Ra trường xong vẫn mơ hồ tương lai, liệu có phải “thất bại”?

9 sai lầm luôn gặp ở kẻ thất bại: Nếu không thay đổi được, đừng mơ

Từ Vietcetera đến những bạn trẻ vẫn ngày đêm quẩn quanh “không biết phải làm gì” sau 16 năm miệt mài đèn sách.


Tốt nghiệp đại học… rồi sao nữa?


Từ nhỏ đến lớn, vốn dĩ ta vẫn luôn đi cùng nhau trên một lộ trình khuôn mẫu: Cấp 1 - Cấp 2 - Cấp 3 và Đại học. Như từng cấp độ khó-dễ trong game, ta luôn mong chờ được kết thúc ván này để bước sang ván kế.

Vậy tốt nghiệp đại học rồi thì sao? Không một nhà tiên tri nào nói ta biết chính xác chuyện gì sẽ xảy ra sau khi ngưỡng Đại học kết thúc.

Ta chỉ quan sát thấy các bạn vừa năm 3 đã rục rịch sửa CV, nộp đơn xin việc, chập chững theo đuổi một hình mẫu công việc mơ ước nào đó để rồi 2-3 năm sau có thể trở thành “người thành công", hoặc không.

Ý nghĩ về việc “không thành công” tồn tại ở khắp nơi, vì nhìn chung cuộc đời mỗi người đã bắt đầu rẽ nhánh từ đây. 22 tuổi, có người chọn ra trường lập gia đình, người du học thạc sỹ, hay bắt đầu nhận việc tại một tập đoàn đa quốc gia hoành tráng.

Tóm lại đây chính là giai đoạn, ta nhìn quanh và thấy ai cũng có vẻ hiểu rõ lựa chọn cuộc đời họ hơn mình. Giữa những mông lung mơ hồ không định hướng đó sau ngày tốt nghiệp, hiện tượng PCSD (Post Commencement Stress Disorder) sẽ lý giải tâm lý bạn và cách giúp bạn vượt qua khoảng thời gian khốn đốn này.

Người muốn thành công phải thấu hiểu thất bại

Bất an khi cuộc đời bỗng… sang trang mới

Tháng sau xách vali đi du học, tuần sau nhận việc ở chỗ làm mới,… Ta nôn nao háo hức trước bước chuyển lớn của cuộc đời, song không tránh khỏi cảm giác lo âu mơ hồ khi phải bắt đầu thứ mà ta gần như chẳng biết gì về nó.
Tiến sĩ Bernard Lushkin từ Đại học UCLA (Mỹ) đã nghiên cứu và gọi tên hiện tượng này bằng PCSD - Post Commencement Stress Disorder (tạm dịch: Rối loạn căng thẳng hậu khởi đầu) chỉ trạng thái tiêu cực, bồn chồn lo âu khi cuộc sống ta bỗng bước sang trang mới, như kết hôn, tốt nghiệp, du học, định cư...

PCSD là trạng thái tâm lý bình thường ở con người yêu cầu họ học cách thích nghi với mọi biến đổi lớn nhỏ, và tùy theo trải nghiệm cá nhân mỗi người sẽ quyết định khả năng họ vượt qua PCSD nhanh hay không.

Theo tiến sĩ Bernard Lushkin, đây là những dấu hiệu bạn đang gặp PCSD:
  • Lo lắng, bất an và cảm giác mất kiểm soát với tương lai chính mình.
  • Luôn thấy mình cần được giúp đỡ, nhưng lại thiếu thốn sự giúp đỡ.
  • Tự dán nhãn “thất bại” cho bản thân nếu không xác định được mục tiêu mình sẽ làm ở “chương mới”. Ví dụ: tốt nghiệp xong vài tháng vẫn thất nghiệp thì là thất bại.
  • Rút lui khỏi các cuộc gặp gỡ xã hội để né tránh cảm giác tiêu cực.
“Nhờ” PCSD, đạt được mục tiêu đôi khi vẫn trở thành nỗi thất vọng vì ta chẳng biết phải làm gì tiếp theo. Nguyên nhân lớn nhất của tâm lý tiêu cực này đến từ 2 chữ “kỳ vọng” - kỳ vọng từ chính bản thân phải đạt được thành tích khi đời đã sang trang, và kỳ vọng từ gia đình cả xã hội lên những đứa trẻ vừa trưởng thành.
Đứng trước giai đoạn này của cuộc đời, làm thế nào để ta vượt qua PCSD và từng bước “kiểm soát” cuộc sống mình tốt hơn?

Đọc tiếp bài viết từ LINK gốc TẠI ĐÂY: Ra trường xong vẫn mơ hồ tương lai, liệu có phải “thất bại”?