Đàn ông chăm chút vẻ ngoài, định nghĩa nam tính có thay đổi?

 Nam giới Hàn Quốc ngày càng chú ý đến các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Theo GlobalData, khoảng 3/4 đàn ông tại xứ sở kim chi sử dụng liệu trình phục hồi da, tóc hàng tuần.

Zing trích dịch bài đăng trên CNN, nói về xu hướng làm đẹp dành cho nam giới ở Hàn Quốc trong những năm gần đây và tác động của nó đến thị trường mỹ phẩm tại phương Tây.

Đàn ông Hàn Quốc từ lâu đã đón nhận sản phẩm làm đẹp dành cho nam giới như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống. Trong khi những thứ này hiếm được sử dụng ở các nước phương Tây.

Nếu xét riêng về nam giới, trong một thập kỷ qua, họ là nhóm chi tiền nhiều nhất trên thế giới cho chăm sóc da. Thị trường làm đẹp ở Hàn Quốc đã tăng trưởng 44% tính từ năm 2011- 2017, theo Euromonitor.

Hàn Quốc là thị trường màu mỡ dành cho các hãng mỹ phẩm phát triển. Ảnh: Lee Dong Wook.
Dinh nghia ve nam tinh thay doi khi dan ong Han cham chut ve ngoai anh 1

Hàn Quốc là thị trường màu mỡ dành cho các hãng mỹ phẩm phát triển. Ảnh: Lee Dong Wook.

Theo khảo sát của GlobalData cho thấy khoảng 3/4 đàn ông Hàn Quốc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc và da hàng tuần.

Con số này thậm chí còn cao hơn khi hỏi những người thuộc thế hệ Z. 58% bạn trẻ sinh sau năm 2000 cho biết họ thực hiện các liệu pháp bảo vệ sắc đẹp ít nhất 1 lần/tuần, chiếm khoảng 34% tỷ lệ đàn ông xứ Hàn.

Bùng nổ xu hướng làm đẹp dành cho nam giới

Theo Roald Maliangkay, Giám đốc Viện Hàn Quốc học tại Đại học Quốc gia Australia, hiện tượng này có thể xuất phát từ sức ảnh hưởng của Kpop.

"Tôi bị ấn tượng bởi nhiều chàng trai trẻ bắt chước phong cách của các nam thần tượng trong showbiz. Khi đi trên phố Myeongdong, tôi nhìn thấy hàng loạt thanh niên diện trang phục đẹp mắt, mái tóc được chải chuốt hoàn hảo và đều có mắt 2 mí (đa số được can thiệp qua phẫu thuật thẩm mỹ). Thậm chí, tôi còn bắt gặp một vài người trang điểm nhẹ", ông Maliangkay nói.

Phong cách dạo phố của những mỹ nam Hàn luôn được quan tâm, chú ý. Ảnh: Pinterest.
Phong cách dạo phố của những mỹ nam Hàn luôn được quan tâm, chú ý. Ảnh: Pinterest.

Xu hướng này có thể xuất phát từ áp lực buộc nam giới phải cạnh tranh trong một thị trường việc làm khắc nghiệt, theo nhận định của James Turnbull, nhà văn kiêm giảng viên sống tại Busan.

"Trong môi trường hiện nay, những người từ 20-30 tuổi đều muốn cải thiện hồ sơ của họ qua bằng cấp, kinh nghiệm thực tập, trình độ tiếng Anh… Ngoại hình cũng là một yếu tố được cân nhắc đến. Vì thế, ngành công nghiệp làm đẹp ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân, cũng như mong muốn đạt được bước tiến quan trọng khi cạnh tranh với các đối thủ khác”, Turnbull chia sẻ.

Thay đổi hình mẫu lý tưởng ở nam giới

Tuy nhiên, nguồn gốc của việc bùng nổ chăm sóc sắc đẹp ở nam giới có thể phức tạp hơn.

Một nghiên cứu vào năm 2010 của Maliangkay và Turnbu đã nêu bật lên giả thuyết: việc loại trừ khái niệm nam tính truyền thống trên thực tế là do vai trò dẫn đầu của phụ nữ khi chống lại bất bình đẳng giới suốt nhiều thập kỷ.

Hai tác giả còn cho rằng một trong những chất xúc tác chính là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc tăng nhanh, nhưng các số liệu cho thấy phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Phụ nữ Hàn thay đổi quan điểm về hình mẫu lý tưởng. Ảnh: Kim Soo Huyn.
Dinh nghia ve nam tinh thay doi khi dan ong Han cham chut ve ngoai anh 4

Phụ nữ Hàn thay đổi quan điểm về hình mẫu lý tưởng. Ảnh: Kim Soo Huyn.

Trong những năm sau sự kiện trên, tỷ lệ thất nghiệp ở nữ là 8,2%, cao hơn 3% so với nam. Cùng với sự chênh lệch này, bất bình đẳng giới còn thể hiện ở các cơ quan, văn phòng.

Những năm gần đây, việc đề cập đến vai trò từng giới trong văn học và điện ảnh đã góp phần thúc đẩy phụ nữ thay đổi hình mẫu lý tưởng. Họ có xu hướng tìm kiếm bạn đời có tính cách nhẹ nhàng, dịu dàng - những người mà theo Malingkay là "có khả năng khiến người khác phái cảm thấy uy quyền hơn".

“Các sinh viên nam ngày nay ít chạy theo hình mẫu thanh niên như văn hóa đại chúng thời trước ca ngợi. Đó là những người đàn ông cứng cỏi, ít có cơ hội vào đại học hoặc có cuộc sống bình thường, phẳng lặng. Thay vào đó, họ buộc phải thể hiện sự gan góc của mình như những người lính, xã hội đen hoặc cảnh sát và thường giải quyết vấn đề bằng biện pháp bạo lực. Họ chỉ bộc lộ sự mong manh họ khi phải diễn đạt cảm xúc bằng lời nói", Malingkay cho hay.

...

Đọc bài từ LINK gốc tại đây: Đàn ông chăm chút vẻ ngoài, định nghĩa nam tính có thay đổi? - Đời sống - ZINGNEWS.VN