Tại Sao Một Số Người Luôn Cáu Kỉnh? Và Bạn Có Thể Làm Gì?

 


Là một nhà tâm lý học hành nghề tư nhân được 25 năm, tôi nhận thấy rằng có rất nhiều loại vấn đề trong mối quan hệ giữa con người trên hành tinh này.

Nhưng có một vấn đề nan giải, đó là tính cáu kỉnh - hay nói cách khác, phải làm sao khi những người thân thiết dường như lúc nào cũng ở trong tâm trạng tồi tệ.

Lấy ví dụ như bức thư từ một độc giả này:

“Mỗi ngày, em gái tôi dường như thức dậy với sự bực bội và cứ tiếp diễn như vậy. Nó có lợi thế về giọng nói của mình và trả lời những câu hỏi thân thiện như: "Hôm nay của em thế nào?" hoặc "Em có kế hoạch gì cho cuối tuần không?" một cách cộc lốc với một giọng điệu sắc sảo. Tôi phải làm gì đây?”

Thật vậy, nhiều sự khó chịu đã xuất hiện trong vài năm qua, lại thêm đại dịch khiến nó trở thành khoảng thời gian căng thẳng với tất cả mọi người. Sự cáu kỉnh được định nghĩa là một tâm trạng hoặc trạng thái mà một người có xu hướng phản ứng thất vọng cao, thậm chí là những điều nhỏ nhặt với sự tức giận thái quá so với mong đợi trong các tình huống.

Sự cáu kỉnh đương nhiên không phải là điều bất thường. Ai trong chúng ta cũng có lúc cáu kỉnh và tâm trạng đó kéo dài hàng giờ, thậm chí vài ngày. Nếu sự cáu kỉnh kéo dài nhiều tháng liên tục và đặc trưng cho tâm trạng của một người thường xuyên hơn, thì nó có thể liên quan đến một chứng rối loạn tiềm ẩn như trầm cảm lâm sàng, lo âu hoặc ADHD. Trong trường hợp đó, nó được coi là một vấn đề sức khỏe tâm thần cần có sự tư vấn của chuyên gia. Thật vậy, nếu người mà bạn quen biết đang gặp phải một trong những tình trạng này và có sự cáu kỉnh kinh niên, bạn có thể đề nghị họ nói chuyện với bác sĩ tâm thần về tình trạng đó.

Tuy nhiên, bất kể sự cáu kỉnh của một người có liên quan đến tình trạng tâm thần tiềm ẩn hay không, nó vẫn có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của họ và những người xung quanh, khi đó nó cần phải được điều trị.

Sự cáu kỉnh ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta theo nhiều cách. Nó khiến chúng ta nhạy cảm hơn rất nhiều với những thất vọng nhỏ nhặt, vì vậy chúng ta gặp khó khăn hơn trong việc lờ đi hoặc vượt qua chúng. Điều này có thể khiến chúng ta bị phân tâm vì liên tục chú ý đến những sự cố và nhận xét nhỏ nhặt, trốn tránh các công việc hoặc mối quan hệ quan trọng. Sự xáo trộn hoặc khó chịu liên tục trong tâm trí của chúng ta cũng chiếm dụng tài nguyên trí tuệ, khiến chúng ta có ít băng thông tinh thần hơn để thực hiện công việc và quản lý cuộc sống của mình.

Tại sao đôi khi sự cáu kỉnh lại kéo dài?

Sự cáu kỉnh có thể là một tâm trạng khó thoát ra vì nó thường duy trì vòng thông tin phản hồi tiêu cực theo những cách khiến tâm trí ta bị dày vò trong nó. Nó hoạt động như sau:

  • Sự cáu kỉnh củng cố tâm trạng tiêu cực của chúng ta, do đó chúng ta sẽ khó kiềm chế ngay cả khi khó chịu hoặc khó chịu nhẹ (chúng ta thậm chí có thể làm như vậy một cách vô thức như để xác nhận tâm trạng xấu của mình).

  • Tập trung vào những điều phiền muộn rồi thúc đẩy sự cáu kỉnh của chúng ta thêm nữa, điều này càng khiến chúng ta tập trung sâu hơn vào việc xác nhận tâm trạng cáu kỉnh của mình bằng cách tiếp tục xem xét môi trường để tìm những bực bội bên ngoài và phản ứng thái quá với chúng.

  • Đồng thời, chúng ta ít khi nhận thấy được những sự kiện và trải nghiệm tích cực mà lẽ ra có thể giúp giảm thiểu trạng thái thất vọng và cải thiện tâm trạng của chúng ta.

  • Thật vậy, đắm chìm và nhượng bộ sự cáu kỉnh có thể khiến ta rất khó để thoát ra và chúng ta bắt đầu chống lại bất kỳ nỗ lực nào từ những người thân yêu nhất để giúp chúng ta thoát khỏi tâm trạng ấy. Đó là lý do tại sao khi một người bạn thân hoặc thành viên trong gia đình khó chịu, bạn thường cảm thấy như thể mình không thể làm gì được.

  • Bất kỳ những nỗ lực để tương tác với họ đều có khả năng nhận về phản hồi thiếu kiên nhẫn, thù ghét hoặc bực tức, rút cục cuối cùng bạn chỉ biết giữ khoảng cách. Do đó, mối quan hệ của bạn có thể trở nên căng thẳng và xa cách. Người cáu kỉnh trở nên cô lập, sự cáu kỉnh gia tăng khiến họ có cảm giác rằng dường như không ai hiểu được những gì mình đang trải qua.

Hơn nữa, tâm trạng tiêu cực đôi khi có thể lây lan và sự cáu kỉnh là điều khá rõ ràng đối với người khác, nó khiến họ khó phớt lờ đi và khiến tâm trạng của họ dễ bị tác động tiêu cực. Thật vậy, những người chủ cáu kỉnh thường tạo ra nhiều căng thẳng trong đội của mình, và những thành viên trong gia đình hay cáu kỉnh thường tạo ra nhiều căng thẳng cho những người xung quanh họ nhất.

Vậy bạn có thể làm gì nếu người mà bạn quan tâm mắc chứng cáu kỉnh kinh niên?

  •  Thẳng thắn nói chuyện với họ

  Hãy bắt đầu bằng việc đề nghị họ nói chuyện để họ biết bạn muốn bàn luận về một chuyện nghiêm túc (thay vì dùng lời nói, hãy hành động bình thường khi bạn đã sẵn sàng vì bạn muốn họ chú ý hoàn toàn, vì thế họ có thể quan tâm đến bạn một cách nghiêm túc). Hãy nói rằng bạn lo lắng cho họ vì họ thường xuyên có tâm trạng tồi tệ, và họ phản ứng lại như thể bạn liên tục làm phiền đến họ.

  • Cho họ biết tâm trạng của họ đã và đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào

Họ có thể ngạc nhiên khi nghe điều đó - trong trường hợp này, họ có thể tự cố gắng để lưu tâm hơn trong tương lai. Nếu họ có vẻ dễ tiếp thu, lần sau khi họ phản ứng bực bội, bạn chỉ cần nhắc họ rằng: “Làm ơn đừng trả lời bằng giọng điệu khó chịu như vậy, tôi chỉ muốn hỏi thăm vì tôi quan tâm đến bạn”

Nếu họ nhận thấy rằng mình đang khó chịu vì những áp lực bên ngoài trong cuộc sống nhưng tâm trạng của họ lại rất ổn (ví dụ: “Bạn biết công việc khó khăn như thế nào mà!”), bạn có thể thừa nhận điều đó nhưng hãy để họ biết bạn đồng cảm với họ và tâm trạng của họ có ảnh hưởng lớn đến bạn ( hoặc ngược lại). Sau đó hãy bàn bạc tìm ra cách để đối phó với các áp lực để giảm sự cáu kỉnh của họ, điều này sẽ tốt cho cả hai

  • Đề xuất cho họ các kĩ thuật được cho là giúp giảm sự cáu kỉnh

Bài tập về lòng biết ơn: Dành 10 phút mỗi sáng để viết về ba điều mà họ biết ơn và lý do tại sao — điều đó có ý nghĩa gì đối với họ và tại sao họ lại cảm thấy biết ơn.

Thiền chánh niệm: Tập trung vào hơi thở, cảm nhận luồng không khí ra vào phổi của bạn -  khi các suy nghĩ tràn vào tâm trí - chúng sẽ ghi nhãn một cách thực tế và không có bất kỳ phán xét hay cảm xúc nào (ví dụ: 'Lo lắng về công việc' hoặc 'thất vọng với một người bạn ') và tập trung vào nhịp thở của bạn. Thiền chánh niệm đã được chứng minh giúp giảm phản ứng về cảm xúc đối với những suy nghĩ buồn bã và đau khổ.


Chỉnh khung nhận thức: hay được gọi là đánh giá lại nhận thức. Chỉnh khung nhận thức là một hình thức điều chỉnh cảm xúc, trong đó một người thay đổi quan điểm / câu chuyện của mình để thoát khỏi tình huống khó chịu / buồn bã / bực bội. Đây là một kỹ thuật điều chỉnh cảm xúc hiệu quả đã được chứng minh làm giảm cảm xúc đau khổ và cáu kỉnh. Bằng cách giúp người đó tìm ra lý do họ cáu kỉnh và cách họ có thể sắp xếp lại câu chuyện của mình, bạn không chỉ thể hiện sự quan tâm và lòng trắc ẩn đối với họ mà còn giúp họ tìm thấy sự lạc quan giúp điều chỉnh tình cảnh của họ một cách tích cực hơn.

Hơn nữa, chỉnh khung nhận thức, chánh niệm và biết ơn là những kỹ thuật có ích cho bạn vì chúng giúp giảm bớt căng thẳng và cáu kỉnh tăng cao khi bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của những người xung quanh. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc đề xuất cùng với người bạn cáu kỉnh của mình thực hành bài tập này. Điều đó khiến họ ít phòng vệ và cởi mở hơn trong việc xem xét các yêu cầu của bạn.

Thừa nhận rằng điều bạn yêu cầu họ thực hiện không hề dễ dàng

Sự cáu kỉnh là điều khó tránh và sự thôi thúc đả kích ai đó có thể mạnh mẽ. Thế nên hãy cho họ biết rằng bạn sẽ rất cảm kích và biết ơn nếu họ bỏ công sức sẵn sàng tiết chế mức độ và tần suất cáu kỉnh của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn đã nỗ lực giải quyết vấn đề nhưng người kia không chịu hợp tác, bạn có thể cân nhắc hạn chế tiếp xúc với họ để tránh bị ảnh hưởng. Tâm trạng lên xuống thất thường ngay cả những tình trạng cơ bản cũng có xu hướng biểu hiện theo chu kỳ, vì vậy tốt nhất nên lùi một bước cho đến khi họ cảm thấy tốt hơn.

Hãy trực tiếp giải quyết vấn đề với người đó, hi vọng họ có thể áp dụng các bước để cải thiện tâm trạng và sự cáu kỉnh của mình. Lần tới nếu bạn cũng trở nên như vậy, bạn có thể tự mình thực hiện các bước này trước khi đối tác hoặc bạn bè phải buộc bạn ngồi xuống để nói về vấn đề này.


Dịch giả: Việt Thy

Biên tập: Huyền Nguyễn

Nguồn ảnh: google.com

Link bài gốc: Why Are Some People Irritable All The Time? And What Can You Do?

LINK bài gốc tiếng Việt: https://www.ybox.vn/gia-vi/tam-ly-tai-sao-mot-so-nguoi-luon-cau-kinh-va-ban-co-the-lam-gi-62961128c747d737b973fb9e


Thay mặt cho Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Dịch giả  Việt ThyBáo Ybox Online vì cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. 

Sự đóng góp của Tác giả và Quý Báo rất quý giá và ý nghĩa. Xin trân trọng cảm ơn!