Bình đẳng giới thực chất tại Việt Nam: Từ chính sách tới thực tiễn
Quan tâm và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945), nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế, việc thực hiện bình đẳng giới ở nước ta đã đạt được những kết quả to lớn và thực chất.
Chính sách nhân văn, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử về bình đẳng giới đã khiến cho sự tiến bộ của phụ nữ ở nước ta đạt nhiều kết quả, thể hiện qua những con số cụ thể.
Bình đẳng giới - quyền hiến định
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập ngày 2/9/1945 thì ngay Hiến pháp năm 1946 (bản hiến pháp đầu tiên) đã quy định về quyền bình đẳng giới. Điều 9 của Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện.”
Trong bản Hiến pháp năm 1959 quyền và nghĩa vụ của phụ nũ được xác định rõ ràng. Điều 24, Chương 3 của Hiến pháp năm 1959 quy định: Phụ nữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương.
Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Trong bản Hiến pháp năm 1980 quyền của phụ nữ vừa được lồng vào các quyền cơ bản của công dân, vừa được quy định riêng nhằm tạo ra những điểm nhấn quan trọng, khẳng định quyền của phụ nữ.
Điều 55 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.” Đây là quy định chung nhất cho tất cả các giới tính, thể hiện sự không phân biệt trước xã hội. Điều 57 quy định: “Công dân không phân biệt dân tộc, nam-nữ, thành phần xã hội…. từ 21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp” (các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Trung ương và địa phương).
Điều 63 nêu rõ: “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương nếu là công nhân, viên chức, hoặc hưởng phụ cấp sinh đẻ nếu là xã viên hợp tác xã.
Nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà ăn công cộng và những cơ sở phúc lợi xã hội khác, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập và nghỉ ngơi.”
Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Bình đẳng giới thực chất tại Việt Nam: Từ chính sách tới thực tiễn