Xóa bỏ định kiến giới để hướng tới bình đẳng giới thực chất

 Xóa bỏ định kiến giới để hướng tới bình đẳng giới thực chất - ảnh 2

(VOV5) - Việt Nam trong bối cảnh này đạt được những thành tựu về bình đẳng cũng như định kiến giới song vẫn còn có nhiều thách thức xung quanh đó đặc biệt vẫn là tâm lý ưa thích con trai. 

Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới đang gây ra những ảnh hưởng xấu trong xã hội, trong có tình trạng tử vong mẹ gia tăng, mất cân bằng giới tính khi sinh và nạn buôn người. Trước thực trạng này, ứng phó của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) là tập trung chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giới - thông qua hợp tác với tất cả các bên có liên quan nhằm hướng tới thay đổi chính sách và thay đổi hành vi của cả cộng đồng xã hội. Về nội dung này, ông Bjorn Andersson, Giám đốc UNFPA  khu vực Châu Á và Thái Bình Dương trả lời báo chí nhân chuyến thăm Việt Nam vừa qua

PV: Xin chào ông Bjorn Andersson! Xin ông cho biết lý do ông có chuyến thăm Việt Nam lần này? Là giám đốc phụ trách trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ dân số Liên hợp quốc UNFPA, ông đánh giá nhưnthế nào công về công tác xóa bỏ định kiến giới ở Việt Nam?

Ông Bjorn Andersson:  Đây là lần thứ 3 tôi đến Việt Nam và chuyến công tác của tôi, bên cạnh việc đến thăm một đất nước có cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời thì lý do chính là tham dự hội thảo hợp tác Nam Nam về vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và đi công tác thực tế các địa phương. Tại hội thảo, UNFPA và các đại diện đến từ nhiều quốc đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ cách xử lý vấn đề về tâm lý ưa thích con trai và lựa chọn giới tính khi sinh.

Việt Nam trong bối cảnh này đạt được những thành tựu về bình đẳng cũng như định kiến giới song vẫn còn có nhiều thách thức xung quanh đó đặc biệt vẫn là tâm lý ưa thích con trai. Vì vậy, tiếp đây làm thế nào để chúng ta có thể xử lý tình trạng đó. Giả sử 1 cặp vợ chồng biết được giới tính thai nhi thì rất có thể họ sẽ bỏ thai nhi nếu đó là gái. Điều này có thể tạo ra thách thức rằng ngày càng có nhiều bé trai hơn gái và cũng đương nhiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chặng đường sau trong cuộc đời của họ. Việt Nam, Ấn Độ, Nepal và Bangladesh,Trung Quốc...đều cử đại diện tham gia hội thảo NAM - NAM. Hi vọng chúng ta sẽ có giải pháp thực sự hiệu quả cho vấn đề này.

Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Xóa bỏ định kiến giới để hướng tới bình đẳng giới thực chất