Tư duy "gia tộc hoá" trong cơ quan và vấn đề lạm dụng tình dục
Việc tưởng tượng cơ quan có thứ bậc như một gia tộc khiến người có vai vế thấp khó lên tiếng trước sự lạm dụng tới từ người có vai vế cao.
Một trong những vấn đề phức tạp nhất khi đi làm ở Việt Nam là xưng hô với đồng nghiệp. Văn hóa giao tiếp ở xã hội nước ta vốn dĩ chú trọng thứ bậc và kéo theo đó là những mối quan hệ nhuốm màu gia trưởng, biến nơi làm việc thành một không gian na ná gia tộc.
Đáng nói hơn nữa, sự lẫn lộn sắc thái quan hệ đồng nghiệp với quan hệ thân mật gây ra những vấn đề trầm trọng trong vạch ra ranh giới quan hệ, đặc biệt liên quan đến yếu tố tình cảm. Trong nhiều trường hợp, các quan hệ dễ bị thao túng từ phía người có vị thế cao hơn.
Ngay cả cách nhìn của xã hội, đến giờ vẫn đề cao sự ổn định của nơi làm việc thông qua bảo vệ trật tự thứ bậc, hơn là cho phép những cuộc phơi bày cho thấy sự bất ổn từ dưới lên. Hệ quả của nó là câu chuyện của Dạ Thảo Phương và vô vàn bi kịch không tên khác vẫn diễn ra hàng ngày trong xã hội.
Khi kẻ thấp cổ bé họng của "gia tộc" lên tiếng
Việc nữ nhà thơ Dạ Thảo Phương tố cáo một nam đồng nghiệp ở tờ báo cũ cưỡng hiếp mình cách đây 23 năm, nếu nhìn sâu xa hơn, chính là hành động thách thức sự cố gắng duy trì trật tự nói trên. Theo chị, cơ quan này đã không phân xử công minh, để lái bản chất câu chuyện trở thành sự vụ quan hệ tình ái và "gây lộn xộn ở nơi làm việc."
Cùng là hành vi tố cáo, tại sao tố cáo tham nhũng hay phạm tội khác lại không gây ra phản ứng dội lại cho người tố cáo bằng hành vị tố cáo cưỡng hiếp? Một trong những lý do Dạ Thảo Phương gặp phải sự phản ứng từ không ít người là bởi họ cho rằng, việc cưỡng hiếp không rõ ràng là vì chị cũng có “cơ chế phạm tội”.
Tức là, chị có cảm xúc với người đã lạm dụng chị, hay có sự gần gũi ở nơi làm việc. Câu chuyện này khiến chúng ta thấy, văn hóa giao tiếp ở cơ quan của người Việt thực sự có vấn đề.
Người Việt nào từ khi là một đứa trẻ cũng học những bài học giao tế đầu tiên bằng cách xác định rằng, người đối thoại hơn tuổi sẽ cùng vai vế với ông bà, cha mẹ, chú bác, anh chị mình, và ngay lập tức có lối xưng hô tùy theo.
Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Tư duy "gia tộc hoá" trong cơ quan và vấn đề lạm dụng tình dục