Khi nữ VĐV vô danh thành triệu phú nhờ mạng xã hội
Các nữ VĐV sinh viên đang kiếm được hàng triệu USD nhờ lượt theo dõi lớn trên mạng. Tuy nhiên, một số người đấu tranh cho sự bình đẳng trong thể thao lo lắng đó là sự thụt lùi.
Olivia Dunne (20 tuổi) là VĐV thể dục dụng cụ của LSU. Cô hiện học năm 2 chuyên ngành Nghiên cứu Liên ngành.
Dunne đang dẫn đầu phong trào kiếm tiền nhờ quy tắc NIL thay đổi năm 2021, tức cho phép nữ VĐV ở cấp độ sinh viên có thu nhập thông qua tên tuổi, hình ảnh và sự thể hiện của họ.
Dunne không tiết lộ chính xác thu nhập cá nhân, nhưng nhiều thống kê cho thấy con số sẽ đạt 2 triệu USD trong năm tới, theo The New York Times.
“7 con số. Đó là điều tôi tự hào, đặc biệt vì tôi là phụ nữ. Không có giải đấu chuyên nghiệp nào cho VĐV nữ sau cấp độ đại học”, cô giải thích.
Dunne kiếm được số tiền “khủng” nhờ đăng bài lên mạng xã hội - nơi cô xen kẽ nội dung quảng cáo cho các thương hiệu với clip hát nhép hoặc biểu diễn điệu nhảy thịnh hành.
Đối với Dunne, việc được thoải mái thể hiện và khoe vóc dáng cơ thể, theo cách nhấn mạnh quan niệm truyền thống về vẻ đẹp phụ nữ, trên mạng xã hội chính là trao quyền.
Bước lùi
Quy tắc NIL đã thay đổi cuộc chơi đối với nữ VĐV sinh viên, đặc biệt là những người thi đấu ở môn thể thao không có doanh thu như thể dục dụng cụ.
Nhờ tận dụng danh tiếng trên mạng xã hội, Dunne và các nữ VĐV sinh viên khác được coi là triệu phú theo quy tắc NIL, bao gồm Haley và Hanna Cavinder - cặp song sinh chơi bóng rổ tại Miami; Sunisa Lee - VĐV thể dục dụng cụ ở Đại học Auburn và chủ nhân HCV tại Olympic Tokyo 2021; Paige Bueckers và Azzi Fudd - ngôi sao bóng rổ tại Connecticut.
Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Khi nữ VĐV vô danh thành triệu phú nhờ mạng xã hội