Không, Bạn Không ‘Bị Kích Thích Tình Dục’ Khi Nhìn Chằm Chằm Vào Ngực của Phụ Nữ
Tác
giả/Author: Michelle Smith, Deakin University
Người dịch/Translator: Doãn Thi Ngọc- Lecturer,
Hoa Sen University
Bây giờ bạn có thể đã biết về sự kiện “Free
the Nipple-Chiến Dịch Ngực Trần” được tổ chức tại Brisbane vào ngày 17 tháng 1, và nó được một trong những nhà tổ chức mô tả như sau:
“chỉ là một cách để chúng tôi ngồi ở một
nơi công cộng và cảm thấy rằng chúng
tôi có thể để ngực
trần và cùng nhau có những cuộc nói chuyện vui vẻ.”
Chiến dịch Free the Nipple - được đặt tên theo bộ phim
Lina Esco năm 2014 - là một nỗ lực toàn cầu nhằm loại trừ
tình dục hóa bộ ngực của phụ nữ và cho
phép phụ nữ tự do để ngực trần ở những nơi mà nam giới và trẻ em trai cũng có thể làm như vậy. Nhưng những chiến dịch như thế này
có lố bịch trong
một nền văn hóa
khiêu dâm bịcường điệu hóa hay không? Chẳng phải người
ta đã cho rằng sự hấp dẫn về giới
tính của bộ ngực đối với đàn ông và nhiều phụ nữ, bị cho
là gây “kích thích tình dục” là không thể thay đổi hay sao?
Buổi dã ngoại ở Brisbane
đã thu hút sự chú ý của hàng trăm người đàn ông
trên mạng, những người lo lắng rằng đàn
ông không được tham dự, mặc dù sự kiện này nhằm cung cấp một không gian an toàn cho phụ nữ tụ tập với
nhau, mà không bị “tình dục hóa”.
Văn hóa phương Tây đương đại coi bộ ngực là đối tượng khiêu
dâm, như minh họa cho việc thực hành
nâng ngực thông qua cấy ghép
ngày càng tăng.
Phần lớn sự khó chịu và xấu hổ xung quanh việc cho con
bú nơi công cộng bắt nguồn từ sự hiểu biết quá mức về bộ ngực như sự kích thích tình dục đối với người xem.
Ví dụ, đã có
nhiều trường hợp lặp đi lặp lại trong
đó có Facebook đã xóa ảnh các bà
mẹ đang cho con bú.
Chính sách về ảnh khoả thân gần đây nhất của trang web cũng hạn chế “một số hình ảnh về bộngực của phụ nữ nếu chúng lộ
ra cả núm vú”, nhưng hiện nay họ đã cho phép đăng “ảnh phụ nữ cho con bú”.
Thực tế là, điều thường bị bỏ qua
trong các cuộc thảo luận về sức hấp dẫn tính dục của bộ ngực là không
phải lúc nào chúng cũng được coi là sức hấp dẫn khó cưỡng ở mọi thời điểm trong lịch sử và mọi nền văn hóa.
Các bộ phận khác trên cơ thể phụ nữ cũng được xem là
hấp dẫn hơn ngực, bao gồm: mông, chân, mắt cá
chân, tóc và bàn chân. Bàn chân bị cột lại
(hay còn gọi “gót sen hồng”) ở thời Trung
Quốc cổ đại có mối liên hệ mạnh mẽ đến khiêu dâm và những hành vi có thể thực hiện với chúng được trình
bày chi tiết trong sách hướng dẫn tình dục có minh
họa.
Những bộ phận cơ thể này không liên quan đến khả năng
sinh sản hoặc nuôi dưỡng con cái của người phụ nữ, như thường được gợi ý để giải thích cho quan điểm hiện đại về bộ ngực lớn. (Kích thước của bộngực lớn hơn, hoặc nhiều mô mỡ hơn, không có nghĩa là một phụ nữ có thể sản xuất nhiều sữa hơn một phụ nữ ngực nhỏ hơn.)
Mông mới thực sự là một dấu hiệu đánh
giá khả năng sinh sản của phụ nữ tốt hơn so với ngực. Vòng mông cho biết liệu phụ nữ có đủ lượng mỡ dự trữ để duy trì
thai kỳ và kích thước của vùng
chậu và quan trọng khi còn trẻ và sẽ kém hơn theo
tuổi tác.
Sự hấp dẫn của vòng mông lớn hơn thể hiện rõ ràng không chỉtrong các xu hướng lịch sử thời trang ở thế kỷ 19, mà còn giữa các
nhóm chủng tộc nhất định trong
nền văn hóa hiện đại. Các cộng đồng người Mỹ gốc Phi và
gốc Tây Ban Nha có nhiều khả năng tìm
kiếm phương pháp nâng mông (cấy ghép) nhất và âm
nhạc hip hop đã mang đến cho chúng ta hàng chục lời ca ngợi về những “booties-cái mông lớn”.
Các bộ phận cơ thể mà các nền văn hóa
khác nhau tôn sùng thường là những bộ phận phải được che phủ bởi quần áo. Theo lời của tác giả
Elizabeth Wilson, trong cuốn sách
Adorned in Dreams: Fashion and Modernity năm 1985 của bà:
“Ngay cả trong những xã hội mà các
thành viên thường mặc ít quần áo, người ta vẫn cho rằng ăn mặc hở hang để tham gia các buổi lễ khiêu vũ và những dịp khác có khả năng khơi dậy hứng thú tình dục. Người ta thường nói rằng trang phục làm
tăng sự hấp dẫn tình dục vì nó vừa để lộ vừa che
khuyết điểm trên cơ thể.”
Ngày nay, bộ ngực là một ví dụ về sự che giấu dẫn đến sự hấp dẫn tình dục, nhưng có những trường hợp khác cho thấy quá
trình này không phải là kết quả của ham muốn bẩm
sinh của “kích thích tình dục”.
Mông và ngực có thể bị tình dục
hóa, một phần vì
chúng ở gần cơ quan sinh dục và có vị
trí của những đặc điểm giới tính thứ cấp, nhưng làm thế nào để giải thích sự khêu gợi nơi mắt cá chân của phụ nữ?
Ở Anh thời Victoria, những người phụ nữ đáng
kính mặc váy dài và váy che toàn bộ đôi chân của họ. Như tác giả Jane Nicholas đã viết trong The Modern Girl (2015), việc những khu vực này luôn được che giấu có nghĩa là “một cái
nhìn thoáng qua về mắt cá chân hoặc bắp chân có thể gây cứng”
đối với đàn
ông.
Giống như mắt cá
chân, tóc trên đầu không
có chức năng tình dục vốn có, nhưng nó cũng đã bị đồng hóa với khiêu dâm trong nhiều truyền thống tôn giáo, do đó, yêu cầu phụ nữ để tóc phải
che kín và thậm chí cả mặt. Nhiều cô gái và phụ nữ Hồi giáo
che tóc khi ra ngoài, và trong một số cộng đồng Do Thái, phụ nữ đã kết hôn phải
đội mũ, quàng khăn hoặc đội tóc giả để che đi
mái tóc thật của chính họ.
Những điều cấm kỵ về việc để lộ mắt cá chân
và tóc của phụ nữ ở nơi công cộng minh họa rằng các bộ phận trên cơ thể phụ nữ được coi là kích thích tình dục có thể thay đổi ở những thời điểm và địa điểm khác nhau và việc che giấu chúng
chỉ làm tăng thêm sức hấp dẫn bị cấm đoán của chúng.
Khi nghĩ về phong
trào ‘Giải Phóng Núm Vú hay Chiến Dịch Ngực Trần’, cũng
có một điểm rõ ràng
là nhiều nền văn hóa
trên thế giới không
yêu cầu phụ nữ phải che ngực cho đến khi có
sự can thiệp của các nhà truyền giáo
Thiên chúa giáo hoặc sự du nhập của đạo Hồi. Ở những nơi mà phụ nữ thường xuyên để ngực trần, thái độ đối với bộ ngực, không
có gì ngạc nhiên, khác với những nơi cấm phơi bày chúng.
Điều này
không có nghĩa là phủ nhận rằng nhiều người cảm thấy thích
thú khi nhìn vào bộ ngực hoặc bản thân phụ nữ thường cảm thấy thích
thú khi nhìn vào bộ ngực của họ. Nhưng khi nói đến cuộc tranh luận về việc liệu phụ nữ có thể để ngực trần xuất hiện ở nơi công cộng hay
không, chúng ta có thể thách thức với ý kiến cho rằng ham muốn không
thể ngăn cản được sự nhìn ngắm ngực của phụ nữ theo
cách tình dục là một phần cố hữu của bản chất sinh học nam giới sẽ không
bao giờ thay đổi.
Cũng giống như việc chúng
ta có thể không hiểu tại sao một phụ nữ thời Victoria không thể sải bước xuống phố với bắp chân lộ ra, thì chúng ta cũng có thể nhìn lại tương lai với một số bí ẩn về ý tưởng rằng một vài phụ nữ để ngực trần đi dã ngoại có thể gây ra cuộc tranh
luận sôi nổi.
Báo The Conversation và tác giả Michelle Smith, Deakin University cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn
văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn
văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý
nghĩa.
This article is
republished from The Conversation under a Creative Commons license. Read
the original article.
Link gốc: https://theconversation.com/no-youre-not-hardwired-to-stare-at-womens-breasts-53449