Tại sao nữ giới thường là mục tiêu quấy rối trên mạng?
“Nhìn trẻ như vậy mà đã có bằng Tiến sĩ rồi thì chắc chỉ có “mây mưa” với thầy.”
Tôi nhận được câu bình luận ở trên (đã được chỉnh sửa) dưới một video chỉ quay màn hình, bàn tay và khuôn mặt để hướng dẫn các bạn sinh viên cách ghi chép trên giảng đường. Một video thuần tuý học thuật, không hở hang, không có yếu tố nhạy cảm. Nhưng rất tiếc, đó không phải là bình luận khiếm nhã duy nhất.
Tôi là một người phụ nữ đã ngoài 30 tuổi, tốt nghiệp Tiến sĩ tại Mỹ và có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, thuyết trình trước đám đông. Vì vậy, mặc dù những bình luận như trên khiến tôi không khỏi sốc và ghê tởm, chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ tâm lý của tôi như khi còn trẻ nữa.
Nhưng tôi tự hỏi: Nếu một cô gái tuổi vị thành niên hay mới ngoài 20 tuổi nhận được những bình luận kiểu như thế này, cô gái ấy sẽ cảm thấy như thế nào? Cô ấy có dũng cảm tiếp tục theo đuổi đam mê của mình không, hay đóng sập lại máy tính, suy nghĩ tiêu cực về con người và từ đó không bao giờ tự tin chia sẻ bản thân nữa?
Bạn cũng có thể phản biện rằng: Đã đưa bản thân mình lên mạng xã hội rồi thì phải chấp nhận những bình luận trái chiều, thị phi…
Điều này có phần đúng, nhưng nó không thể phủ nhận được sự xấu xa, tiêu cực của một bộ phận những người thường xuyên chầu chực trên mạng để nhắn tin, bình luận quấy rối người khác, đặc biệt là nữ giới. Kể cả những bạn nữ đã để tài khoản riêng tư, hạn chế chia sẻ cũng không tránh khỏi hoàn toàn sự quấy rối.
Tại sao phụ nữ và trẻ em gái lại chịu nhiều sự làm phiền, quấy rối và bắt nạt nhiều trên mạng đến như vậy, đặc biệt ở Việt Nam và các quốc gia Châu Á?
Nữ giới là mục tiêu dễ dàng (easy target)
Dù ở bất kỳ xã hội nào, phụ nữ và trẻ em gái vẫn được xem là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị tổn thương và dễ bị lạm dụng.
Phụ nữ là đối tượng thường bị quấy rối theo hướng tình dục nhiều hơn nam giới và chịu tổn thương nhiều hơn.
Những kẻ có dụng tâm xấu, đặc biệt khi được tiếp tay bởi mạng xã hội với những tính năng ẩn danh-giấu mặt, thường xuyên nhắm vào đối tượng nữ giới để quấy rối. Vì họ cho rằng các cô gái thường yếu đuối, ít phản kháng, hoặc thường chọn im lặng thay vì đối đầu, tìm ra chân tướng kẻ quấy rối mình.
Những kẻ biến thái, thường xuyên gửi những hình ảnh tục tĩu qua tin nhắn, email rồi hèn hạ giấu mặt sau tấm màn hình, khoái trá khi nghĩ đến hình ảnh các cô gái tình cờ mở ra, hốt hoảng, rùng mình sợ hãi. Không ít chị em gặp phải tình trạng này nhưng không mấy ai có đủ dũng khí để công khai những kẻ quấy rối bệnh hoạn trên mạng đó.
Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Tại sao nữ giới thường là mục tiêu quấy rối trên mạng?