Sự Đấu Tranh Dành Nữ Quyền Xưa Và Nay

 

Hiểu hơn về cách mà đối xử với phụ nữ đã thay đổi qua thời gian như thế nào.

Ý nghĩa của cụm từ “nữ quyền” đã biến đổi không ngừng qua tháng năm và tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa. Ngày nay, những ý nghĩa ấy vẫn đều thiếu đi sự đồng nhất về vấn đề được đặt ra: điều gì tạo dựng nên nữ quyền? Một số người cho rằng khả năng quán xuyến mái ấm của một người phụ nữ là thứ cơ bản nhất tạo nên nữ quyền. Nhưng cũng có những người khác có ý kiến rằng “ nữ quyền” nằm ở sự công bằng ở môi trường công việc hay cơ hội để được tham gia các nghĩa vụ quân sự tương tự như đàn ông. Và dường như số đông lại đồng thuận rằng tất những điều ở trên đều là “nữ quyền”.

Thuật ngữ điển hình cho việc dù phụ nữ có được đối xử ngang hàng với đàn ông, thì đôi khi nó lại ám chỉ đến một trường hợp đặc biệt mà ở trong trường hợp ấy, phụ nữ là người chịu sự ảnh hưởng. Chẳng hạn như việc tạm nghỉ làm một thời gian để thực hiện nghĩa vụ của một người mẹ, mặc dù số lượng nam giới ở Mỹ cũng đang gia tăng trong trường hợp tương tự. Trong khi cả cánh đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể là nạn nhân của các vấn đề xã hội hoặc vấn nạn bạo lực có liên quan đến buôn người hoặc xâm hại tình dục, sự bảo vệ trước các loại tội phạm như thế này thường được mô tả như điều kiện có lợi cho phía “ nữ quyền”.

Trong những năm qua, sự bổ sung về nhiều mặt trong pháp luật lẫn chính trị đã vẽ nên một bức tranh lịch sử về lợi ích từng được coi là “ nữ quyền” lúc bấy giờ. Xã hội ở thời đồ đá, thế giới cổ điển, và thậm chí là thế giới thời trung cổ đã cho chúng ta thấy rằng quyền phụ nữ, cho dù không được nhắc đến một thuật ngữ như trên, đã luôn có sự khác biệt trong định nghĩa của nó từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác.

Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền phụ nữ.

Năm 1979, bản Công ước về việc Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, đã được ký kết và chấp thuận bởi nhiều quốc gia thành viên thuộc Liên hợp quốc, đồng thuận rằng quyền của phụ nữ liên quan đến lĩnh vực “ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân dân”

Dựa theo bản công ước, đôi điều đã trở thành lẽ đương nhiên trong văn hóa giao tiếp & đối xử toàn cầu vào năm 1981:

“Mọi hình thức phân biệt đối xử, loại trừ hay hạn chế được đề ra dựa trên cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ, bất chấp tình trạng hôn nhân của họ như thế nào, được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người & tự do cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bất kể lĩnh vực nào khác, trên cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ.”

Bản tuyên ngôn chỉ định rõ việc phải loại trừ định kiến về phụ nữ trong việc giáo dục cộng đồng, mang tới cho nữ giới những quyền hạn chính trị đúng đắn như việc bầu cử và nghĩa vụ cống hiến cho cộng đồng, đồng thời cả quyền lợi về mặt hôn nhân và ly hôn tương đương với nam giới. Văn bản cũng kêu gọi việc loại trừ  những tục lệ tảo hôn và kinh doanh buôn người - mại dâm trong lúc đề rõ việc đối xử phụ nữ một cách công bằng trong vấn cơ cấu pháp luật và ở nơi làm việc. 

Mục đích của bản tuyên bố NOW

Năm 1966, Tổ chức Quốc gia vì Phụ nữ (National Organization for Women) viết một bài luận tóm tắt những vấn đề mà phụ nữ đang gặp phải thời điểm đó. Nó ủng hộ việc bình đẳng và cho rằng bình đẳng chính là cơ hội để phụ nữ có thể phát huy hết năng lực của họ và giúp phụ nữ có vị thế trên trường chính trị, kinh tế và đời sống xã hội. Những vấn đề về quyền phụ nữ được đưa ra bao gồm thất nghiệp, kinh tế, giáo dục, gia đình, sự tương tác trong chính trị và những vấn đề liên quan đến công lý của các chủng tộc.

Cuộc biểu tình về hôn nhân vào năm 1855

Vào năm 1855, những người ủng hộ quyền phụ nữ Lucy Stone và Henry Blackwell đã không đồng ý với các luật can thiệp vào quyền của phụ nữ đã kết hôn. Họ ủng hộ việc phụ nữ có quyền sinh sống ổn định mà không bị ràng buộc bởi người chồng cũng như quyền sở hữu và thừa kế đất đai hay quyết định mức lương của họ. Stone và Blackwell cũng vận động để các bà vợ có thể tự chọn tên, nơi cư trú và tự ký hợp đồng. Họ yêu cầu rằng các bà mẹ đã kết hôn phải được quyền nuôi con và cũng có thể kiện ra tòa.

Hội nghị về quyền của phụ nữ tại Seneca Falls


Vào năm 1848, công ước về quyền phụ nữ đầu tiên được diễn ra tại Seneca Falls, New York. Ở đó, các nhà tổ chức công ước tuyên bố rằng “ phụ nữ và đàn ông sinh ra trong bình đẳng”. Do đó, những người ủng hộ nữ quyền tập hợp và yêu cầu phụ nữ cần được trao các quyền như người khác vì họ cũng là công dân của nước Mỹ.

Tại bản “ Tuyên ngôn và tình cảm” những người tham gia khẳng định rằng phụ nữ phải có quyền được bỏ phiếu, có quyền được sở hữu nhà đất và cả thu nhập mà họ nhận được, hoặc có quyền học cao hơn trong các lĩnh vực như thần học, y dược hay luật.

Quyền của phụ nữ vào những năm 1700

Vào những năm 1700, những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng đã nói lên nguyện vọng của họ. Abigail Adams, vợ của một người khai sinh ra nước Mỹ, Tổng thống thứ 2, John Adams đã yêu cầu ông “ nhớ tới những người phụ nữ” trong lá thư mà bà bàn luận về khoảng cách giữa phụ nữ và đàn ông trong giáo dục.

Hannah Moore, Mary Wollstonecraft và Judith Sargent Murray tập trung vào quyền phụ nữ đặc biệt là giáo dục. Họ dùng những bài văn để thúc đẩy quyền phụ nữ. Trong “Minh Chứng Cho Quyền Phụ Nữ” (1791- 1792) Wollstonecraft kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp phụ nữ có nhiều quyền về giáo dục hơn, có bình đẳng trong hôn nhân và có quyền kiểm soát liệu có muốn sinh con nữa hay không.

Vào năm 1791, khi cuộc cách mạng Pháp nổ ra, Olympe de Gouges viết cuốn “Bản Tuyên Ngôn Quyền của Phụ Nữ và Công Dân”. Trong đó, bà kêu gọi mọi người hãy đứng lên để giúp phụ nữ có quyền tự do ngôn luận và các quyền khác.

Phụ nữ trong thời kỳ cổ đại bị đối xử như thế nào? 

Tại thời kì cổ đại, quyền phụ nữ ở mỗi một nền văn hóa lại có nét khác nhau riêng. Trong một vài trường hợp, phụ nữ bị coi như nô lệ dưới quyền kiểm soát của người chồng hoặc cha họ. Phụ nữ bị gò bò, kìm kẹp và ít khi được cho phép ra khỏi nhà cũng như thiếu đi những quyền cơ bản nhất như quyền di chuyển tới nơi họ muốn. Họ cũng bị tước đoạt những quyền như chọn hôn phu hoặc ly hôn. Thậm chí họ còn không được chọn cái gì thì được mặc, cái gì thì không.

Một vài vấn đề đáng lo ngại tiếp tục tái diễn và trở thành một vấn đề lớn cho phụ nữ về sau, như quyền nuôi con, đặc biệt là sau khi ly hôn, hoặc không được phép sở hữu tài sản, kinh doanh hay thỏa thuận lương mà họ nhận cũng như thu nhập hay của cải mà họ nắm giữ. Phụ nữ thời kỳ này cũng đối mặt với phân biệt đối xử hay những rào cản trong việc đến trường không được bỏ phiếu, cũng như một số bất lợi khi tại tòa án.

Từ những thế kỷ sau đó, những quyền của người phụ nữ đã tăng lên đáng kể, nhưng những khó khăn thách thức vẫn còn đó. Phụ nữ vẫn phải đối diện với phân biệt đối xử, rào cản giáo dục hay khi lâm vào tình trạng đói nghèo.


------------------------------------------

Tác giả: Jone Johnson Lewis

Link bài gốc: https://www.thoughtco.com/what-are-womens-rights-3529028

Dịch giả: Trần Lâm Ngọc Hiếu - ToMo - Learn Something New 

Link bài gốc tiếng Việt: [ToMo] Sự Đấu Tranh Dành Nữ Quyền Xưa Và Nay - YBOX