Quyền Con Người và Quyền của Phụ Nữ-Human Rights and Women’s Rights
Nguồn hình ảnh: https://www.openglobalrights.org/
Quyền
con người là một nội
dung lớn của
thế giới
ngày nay. Khát vọng
bảo vệ
nhân phẩm của
tất cả
con người là cốt lõi của khái niệm quyền con người. Để thực
hiện đầy
đủ các cam kết quốc
tế, mỗi quốc gia cần phải thường xuyên chú trọng giáo dục quyền con người.
Trong những năm qua, Việt Nam thường xuyên đấy mạnh
các hình thức phổ cập
về quyền
con người như giảng
dạy môn học quyền
con người trong trường học, nhiều cơ
quan nhà nước, nhiều tổ
chức thuộc
hệ thống
chính trị và cơ
quan khoa học đã phối hợp
với các tổ chức
quốc tế
và quốc gia mở các khoá tập huấn
về quyền
con người cho các đối tượng
khác nhau. Bài viết
này sẽ tập
trung trao đổi ngắn gọn
về khái niệm quyền
con người và quyền của
phụ nữ
và trẻ em gái [8,9].
Đầu
tiên, chúng ta sẽ
tìm hiểu ngắn
gọn về
lịch sử
của khái niệm quyền
con người. Nhìn chung, quyền con người là
một khao khát của con người và điều này đã
được nhắc đến trong những bộ luật Cổ từ thời trước công nguyên [2,4,7]. Tuy nhiên,
- Xét
về mặt thời điểm và về khía cạnh luật pháp và tính
chính thức,
quyền con người được đề cập và được nhắc đến bởi nhiều triết gia trong thời kỳ ánh sáng, vào khoảng thế kỷ 17-18 ở châu Âu.
- Tại thời kỳ này, quyền con người được gắn với nhiều nhà triết học tiêu biểu như là: Thomas Hobbes, John Locke, Friedrich
Hegel; John Stuart Mill … . Đây chính là những tác giả đã đưa ra quan điểm về quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và quyền pháp lý.
- Nhìn chung, những triết gia trong giai đoạn này đều cho rằng: Quyền con người là điều hiển nhiên mà con người sở hữu. Do đó, quyền con người hoàn toàn không phụ thuộc vào bất kỳ thể chế chính trị, nhà nước hay đảng phái nào.
Với
tác phẩm Hai Luận Thuyết Về
Nhà Nước vào năm 1690, John
Locke đã lập luận rằng mọi cá nhân có những quyền tự nhiên đó là quyền được
sống, quyền tự
do và sở hữu
của cải
mà không một nhà nước nào có
thể phủ nhận.
Điều
1 của Tuyên ngôn thế giới
về quyền
con người (UDHR) đã được Liên hiệp quốc
thông qua vào năm 1948 đề
cập đến
các trụ cột
chính của hệ
thống quyền con người, ví dụ: tự
do, bình đẳng và đoàn kết. Tự
do tư tưởng,
tín ngưỡng và tôn giáo cũng như tự
do quan điểm và tự do biểu đạt
đều được
quyền con người bảo vệ.
Tương tự như
vậy, quyền con người cũng bảo đảm
sự bình đẳng, chẳng hạn
như bảo
vệ quyền
bình đẳng chống
lại mọi
hình thức phân biệt đối
xử trong hưởng thụ tất
cả các quyền con người, bao gồm quyền
bình đẳng đầy
đủ giữa
nam và nữ. Sự
đoàn kết thể
hiện trong các quyền kinh tế và xã hội, như
quyền được
hưởng an ninh xã hội, được
trả công, và có một mức
sống đủ,
quyền về
sức khoẻ
và tiếp cận
giáo dục là một phần
không thể thiếu
trong khuôn khổ quyền con người [9].
Điều
1 của bản
tuyên ngôn thế giới và quyền con người năm
1948 đã xác nhận rằng: “Tất
cả mọi
người sinh ra đều
tự do và bình đẳng
về phẩm
giá và các quyền.
Họ… cần đối
xử với
nhau trong tình bác ái”
[9].
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy
rằng quyền con người chính
là những yếu tố cấu thành cơ bản của nhân quyền.
Ở đó, có 3 đặc điểm
mà chúng ta cần chú ý đến đó là:
- Thứ nhất, đó là sự xác nhận chính thức rằng: Là con người tức là có nhân quyền
- Thứ hai, nhân quyền là của mọi người và bình đẳng trước mọi người
- Thứ 3, nhân quyền là những quyền bất khả xâm phạm.
Rõ ràng 3 đặc
điểm ở
trên chính là những yếu tố cấu thành nên tính quy phạm của nhiều bộ luật tại các quốc gia.
Và cho dù các quốc
gia có khác nhau về
mặt kinh tế, chủng
tộc, văn hóa,…thì những điều
trên vẫn phải
được đảm bảo
trên phạm vi toàn thế giới.
Ngoài ra, quyền con người thường xuyên được thảo luận trên chính trường.
Ví dụ: các chính trị gia có thể tranh luận cách cân bằng an ninh quốc gia với quyền riêng tư hoặc
làm thế nào cân bằng quyền lợi
sức khỏe
với quyền
làm việc như chúng ta thấy các Chính phủ đang làm
trong đại dịch Covid-19.
Hoặc
quyền con người có liên quan đến doanh nghiệp vì doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến con người theo mặt tích cực và tiêu
cực. Về
mặt tích cực, doanh nghiệp tạo
việc làm thỏa đáng cho người lao động, cung cấp dịch vụ có giá trị tới người tiêu dùng, và hỗ trợ
dự án cộng
đồng. Về mặt tiêu cực, doanh
nghiệp có môi trường làm việc không an toàn, gây ô nhiễm nguồn
nước mà cộng đồng lân cận đang sử dụng hoặc
bán sản phẩm
không an toàn [9].
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm quyền con người cũng như những đặc điểm của nhân quyền. Đến đây, xuất hiện một câu hỏi tiếp theo cần được giải đáp đó là: Đâu là những chủ đề Liên Hiệp Quốc
(LHQ) quan tâm chính yếu về quyền con người?
Do quyền con người là một hệ thống giá trị có tính phổ biến toàn cầu, ở đó có sự đề cao đến tính linh
thiêng của cuộc sống và nhân phẩm của con người. Do đó, những lĩnh vực mà LHQ quan tâm
về quyền con người phải bao quát đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa,…của nhiều quốc gia trên thế giới. Và nhìn chung, có tổng cộng 12 vấn đề được quan tâm bao gồm [9]:
1.
Thứ nhất là cấm tra tấn
2.
Thứ 2 là thoát nghèo
3.
Thứ 3 là không phân
biệt đối xử
4.
Thứ 4 là quyền về sức khỏe
5.
Thứ 5 là quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Chúng ta có thể thấy rằng: quyền của phụ nữ và trẻ em gái được xem như là một trong những quyền con người cơ bản
6.
Thứ 6 là pháp quyền và xét xử công bằng
7.
Thứ 7 là tự do tôn giáo
8.
Thứ 8 là quyền được giáo dục
9.
Thứ 9 là quyền dân chủ
10.
Thứ 10 là quyền con người trong xung đột vũ trang
11.
Thứ 11 là quyền làm việc
12.
Thứ 12 là quyền tự do biểu đạt, thông tin.
Kế
đến, trong 12 lĩnh vực về
quyền con người như quyền bình đẳng, quyền không phân biệt đối xử,
v.v, chúng ta nhận
thấy có sự quan tâm lớn đến
quyền của
phụ nữ
và trẻ em gái, những đối tượng thường bị xem là thiệt thòi ở trong nhiều xã hội.
Quyền
bình đẳng của
phụ nữ
được ghi nhận bởi
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 (CEDAW). Đây là công ước quan trọng nhất
thúc đẩy quyền
bình đẳng của
phụ nữ
ở 4 khía cạnh: dân sự và chính trị; kinh tế, xã hội, văn hóa và gia đình. công
ước CEDAW đã xác định
11 quyền mà người
phụ nữ phải được
bảo vệ trong tất cả các quốc gia [1,3,5,6],
bao gồm:
· Thứ nhất là quyền được giáo dục
·
Thứ hai là quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ, bao gồm cả dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
·
Thứ 3 là quyền được vay tiền ngân hàng và tham gia các hình thức tín dụng khác
· Thứ 4 là quyền được tham gia vào các hoạt động giải trí, thể thao và các mặt của đời sống văn hóa
· Thứ 5 là quyền được quyết định số con và khoảng cách giữa các con
· Thứ 6 là quyền được chia sẻ nghĩa vụ làm cha mẹ
·
Thứ 7 là quyền được hưởng các cơ hội làm việc như nhau cũng như những phúc lợi xã hội và
quyền được thù lao như nhau trên cơ sở thành quả làm việc
· Thứ 8 là quyền được bảo vệ trước mọi hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, cảm xúc, tinh thần và kinh tế
· Thứ 9 là quyền được tham gia bầu cử, ứng cử và tham gia những chức vụ trong bộ máy nhà nước
· Thứ 10 là quyền được đại diện chính phủ của họ ở cấp quốc tế
· Thứ 11 là quyền được nhập, thay đổi hay giữ nguyên quốc tịch.
“Quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái là
một bộ
phận cấu
thành gắn liền
và không thể tách rời của
các quyền con người phổ biến”.
Theo đó, tất cả những mối quan tâm của phụ nữ, trẻ em gái sẽ được lồng ghép vào các chương trình, hoạt
động về
quyền con người ở cấp
quốc tế,
khu vực và cấp quốc
gia.
Thật
ra, quyền của
phụ nữ
và trẻ em gái đã được quan tâm từ lâu, ít nhất là từ những quan điểm của các nhà triết học có quan tâm đến vấn đề nữ quyền. Bởi,
khi đề cập
đến những
vấn đề
của quyền
con người, những triết gia này cũng quan tâm đến bất bình đẳng nam nữ,
quyền của
phụ nữ
trong xã hội so với
nam giới.
Và trong số
nhiều những
tư tưởng
triết học
quan tâm về con người và thân phận của
con người. Quan điểm của
hai nhà triết học là: Mary Wollstonecraft và
John Stuart Mill đã dành sự
quan tâm đặc biệt cho quyền của
người phụ nữ
trong xã hội.
Với
tác phẩm được
xem như là bản
tuyên ngôn về nữ quyền
đầu tiên trên thế giới
vào năm 1792 là Tác phẩm, Biện minh cho quyền của phụ nữ. Wollstonecraft đưa
ra hai lập luận
rằng:
- Thứ nhất, phụ nữ là những con người. Vì vậy, chúng ta không nên từ chối các quyền cá nhân của phụ nữ vì lý do giới tính của họ.
- Và
thứ hai,
Wollstonecraft cho rằng
phụ nữ ngang bằng với nam giới về mặt luật pháp, với tất cả các quyền và đặc quyền, bao gồm cả quyền được giáo dục, thu nhập
và quyền
sở hữu tài sản
- Một triết gia nổi tiếng khác cũng quan
tâm đến
quyền của phụ nữ đó là John Stuart
Mill. Những điều này được thể hiện rõ ràng trong tác phẩm: Sự khuất phục của phụ nữ được xuất bản vào năm 1869.
Mill cho rằng
phụ nữ
cần được
trao quyền hay tăng quyền lực
và đặc quyền giống như những người đàn ông
về mặt luật pháp.
Trong những
quyền ấy,
Mill chú ý lớn đến quyền được giáo dục và tiếp cận đến giáo dục.
Chính vì lẽ đó chúng ta thấy rằng,
quyền bầu cử và quyền được giáo dục toàn diện đối của phụ nữ là hai quyền cơ
bản đã thúc đẩy cho việc hình thành làn sóng nữ quyền
đầu tiên trên thế giới.
Tóm lại, như chúng ta đã biết quyền của phụ nữ là
quyền con người. Quyền con người là tiếng nói chung của toàn nhân loại nhằm
thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi người.
Doãn
Thị Ngọc
–Trường Đại
Học Hoa Sen
Đỗ Hồng
Quân – Trường
Đại Học
Mở TPHCM
Ngày
02 tháng 06 năm 2023
Tài
liệu tham khảo
- Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979 (CEDAW).
Truy cập
ngày 30 tháng 05 năm 2023 tại
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Cong-uoc-ve-xoa-bo-moi-hinh-thuc-phan-biet-doi-xu-chong-lai-phu-nu-1979-269872.aspx
- LEWIS S. DAVIS
(2009) “Development” (p 277-280) trong sách “Encyclopedia of the World
Economy” do Kenneth A. Reinert và Ramkishen S. Rajan (cb)
- Quốc hội nước CHXHCNVN (2006)
“Luật
bình đẳng
giới”
- Richard Peet và Elaine Hartwick (2009) “Theories of Development”, The Guilford Press
- Simone de Beauvoir
(1996), Giới
nữ,
NXB Phụ
nữ
(bản
dịch
của
Nguyễn
Trọng
Định
và Đoàn Ngọc
Thanh)
- Thái Thị Ngọc Dư (2010), Giới và Phát triển, Trường đại học Mở Tp HCM
- Tony Bilton
(1993), Xã hội học, NXB Khoa học xã hội
- The forgotten
origins ò “Women’s
Rights are Human Rights”. Truy cập ngày 01 tháng 06 năm 2023 tại https://www.openglobalrights.org/the-forgotten-origins-of-womens-rights-are-human-rights/
- Wolfgang Benedek.
(2008). Tìm hiểu
về
quyền
con người.
Truy cập
ngày 25 tháng 05 năm 2023 tại
https://www.etc-graz.eu/wp-content/uploads/2020/08/tim_hieu_ve_quyen_con_nguoi.pdf