Sportswashing: Khi thể thao trở thành công cụ tẩy trắng
1. Sportswashing là gì?
Sportswashing, ghép từ “sport” (thể thao) và “washing” (rửa, giặt) là hiện tượng lợi dụng thể thao nói chung và các sự kiện thể thao nói riêng để thanh tẩy danh tiếng và che giấu những việc làm sai trái.
Nói cách khác, sportswashing là cách nhiều quốc gia hay tổ chức sử dụng thể thao làm tấm bình phong che đậy các vấn đề thực sự mà những quốc gia hay tổ chức đó mắc phải.
2. Nguồn gốc của Sportswashing?
Đây là một thuật ngữ tương đối mới, được sử dụng bởi một số đơn vị truyền thông ở châu Âu như tờ The Guardian và các tổ chức về quyền con người. Thuật ngữ này chưa có định nghĩa chính thức trong các từ điển tiếng Anh chính thống.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khái niệm này bắt đầu được nhiều người biết tới vào năm 2015 trong chiến dịch “Sports for Rights” để phản đối Đại hội Thể thao Châu Âu (European Games) tại Azerbaijan.
3. Tại sao sportswashing phổ biến?
“Thể thao có thể thay đổi thế giới, có năng lực truyền cảm hứng. Thể thao có thể liên kết mọi người theo cách riêng. Nó giao tiếp với người trẻ bằng thứ ngôn ngữ mà họ hiểu. Thể thao có thể tạo ra hy vọng trong sự tuyệt vọng.”
Đó là những gì Nelson Mandela đã nói vào năm 1995. Những khả thể tốt đẹp của thể thao như truyền cảm hứng, gắn kết cộng đồng và giới trẻ là lí do chúng ta thích xem và tham gia chơi thể thao. Nó như một thứ ngôn ngữ chung kéo các nền văn hóa lại gần nhau hơn trên danh nghĩa cạnh tranh lành mạnh vì tình đoàn kết và sức khỏe thể chất.
Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc tại đây: Sportswashing: Khi thể thao trở thành công cụ tẩy trắng