ cũng rất khó được thăng chức ở các vị trí như quản lý cấp trên".

Để đạt được ước mơ, cô sinh viên năm nhất ấp ủ dự định trang bị thêm một chứng chỉ về khoa học dữ liệu, bên cạnh bằng quản trị kinh doanh. "Đa năng, đa lĩnh vực thì cơ hội để lên các vị trí cao sẽ mở rộng hơn", Thư thể hiện quyết tâm.

Cô thừa nhận có chút chạnh lòng vì phải nỗ lực nhiều hơn các bạn nam. Dù vậy, Thư hiểu rằng việc trang bị kiến thức là khoản đầu tư bản thân có lợi ích dài hạn. "Dù quãng đường đi đến vị trí đó khó khăn hơn, nhưng suy cho cùng, đó cũng là khoản đầu tư vào bản thân vô cùng xứng đáng", Thư khẳng định.

Nếu bạn có tài, không ai có thể từ chối

Phản hồi những suy tư trên của người trẻ, ông Trương Văn Toàn, giám đốc pháp lý và đối ngoại khu vực Đông Nam Á, AB InBev Việt Nam, cho biết chiến lược của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, đa quốc gia hiện tại thường đều tập trung vào giá trị ESG. ESG bao gồm các yếu tố liên quan môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.

...

Đọc tiếp bài từ LINK gốc tại đây: Nữ giới có còn lép vế, khó thăng tiến hơn nam giới? - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)