Quan niệm bình đẳng trong kinh Trung A-hàm

 


Chúng ta không thể đánh giá một con người qua hình dáng bên ngoài mà phải nhìn nhận qua nhân cách, đạo đức bên trong được thể hiện qua cách sống của anh ta đối với mọi người trong mọi hoàn cảnh.

1. DẪN NHẬP

Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ, một nước có sự phân biệt giai cấp, kỳ thị chủng tộc khắc nghiệt. Đức Phật đã mang chân lý, một đạo lộ mới giúp con người nhận thức vấn đề ấy một cách sáng tỏĐức Phật là bậc giác ngộthông hiểu mọi ngọn ngành của cuộc sống với tinh thần xả ly trọn vẹn, như vấn đề đạo đức, chính trị xã hội…

Triết học chính trị xã hội bao gồm những vấn đề liên quan đến hạnh phúc của con người như bình đẳngtự do dân chủnhân đạo, chính trị quân sự… khi nói về Phật giáo, là những con người xuất ly thế tục, không màng nhân sự, nhưng không phải vì thế mà họ bỏ mặc những nỗi đau. Các vị thiền sư từng là những quốc sưcố vấn cho biết bao chính trị gia chiến thắng được kẻ thùPhật giáo có phải là tôn giáo, khoa học? Đức Phật có phải là một xã hội - chính trị gia? Phật giáo chỉ là Phật giáo không là gì cả, đức Phật cũng không phải một nhà xã hội, một chính trị gia, Ngài vượt lên trên cả những vấn đề ấy! Đứng về mặt chính trị, đức Phật không tham gia, nhưng Ngài đã chuyển hóa biết bao nhà vua trở thành anh minh, thương dân như thương con, lấy từ bitrí tuệ để cai trị dân. Khi đề cập đến bình đẳng, nhân đạo…thì Phật giáo mang tinh thần nhân đạo, cũng như bình đẳng tuyệt đối.

Tất cả chúng sanh, dù ở địa vịgiai cấp nào thì mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì mình đã tạo tác qua thân, khẩu, ý. Định luật vô thường hay nghiệp chi phối toàn bộ chúng hữu tình. Dầu anh ở địa vị nào đi nữa thì cũng không thể tránh được lưỡi hái của tử thần khi anh chưa thật sự chiến thắng bản thân mình với những dục vọng của thế gian. Khi còn hiện hữu ở thế gian, có thể anh là tổng thống, giám đốc… nhưng khi trút hơi thở rồi anh sẽ là ai? Chúng ta có thể lấy quyền lực hiện tại ở cõi ta bà này để chi phối hay ra lệnh số phận ở tương lai? Chỉ có tiếng nói đạo đức bên trong dưới sự điều khiển của luật nhân quả mới có năng lực ấy mà thôi! Con người sống trên cuộc đời với muôn hình muôn vẻ, người giàu sang kẻ nghèo hèn, đẹp xấu, thông minh, khờ khạo… khi chết đi chỉ hai bàn tay trắng cùng nghiệp thức duy nhất theo mình để kiến tạo một đời sống kế tiếp.

Như vậy, con người bình đẳng nhau từ nguyên nhân xuất hiện, đó là vấn đề sâu xa nhất có thể họ sẽ không bao giờ nghĩ đến. Con người thường đòi quyền tự dobình đẳngđồng thời có nhiều hiến chươnghiến pháp ra đời nhằm mang lại quyền ấy cho con người. Nhưng hình như tất cả đều đang nằm trong một khía cạnh thật mong manh và đặc thù nào đó khó phân biệt ranh giới giữa những vấn đề được đặt ra và thực hiệnVấn đề bình đẳng xưa và nay hoàn toàn khác biệt, xã hội phát triển với những đòi hỏi nhu cầu quá cao của con người, công việc được làm theo nguyên tắc khoa học không còn đặt nặng về mặt tình cảm, nên quyền bình đẳng được thể hiện ở sự phân biệt rạch ròi, công bằng… nhiều lúc dẫn đến sự hiểu sai của người nhận thứcchúng ta cần phân tích, chia chẻ vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau theo sự logic của triết học, mới thấy được giá trị bình đẳng nằm ở sự phân biệt. Anh A không thể là anh B, và tại sao anh C lại như thế này mà anh D lại như thế kia, tại sao đồng thời sinh ra trên cuộc đời nhưng mỗi người mỗi giai cấp, số phận giàu nghèo khác nhau? Tại sao cùng làm trong một công ty nhưng lương anh cao còn lương tôi lại thấp? đó có phải là sự bất bình đẳng? Sự bình đẳng có thể xóa tan được những kỳ thị giai cấpchủng tộc trong xã hội không? Nó có thể được đo lường bằng trọng lượng, bằng hình thức bên ngoài?

Chúng ta không thể đánh giá một con người qua hình dáng bên ngoài mà phải nhìn nhận qua nhân cách, đạo đức bên trong được thể hiện qua cách sống của anh ta đối với mọi người trong mọi hoàn cảnh. Chính vì vậyvấn đề bình đẳng không thể dựa vào giai cấpđịa vị, chủng tộc… để đánh giá mà cần dựa vào phẩm chất bên trong. Đặc biệt đạo Phật lấy sự tu đạo làm thước đo chuẩn mực cao nhất của sự bình đẳng: “Sự sang, hèn của con người là do nhân cách chứ không phải do giòng họ mà có; đối với việc tu đạo, giòng dõi tuyệt đối không có một ý nghĩa nào cả, mà chỉ khác nhau ở chỗ có hăng hái hay không trong việc tiến tu mà thôi: đó là chủ trương cốt tủy của Phật và các đệ tử”.[1] Đức Phật cũng dạy: mọi dòng sông khi đổ về biển cả có chung vị mặn cũng như giáo pháp của Ngài chỉ có một vị giải thoát mà thôi. Tất cả mọi chúng sanh đều có Phật tánh và có thể thành Phật, đó là sự bình đẳng tuyệt đối.

Chúng tôi trình bày vấn đề Quan niệm bình đẳng của Phật giáo trong kinh Trung A HàmVấn đề bình đẳng đã được nhiều học giả quan tâmnghiên cứuTuy nhiênvấn đề bình đẳng trong kinh Trung A Hàm, một bộ kinh Nguyên Thủy, nguồn tài liệu đáng tin cậy thì hầu như còn rất ít. Chúng tôi muốn trở về nguồn cội xưa, để nhận thức đúng bình đẳng trong Phật giáođồng thời mở ra cho mọi người một cái nhìn mới hơn về vấn đề này, thấy được giá trị của những lời Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ…

1. Khái niệm bình đẳng và sự phân chia giai cấp ở Ấn Độ

Bình đẳng là một vấn đề được thế giới ngày nay bàn cãi rất nhiều, ai ai cũng mong muốn có được cuộc sống bình đẳng, đó là quyền được sống, được tự do và mong muốn hạnh phúcVậy thì thế nào là bình đẳng? Phải chăng hai chiếc xe giống nhau, hai ngôi nhà y hệt nhau là bình đẳng? Đó là sự đồng nhất chứ không phải là bình đẳng. Khi đề cập đến Bình Đẳng là chúng ta nói đền sự tương quan công bình hay công lý giữa người và người. Cuốn Từ Điển Triết Học cho rằng: “Bình đẳng là khái niệm nói lên vị trí như nhau của con người trong xã hội, nhưng lại có một nội dung khác nhau trong những thời đại lịch sử khác nhau và ở những giai cấp khác nhau…Sự bình đẳng hoàn toàn chỉ được tạo ra dưới chủ nghĩa cộng sản. Nhưng sự bình đẳng của cộng sản chủ nghĩa không có nghĩa là một sự san bằng nào đó đối với tất cả mọi người, mà ngược lại, nó mở ra những khả năng vô hạn cho mỗi người tự do phát triển những năng lực và nhu cầu của mình, tương xứng với những phẩm chất và năng khiếu cá nhân”.[2]

Aristotes đã diễn tả một cách chí lý quan niệm Bình Đẳng là Công Bình như sau: “Bất công là bất bình đẳng và công bình là bình đẳng”. “Những người không bằng nhau được đãi ngộ tùy theo sự khác biệt của họ”. Như vậy, bình đẳng là một sự công bằng chứ không phải sự giống nhau. Thế nào là công bằng? chúng ta thử xét qua công ty may mặc ăn lương theo sản phẩm chẳng hạn. Cùng trong một tháng, anh may được số lượng nhiều thì lương anh cao, tôi may được ít thì lương tôi thấp; hay lương của một kỹ sư thì tất nhiên phải cao hơn lương của một anh công nhân, điều đó rất công bằng, đó là sự bình đẳng. Trong một xã hội có người giỏi, kẻ dở; người ngu, kẻ thông minh; người giàu, kẻ nghèo… đó không phải là sự bất bình đẳng. Họ xứng đáng hưởng những gì mình tạo ra, và chúng ta chỉ có thể tìm phương thể để tạo môi trường bình đẳng giữa người với người trong xã hội theo tiêu chuẩn công bằng, nhưng chúng ta không thể san bằng mọi khác biệt để tạo sự đồng nhất rập khuôn. Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách mạng Pháp năm 1789, điều 6 nêu lên như sau: “Nhận thức rằng tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nên tất cả đều có quyền được trả lương như nhau và ngang hàng nhau trong việc đảm nhận những chức vụ công, tùy theo khả năng của họ và chỉ dựa trên một tiêu chuẩn duy nhứt là đức độ và trí thức của họ”. Đây là một Tuyên ngôn hoàn toàn công bằng và hợp lý, tùy vào khả năng xứng đáng cùng với đức độtri thức của con người.

Đứng về mặt sinh học, mỗi con người sinh ra đều có đủ lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Con người không khác nhau về thân tứ đạingũ uẩn này. Có khác nhau chăng là chỉ khác về hình thức bên ngoài, màu da, tóc… và sự khác biệt lớn nhất đã đưa con người cách xa nhau nhất đó là ngôn ngữ. Nhưng điều này không đủ cơ sở và điều kiện để tạo nên sự bất bình đẳng trong cuộc sống của con người. Do vô minhchấp thủcon người đấu tranh để giành quyền lợi cá nhân dẫn đến sự bất bình đẳng, như vậy sự bất bình đẳng do chính con người tạo ra và gây đau khổ cho nhau. Tuy nhiên, tất cả con người đều chung một loài sinh vật. Mỗi người đều có cùng, ít nhất là về mặt tiềm năng, những đặc điểm đặc biệt của chủng loài đó, có tính cách, óc suy luậný chí tự do và tinh thần trách nhiệm, những điều này tạo nên phẩm chất hoặc giá trị riêng của từng cá nhân, tất cả con người đều có cùng những quyền nào đó mà không một chính quyền nào có thể cướp đi được: đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây là điều hiển nhiên chúng ta không thể chối cãi được. Như vậy con người có quyền bình đẳng, sống, học tập và lao động, cống hiến cho xã hội những gì có thể. Nhà trường mở ra là để cho con người, những người có khả năng tiếp thu kiến thức, thành những người hữu ích cho cộng đồng và xã hội.

Sở dĩ có những sự bất đồng giữa người với người về mọi mặt như thế đó là do biệt nghiệp. Luận điểm nhân chủng học đưa ra vấn đề này nhằm bổ túc cho thuyết sinh học rằng con người không khác nhau khi mới sinh ra, và họ có khả năng chuyển nghiệp quả đau khổ của mình để kiến tạo một đời sống hạnh phúc giàu có không phải ở đời sau mà ngay hiện tại. Như vậy, đứng về mọi phương diệncon người bình đẳng nhau, chỉ có sự khác biệt giữa họ mà thôi. Vậy thì tại sao lại có sự bất bình đẳng xảy ra trong cuộc sống? chúng ta hãy cùng đưa ra ý kiến của mình về vấn đề bình đẳng đối với sự phân chia giai cấp ở Ấn Độ đứng trên lập trường cá nhân theo cái nhìn Phật giáo. Có thể nói, Ấn Độ là một nước có sự phân chia giai cấp và kì thị chủng tộc khá nặng nề. Cho đến ngày nay, trình trạng này vẫn còn tiếp diễn.

Vào thời cổ đại Ấn Độtri thức con người chưa phát triển, bốn giai cấp được lý luận sinh ra từ những bộ phận khác nhau của Phạm thiên, trong đó Bà la môn là giai cấp tối thượng nhất nắm mọi quyền hành cho đến giai cấp cuối cùng là nô lệ không có một quyền hành nào trong cuộc sống của mình, như họ sinh ra để phục vụ và nhận lấy những sự bất công trong cuộc đờiGiai cấp trở thành một nguyên tắc căn bản và được xem là điều hiển nhiên trong đời sống của người dân Ấn, được phân định từ giòng dõi và sự xuất thân của họ, cho đến bây giờ dù có muốn xóa bỏ cũng thật khó để tẩy đi tất cả những dấu vết xa xưa đó, vì giai cấp nô lệ dường như họ cũng đã chấp nhận cuộc sống của mình không một lời oán trách, than vãn: “. . . mọi bất công về đẳng cấp đều do hậu quả tất yếu của nghiệp trong quá khứ tạo thành. Do vậy con người trong hiện tại phải mặc nhiên gánh chịu và nỗ lực để tôn trọng kỷ luật của giai cấp mình”.[3] Tất nhiên là do nghiệp, nhưng không vì thế mà con người suốt đời phải chịu nguyên vẹn đời sống bất công, không thể hoán cải được của mình. Tuy nhiênẤn Độ đưa ra điều này, khiến mọi người chấp nhận sự phân định giai cấp đã được đặt sẵn đem đến một điều lợi là không hề có sự xung đột hay chiến tranh xảy ra đối với người dân Ấn, khiến họ được sống trong thái bìnhhạnh phúc; và cũng chính điều này khiến cho đất nước Ấn Độ không thể giàu có lên được, vì họ chấp nhận số phận định sẵn như vậy!

Con người sinh ra vốn không có giai cấp, nhưng do sự hiếp đáp giữa người giàu đối với người nghèo, đè bẹp khiến họ không có cơ hội để ngẩng đầu lên xây dựng cuộc sống tương lai của mình: “Chỉ có ba giai cấp đầu được phép tụng đọc các Veda, còn giai cấp Shadra bị cấm đoán hoàn toàn”.[4] Đặc biệt là người phụ nữ lúc bấy giờ, họ bị khinh rẻ và bị xem như là những món đồ tiêu khiển của đàn ông thuộc giới quyền quý. Sự bắt cóc, cưỡng ép, cũng như sự buôn bán phụ nữthiếu nữ thường xuyên xảy ra. Trong đời sống thường nhựt, người phụ nữ phải chịu khá nhiều thiệt thòi: họ không được ra khỏi nhà mà không che mặt, không có quyền trong các hoạt động xã hội, không có mặt trong lãnh vực tôn giáo... Những ngày vô tận của họ chỉ là để chờ đợi trong thầm lặng sự viếng thăm của người đàn ông, cho đến khi người này chết thì phải chịu sự thiêu sống để đi theo người đã chết (tục lệ Sati). Sự đau khổ, sự bất công đang tràn ngập khắp các nẻo đường, khắp các phố phường thành thị. Vậy, chúng ta có thể đem quyền bình đẳng để xoá bỏ sự phân biệt giai cấp này được không?

Bốn giai cấp ở Ấn Độ là do nghiệp lực chiêu cảm ra từng kiếp sống, từng hoàn cảnh như thế, chúng ta không thể nào lấy sự bình đẳng để xóa bỏ giai cấp ấy được. Giai cấp chỉ có thể được xóa bỏ khi chính người ấy chuyển đổi nghiệp của mình. Đó cũng là quan điểm bình đẳng của Phật giáo

3. Vấn đề bình đẳng trong Phật giáo

Như chúng con đã đề cập trong phần dẫn nhậpvấn đề bình đẳng hôm nay sẽ chỉ được nghiên cứu dựa trên kinh Trung A Hàmvì vậy những mục chính liên quan đến chủ đề bình đẳng nằm trong kinh sẽ được tìm hiểu như bình đẳng giai cấpđịa vịbình đẳng khi gia nhập Tăng đoànbình đẳng tuyệt đốibình đẳng đối với phụ nữ; hay nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong xã hội… Người viết căn cứ hoàn toàn vào những lời được ghi lại trong kinh để phân tích, chứng minh và nêu ra một vài nhận định của mình đan xen trong mỗi mục.

2.1. Bình đẳng giai cấpđịa vị

Xã hội được tạo nên bởi những con người khác nhau về rất nhiều mặt, từ giai cấpđịa vị, giàu nghèo… tuy nhiên, đối với giáo lý đạo Phậtcon người cao thượng hay nhỏ bé không dựa trên giai cấp hay địa vị, bởi lẽ mọi con người đều có quyền sống, tự do, và tìm cầu hạnh phúc cho riêng mình. Các bài kinh trong Trung A Hàm như Kinh Phạm Chí A Nhiếp Hòa 151, Kinh Uất Sấu Ca La 150, Kinh Đầu Na 158… đề cập đến vấn đề giai cấpđịa vị.

Sự phân biệt giai cấp là do xã hội tạo nên, mỗi con người đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi quyền lợi trên tinh thần nhân quảnghiệp báo. Không phải do anh thuộc dòng Phạm chí thì anh mới sống, ăn, làm việc… và đặc biệt là ai cũng có thể giải thoát nếu tu tập: “… Tất cả mọi người trong trăm chủng tộc khác nhau ấy đều có thể mang bột tắm đến nước và tắm rửa, trừ khử các cấu bẩn cho thật sạch. . . tất cả những người trong trăm chủng tộc khác nhau kia đều có thể dùng bất cứ loại gỗ nào làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát ra lửa và cháy lớn lên”.[5] Con người sống không tắm rửa thì sẽ nhơ bẩn, tắm rửa thì sạch sẽ, kể cả thân và tâm, không ngoại lệ một chủng tộc nào. Quy luật của cuộc sống, thiên nhiên và tạo hóa tự đến không phân biệt.

Kinh A Nhiếp Hoà đưa ra sự bình đẳng của con người ở yếu tố sinh ra, giai cấpnghiệp báo và sự tu tập: Tất cả bốn giai cấp đều sinh ra từ bụng người mẹ; Có sự đồng đẳng giữa bốn giai cấp về quả báo của các nghiệp thiện và bất thiện; Đồng đẳng trong cơ hội tu tập ở đời này. Đức Phật đã bác bỏ thuyết bốn giai cấp “trời sinh” của Bà-la-môn, đơn cử là một xã hội không phải có bốn, mà chỉ có hai giai cấp là “chủ” và “tớ” và giới hạn của hai giai cấp này cũng chỉ là tương đối, tạm thời, vì có những trường hợp nô lệ tiến lên làm chủ nô và trường hợp chủ nô biến thành nô lệĐồng thời có rất nhiều trường hợp những người nô lệ được giải phóng trở thành người tự do “Này Ma-nạp, Ông có nghe nói ở nước Dư-ni và Kiến-phù chỉ có hai chủng tánh: chủ nhân và đày tớ; sau khi làm chủ nhân lại trở thành đày tớ, đày tớ lại trở thành chủ nhân chăng?”[6] Đức Phật không chủ trương chủng tộc: “Này Bà-tư-tra, chính Ta, với sự chứng đắc Minh Hạnh vô thượng này không chủ trương thọ sanh ưu thắng, không chủ trương chủng tộc, không chủ trương kiêu mạn, nói rằng ‘Nó đẹp lòng Ta; nó không đẹp lòng Ta,’ không vì chỗ ngồi, không vì nước, không vì sở học kinh sách”.[7] 

Phạm chí Uất-sấu-ca-la thưa với đức Phật về việc Phạm chí thiết lập bốn loại phụng sự cho bốn chủng tánh Phạm chí, Sát-lợi, cho Cư sĩ và Công sư: “Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại phụng sự cho Phạm chí, tức là Phạm chí phải phụng sự Phạm chí; Sát-lợi, Cư sĩ và Công sư cũng phải phụng sự Phạm chí. Này Cù-đàm, bốn chủng tánh này phải phụng sự Phạm chí”.[8] Cứ như thế ngoài chủng tánh mình phụng sự cho chủng tánh mình thì các chủng tánh còn lại dưới phải phụng sự cho chủng tánh trên. Đức Phật đã bác bỏ điều này bằng cách đưa ra những câu hỏi ví dụ cho Uất Sấu Ca La: “. . . Nhưng Sa-môn Cù-đàm nói: bốn chủng tánh thảy đều thanh tịnh, với sự giảng giảihiển thị”.[9] Chính Phạm chí này cũng đã xác định trả lời Phật: “Bạch Cù-đàm, Phạm chí có thể hành từ tâm, không kết, không oán, không nhuế, không tránh. Sát-lợi, Cư sĩ hay Công sư cũng như vậy”.[10] Bốn giai cấp đều chịu chung quy luật sanh, già, bệnh, chết, ai cũng có thể làm chủ vận mệnh và tự tạo hạnh phúc cho mình, không một năng lực nào có quyền ban phướcgiáng họa, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Kinh Trung A Hàmđức Phật đã xác định với người Bà-la-môn rằng: “Này Ma nạpPhạm chí nếu hướng đến chơn chánh, thì vị ấy sẽ hiểu biết khéo léo, tự tri đúng như pháp. Sát lợi, Cư sĩ hay Công sư nếu hướng đến chơn chánh cũng được sự hiểu biết khéo léo, tự tri đúng pháp”.[11] Đây là sự hiển thịgiản trạch rõ ràng về bốn giai cấp đều có sự đồng nhất, bình đẳng với nhau trên tự tính, xoá bỏ đi những bất bình đẳng trên phương diện giai cấpchủng tộc, màu da..v.v, thể hiện tinh thần bình đẳng trong giáo lý đức Phật.

Chính tinh thần bình đẳngvô ngã vị tha này đã tạo nên tính nhân bản trong Phật giáo. Những người đệ tử Phật không thờ ơ trước nỗi đau của tha nhân và luôn tìm cách mang lại hạnh phúc cho họ bằng sức mạnh thông điệp yêu thương, hòa bình. Đây cũng là nguồn sức mạnh để gạt đi những sự áp bức bất công trong cuộc sống, san bằng mọi chướng ngại trên con đường tìm cầu an lạc cho mình và người.

2.2. Bình đẳng trong việc xuất gia tu học

Sự bình đẳng là định lý căn bản trong Giáo đoàn của Phật. Cơ sở để tạo dựng Giáo đoàn là sự hoà hợp thanh tịnhYếu tố này mang đến sự bình đẳng tuyệt đối, cao thượng: “Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, các ông thường cùng nhau hòa hiệp an ổn, không tranh chấp như vậy, cùng một tâm, cùng một thầy, cùng hiệp nhất như nước với sữa”.[12] Dù mọi người thuộc tầng lớp nào trong xã hội khi vào tăng đoàn đều trở thành những vị Tỳ kheo sống thanh tịnhhòa hợp dưới sự hướng dẫn của đức Phật trên tinh thần từ bivô ngãvị tha: “Này Bà Trư Ta, nếu một Thiện nam tử, bất luận chủng tộc hay tánh danh nào từ bỏ chủng tộc, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, theo Ta học đạo, thì có thể nói như thế này: “phạm chí chúng tôi là con phạm thiên. . .vì thiện nam tử ấy vào trong chánh pháp luật của Ta, thọ lãnh chánh pháp và giới luật, đến được bờ bên kia, đoạn nghi, trừ hoặc, không có do dự, đối với pháp của đấng Thế Tôn đã được vô sở úy”.[13]

....

Đọc tiếp bài từ LINK gốc tại đậy: https://thuvienhoasen.org/a18949/quan-niem-binh-dang-trong-kinh-trung-a-ham