Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) trong tâm lý học

 Niềm tin và quan điểm của bạn xuất phát từ đâu? Nếu bạn giống như hầu hết mọi người thì bản thân bạn sẽ tin rằng những lỹ lẽ của mình rất hợp lý, logic, và vô tư, dựa trên trải nghiệm sống nhiều năm và phân tích khách quan những thông tin bạn có. Trong thực tế, tất cả chúng ta đều dễ bị rơi vào một cạm bẫy mang tên thiên kiến xác nhận – những niềm tin cố hữu trong ta thường có nền tảng từ việc chú ý vào những thông tin ủng hộ những niềm tin này và song song đó, hướng “ngó lơ” những thông tin đi ngược hay thách thức lại chúng.

Where do your beliefs and opinions come from? If you’re like most people, you honestly believe that your convictions are rational, logical, and impartial, based on the result of years of experience and objective analysis of the information you have available. In reality, all of us are susceptible to a tricky problem known as a confirmation biasour beliefs are often based on paying attention to the information that upholds them while at the same time tending to ignore the information that challenges them.

Nguồn: Farnam Street

Hiểu rõ thiên kiến xác nhận. Understanding Confirmation Bias

Thiên kiến xác nhận là một dạng thiên lệch nhận thức khi con người ta ưu tiên những thông tin nào xác nhận những niềm tin và thành kiến cố hữu trong đầu.

A confirmation bias is a type of cognitive bias that involves favoring information that confirms your previously existing beliefs or biases.

Ví dụ, hãy tưởng tượng một người tin rằng người thuận tay trái sáng tạo hơn người thuận tay phải. Bất cứ khi nào người này gặp người nào vừa thuận tay trái vừa có óc sáng tạo thì họ đặt chú trọng vào “chứng cứ” ủng hộ niềm tin vốn có này của họ hơn. Những người này thậm chí còn tìm thêm “bằng chứng” để củng cố niềm tin này trong khi không ngó ngàng đến những ví dụ không ủng hộ hay phản bác lại ý tưởng này.

For example, imagine that a person holds a belief that left-handed people are more creative than right-handed people. Whenever this person encounters a person that is both left-handed and creative, they place greater importance on this “evidence” that supports what they already believe. This individual might even seek “proof” that further backs up this belief while discounting examples that don’t support the idea.

Thiên kiến xác nhận tác động lên cách ta thu thập thông tin nhưng hiện tượng này cũng tác động lên chính cách ta phiên giải và nhớ lại thông tin đã có. Ví dụ, người nào ủng hộ một vấn đề cụ thể nào đó sẽ không chỉ tìm những thông tin ủng hộ nó mà còn phiên giải những câu chuyện mới theo hướng ủng hộ những ý tưởng sẵn có. Họ cũng sẽ nhớ một cách có chọn lọc những chi tiết nào củng cố những thái độ này.

Confirmation biases impact how we gather information, but they also influence how we interpret and recall information. For example, people who support or oppose a particular issue will not only seek information to support it, they will also interpret news stories in a way that upholds their existing ideas. They will also remember details in a way that reinforces these attitudes.

Thiên kiến xác nhận trong thực tế. Confirmation Biases in Action

Hãy cùng xem cuộc tranh luận về luật kiểm soát súng. Ví dụ, Sally ủng hộ luật kiểm soát súng đạn. Cô ta sẽ tìm kiếm những câu chuyện và những ý kiến mới để tái xác nhận nhu cầu phải hạn chế sở hữu súng đạn. Khi cô này nghe về những câu chuyện xả súng trên phương tiện thông tin đại chúng thì cô ta sẽ phiên giải thông tin này theo hướng ủng hộ những niềm tin sẵn có của cô.

Consider the debate over gun control. Let’s say Sally is in support of gun control. She seeks out news stories and opinion pieces that reaffirm the need for limitations on gun ownership. When she hears stories about shootings in the media, she interprets them in a way that supports her existing beliefs.

Henry, mặt khác, lại cực kỳ chống đối việc kiểm soát sử dụng súng. Anh ta tìm kiếm những nguồn dữ liệu, tin tức khớp với góc nhìn của anh ta. Khi anh ta bắt gặp những câu chuyện tin tức về các xụ xả súng, anh này sẽ hiểu câu chuyện theo hướng hỗ trợ cho quan điểm của mình.

Henry, on the other hand, is adamantly opposed to gun control. He seeks out news sources that are aligned with his position. When he comes across news stories about shootings, he interprets them in a way that supports his current point of view.

Hai người này có quan điểm rất khác nhau về cùng một chủ đề và cách phiên giải của họ cũng khác nhau dựa trên niềm tin họ đang nắm giữ. Thậm chí ngay cả khi đọc cùng một câu chuyện, thiên kiến này có xu hướng định hình cách người ta nhận định từng chi tiết, từ đó càng thêm xác nhận lại những niềm tin cố hữu của bản thân.

These two people have very different opinions on the same subject and their interpretations are based on their beliefs. Even if they read the same story, their bias tends to shape the way they perceive the details, further confirming their beliefs.

Tác động của thiên kiến xác nhận. The Impact of Confirmation Biases

Trong những năm 1960, nhà tâm lý học nhận thức Peter Cathcart Wason đã thực hiện nhiều thí nghiệm được biết đến với tên gọi Nghiên cứu kiểm tra giả thiết của Watson. Ông mô tả rằng nhiều người có khuynh hướng tìm kiếm những thông tin xác nhận những niềm tin sẵn có của họ. Không may thay là dạng thiên kiến này có thể khiến chúng ta không thể nhìn nhận tình huống một cách khách quan. Nó cũng có thể tác động lên cách ta đưa ra quyết định và có thể đưa đến những lựa chọn kém hoặc sai lầm.

In the 1960s, cognitive psychologist Peter Cathcart Wason conducted a number of experiments known as Wason’s rule discovery task. He demonstrated that people have a tendency to seek information that confirms their existing beliefs. Unfortunately, this type of bias can prevent us from looking at situations objectively. It can also influence the decisions we make and can lead to poor or faulty choices.

Nguồn: New Straits Times

Ví dụ, trong suốt mùa bầu cử, con người ta có khuynh hướng tìm kiếm những thông tin tích cực tô điểm cho những ứng cử viên họ yêu thích. Họ cũng sẽ tìm những thông tin khiến ứng cử viên đối phương nhuốm màu tiêu cực.

During an election season, for example, people tend to seek positive information that paints their favored candidates in a good light. They will also look for information that casts the opposing candidate in a negative light.

Bằng cách tìm ra những dữ liệu khách quan, phiên giải thông tin theo hướng ủng hộ những niềm tin sẵn có và chỉ nhớ những chi tiết “cùng hướng” với những niềm tin này, họ thường bỏ lỡ thông tin quan trọng. Mà những chi tiết và dữ liệu này có thể ảnh hưởng lên quyết định về ứng cử viên nào nên ủng hộ.

By not seeking out objective facts, interpreting information in a way that only supports their existing beliefs, and only remembering details that uphold these beliefs, they often miss important information. These details and facts might have otherwise influenced their decision on which candidate to support.

Quan sát ghi nhận được từ các nhà tâm lý học. Observations by Psychologists

Trong cuốn “Nghiên cứu trong tâm lý học: Phương pháp và Thiết kế,” C. James Goodwin đưa ra một ví dụ hay về thiên kiến xác nhận khi áp dụng nó vào năng lực ngoại cảm:

In his book “Research in Psychology: Methods and Design,” C. James Goodwin gives a great example of confirmation bias as it applies to extrasensory perception:

“Những người tin vào năng lực ngoại cảm (ESP) sẽ theo dõi sát sao những ví dụ khi họ ‘đang nghĩ về Mẹ, và rồi điện thoại reo, đúng mẹ gọi thật!” Tuy nhiên họ bỏ qua vô số những lần khác khi (a) họ đang nghĩ về Mẹ và bà ấy không gọi và (b) họ không nghĩ về Mẹ và đúng lúc ấy mẹ gọi. Họ cũng không thể nhận ra rằng nếu họ nói chuyện với mẹ mỗi 2 tuần một lần thì tần suất “nghĩ về Mẹ” sẽ tăng lên càng gần về cuối chu kỳ 2 tuần, từ đó làm tăng tần suất “chuông reo.”

“Persons believing in extrasensory perception (ESP) will keep close track of instances when they were ‘thinking about Mom, and then the phone rang and it was her!’ Yet they ignore the far more numerous times when (a) they were thinking about Mom and she didn’t call and (b) they weren’t thinking about Mom and she did call. They also fail to recognize that if they talk to Mom about every two weeks, their frequency of ‘thinking about Mom’ will increase near the end of the two-week-interval, thereby increasing the frequency of a ‘hit.'”

Như Catherine A. Sanderson có đề cập trong cuốn “Tâm lý học xã hội” của mình, thiên kiến xác nhận cũng giúp hình thành và tái xác nhận những khuôn mẫu mà ta có về người khác.

As Catherine A. Sanderson points out in her book “Social Psychology,” confirmation bias also helps form and re-confirm stereotypes we have about people.

Nguồn: Wall Street Journal

“Chúng ra ngó lơ những thông tin “phản pháo” lại những mong đợi của chúng ta. Ta sẽ nhớ (và lặp lại) những thông tin mang tính rập khuôn và quên đi hoặc ngó lơ những thông tin “không đúng khuôn”, đây là cách mà những khuôn mẫu được duy trì thậm chí ngay cả khi bằng chứng ngược lại rành rành ngay trước mắt. Nếu bạn biết được người bạn mới người Canada ghét khúc côn cầu và yêu du thuyền, còn người bạn mới người Mexico ghét đồ ăn cay và yêu nhạc rap thì khả năng cao là bạn sẽ ít nhớ đến những thông tin “không đúng khuôn” này hơn.”

“We also ignore information that disputes our expectations. We are more likely to remember (and repeat) stereotype-consistent information and to forget or ignore stereotype-inconsistent information, which is one way stereotypes are maintained even in the face of disconfirming evidence. If you learn that your new Canadian friend hates hockey and loves sailing, and that your new Mexican friend hates spicy foods and loves rap music, you are less likely to remember this new stereotype-inconsistent information.”

Thiên kiến xác nhận không chỉ được tìm thấy trong những niềm tin cá nhân mà nó còn ảnh hưởng lên sự nghiệp chuyên môn của chúng ta nữa. Trong cuốn “Tâm lý học”, Peter O. Gray đã đưa ra ví dụ về việc thiên kiến xác nhận có thể ảnh hưởng lên chẩn đoán của một bác sĩ:

Confirmation bias is not only found in our personal beliefs, it can affect our professional endeavors as well. In the book “Psychology,” Peter O. Gray offers this example of how confirmation bias may affect a doctor’s diagnosis:

“Groopman (2007) chỉ ra rằng thiên kiến xác nhận có thể song hành với thiên kiến về sự sẵn có trong những chẩn đoán nhầm suốt quá trình hành nghề của bác sĩ. Một bác sĩ “nhảy ngay” vào đặt giả thiết về căn bệnh mà bệnh nhân mắc, từ đó người này sẽ vin vào đó để đặt câu hỏi và ra sức kiếm tìm bằng chứng xác nhận cho chẩn đoán này đồng thời bỏ qua những bằng chứng đi ngược lại luồng suy luận này. Groopman cho rằng chương trình đào tạo y khoa nên có một khóa học về suy luận quy nạp để giúp những bác sĩ mới vào nghề nhận thức được những thiên kiến này. Ông cho rằng, nhận thức đúng đắn có thể đưa đến ít ca chẩn đoán sai hơn. Một bác sĩ chẩn đoán giỏi sẽ kiểm tra lại chính những giả thiết ban đầu của mình bằng cách tìm kiếm bằng chứng chống lại giả thiết đó.”

“Groopman (2007) points out that the confirmation bias can couple with the availability bias in producing misdiagnosis in a doctor’s office. A doctor who has jumped to a particular hypothesis as to what disease a patient has may then ask questions and look for evidence that tends to confirm that diagnosis while overlooking evidence that would tend to disconfirm it. Groopman suggests that medical training should include a course in inductive reasoning that would make new doctors aware of such biases. Awareness, he thinks, would lead to fewer diagnostic errors. A good diagnostician will test his or her initial hypothesis by searching for evidence against that hypothesis.”

Kết luận. Final thoughts

Không may thay, tất cả chúng ta đều có thiên kiến xác nhận. Thậm chí ngay cả khi bạn tinh chắc mình là người có đầu óc cực kỳ cởi mở và chỉ quan sát những sự thật trước khi đưa ra kết luận thì khả năng cao là cuối cùng vẫn sẽ có một thiên kiến nào đó định hình ý kiến của bạn. Thậm chí có là như vậy đi chăng nữa nhưng nếu ta biết về thiên kiến xác nhận và chấp nhận sự tồn tại của nó thì ta có thể nỗ lực để nhận ra nó bằng cách luôn tò mò về những góc nhìn trái ngược và thực sự lắng nghe những gì người khác nói và tại sao họ lại nói vậy. Điều này có thể giúp chúng ta nhìn nhận những vấn đề và những niềm tin tốt hơn từ góc nhìn khác, mặc dù ta vẫn sẽ cần rất nhiều tỉnh táo để vượt qua thiên kiến xác nhận của chính mình.

Unfortunately, we all have confirmation bias. Even if you believe you are very open-minded and only observe the facts before coming to conclusions, it’s very likely that some bias will shape your opinion in the end. It’s very difficult to combat this natural tendency. That said, if we know about confirmation bias and accept the fact that it does exist, we can make an effort to recognize it by working to be curious about opposing views and really listening to what others have to say and why. This can help us better see issues and beliefs from another perspective, though we still need to be very conscious of wading past our confirmation bias.

Nguồn: Wall Street Journal

Tham khảo. Article Sources

Gray PO. Psychology. 6th ed. New York: Worth Publishers; 2011.

Goodwin CJ, Goodwin KA. Research in Psychology: Methods and Design. 7th ed. New Jersey: John Wiley and Sons; 2013.

Poletiek FH. Hypothesis-Testing Behavior. Psychology Press; 2013.

Sanderson CA. Social Psychology. 1st ed. New Jersey: John Wiley and Sons; 2010.

Link bài tiếng Anh: https://www.verywellmind.com/what-is-a-confirmation-bias-2795024

Link bài gốc tiếng Việt xem tại đây: Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) trong tâm lý học – Exploring Psychology – Khám Phá Tâm Lý Học (trangtamly.blog)

Như Trang