Đàn ông cũng khổ
Theo chuyên gia, vấn đề về giới không phải chỉ là của phụ nữ. Đàn ông cũng cần tham gia nhiều hơn để có bình đẳng giới thật sự.
Khi thực hiện nghiên cứu gần nhất về khuôn mẫu giới liên quan đến việc làm trên mạng xã hội của giới trẻ, PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương, khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQG Hà Nội, có ấn tượng đầu tiên là những khuôn mẫu giới có tính “truyền thống” vẫn tiếp tục được củng cố trong quan điểm của giới trẻ.
Thứ nhất, cái nhìn về nam và nữ vẫn bắt đầu từ những đặc tính về sinh học.
Ví dụ, phụ nữ được coi là những người dịu dàng, mềm mại, kiên nhẫn, bền bỉ, chịu đựng, nhẫn nại, khéo léo. Trong khi đó, đàn ông là những người mạnh mẽ, vững chãi, sáng tạo, sáng kiến, có trách nhiệm.
Những đặc tính này là khuôn mẫu giới, luôn được coi như cơ sở để nhìn nhận về vai trò của đàn ông và phụ nữ trong xã hội.
Cụ thể, phụ nữ được coi là phù hợp với vai trò chăm sóc và các loại công việc có tính cẩn trọng, nhẹ nhàng, cần đến sự tỉ mỉ. Bởi vậy, họ cần làm những công việc như kế toán, thư ký, hành chính văn phòng.
Còn đàn ông thích hợp làm những công việc có tính bứt phá, kỹ thuật, khoa học, lãnh đạo, đi đầu trong khi phụ nữ là người đi theo.
Đặc tính giới cũng quyết định việc đàn ông hay phụ nữ nên đứng ở đâu trong xã hội. Ví dụ, đàn ông mạnh mẽ nên ở bên ngoài, còn phụ nữ chỉn chu, cẩn thận nên ở bên trong.
Bên cạnh đó, người Việt không nghĩ về mình như những cá thể tồn tại độc lập trong xã hội. Họ thường suy nghĩ về trách nhiệm của mình như thành viên trong gia đình.
Ví dụ, khi lựa chọn nghề nghiệp, phụ nữ luôn nghĩ mình phải làm công việc gì để sau này lập gia đình có điều kiện chăm sóc con cái, ở gần nhà. Trong khi đó, đàn ông nghĩ tới công việc giúp mình trở thành người trụ cột.
Hay bố mẹ dạy con trai sau này phải làm trụ cột, kiếm tiền nuôi vợ, con, còn con gái được dạy phải học nữ công gia chánh để làm vợ, làm mẹ.
Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Đàn ông cũng khổ