Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ?
Theo Mark Manson, những mối tình độc hại luôn cần drama để duy trì. Dẫu vậy, nhiều người vẫn khó lòng chấp nhận sự mất mát những mối quan hệ như vậy.
Mối quan hệ độc hại và lành mạnh
Nhiều người khó dứt khỏi mối quan hệ độc hại mà họ đang vướng vào. Để hiểu được lý do vì sao, ta cần nhìn ra sự khác biệt giữa chúng và các mối quan hệ lành mạnh:
- Mối quan hệ độc hại xảy ra khi hai người phụ thuộc vào nhau về cảm xúc. Họ dựa vào nhau để tìm kiếm sự chấp thuận và tôn trọng họ không thể tự dành cho chính mình.
- Mối quan hệ lành mạnh được hình thành khi hai người cộng sinh về cảm xúc. Họ chấp thuận và tôn trọng lẫn nhau, vì họ chấp thuận và tôn trọng chính mình.
Mối quan hệ độc hại cần drama để tồn tại. Những con người độc hại không biết yêu thương và tôn trọng bản thân, nên cũng không thể chấp nhận việc có ai khác yêu thương và tôn trọng họ. Nếu có đi chăng nữa, thì họ cũng không bao giờ tin tưởng những người này.
Và nếu hai người như vậy yêu nhau, thì họ cũng không thực sự thấy an toàn khi ở bên nhau. Họ luôn sợ đối phương sẽ không thích bất cứ thứ gì họ làm, sẽ nhận ra họ là kẻ thất bại và cuối cùng rời xa họ. Vậy là họ luôn cần một cách để “thử lòng” xem đối phương có thực sự muốn sát cánh cùng họ không. Drama chính là cách dễ dàng nhất để làm việc này.
Drama xảy ra khi ai đó tạo ra xung đột không cần thiết, dẫn đến cảm giác ý nghĩa sai lệch trong một thời gian ngắn. Khi một người độc hại gây drama và đối phương tha thứ cho họ, nó sẽ khiến mối quan hệ độc hại tạm thời được lãng mạn hóa và có thêm ý nghĩa.
Nhưng drama không kéo dài được lâu, bởi nó chỉ là tấm màn che giấu sự bất an và bất tín giữa hai người. Điều này nghĩa là hai người sẽ liên tục cần drama để tiếp tục giữ “ý nghĩa” cho mối quan hệ của họ.
Ở khía cạnh ngược lại, drama sẽ không thể tồn tại trong một mối quan hệ lành mạnh. Bởi khi đó con người ta nhận ra rằng, drama làm giảm ý nghĩa và tầm quan trọng mà họ đã cất công vun đắp cho tình yêu của mình. Họ mong đợi đối phương biết tự chịu trách nhiệm cho bản thân, từ đó thực sự quan tâm lẫn nhau.
Mối quan hệ độc hại tạo ra xung đột không cần thiết chỉ để khẳng định tình yêu và sự hỗ trợ lẫn nhau. Trong khi đó, mối quan hệ lành mạnh giảm thiểu tối đa xung đột để dành chỗ cho tình yêu và sự hỗ trợ vốn đã ở đó.
Để giúp bạn dễ hình dung hơn, ta hãy quay trở lại câu chuyện tôi kể ở phần trước về thời điểm tôi mới gặp vợ mình. Tôi thực sự nhớ cảm giác cuồng nhiệt và rạo rực của những ngày tháng đó. Nhưng nếu quan hệ của chúng tôi độc hại và tôi luôn có cảm giác bất an, tôi sẽ đáp lại nỗi buồn đó bằng cách gây gổ với vợ.
Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ?