Có Bao Nhiêu Kiểu Ghen Tuông Trong Các Mối Quan Hệ Và Cả Hai Nên Giải Quyết Thế Nào Để Tránh Những Cuộc Cãi Vã Vì Ghen Tuông

 


Ghen tuông là một trạng thái cảm xúc bình thường và là điều luôn luôn nảy sinh trong một mối quan hệ nào đó. Nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy ghen tuông thì điều đó không có nghĩa bạn là một con người độc hại hoặc thích kiểm soát.

Tuy nhiên, nếu mà bạn không cố gắng thấu hiểu và kiểm soát cảm xúc ghen tuông của mình thì điều đó sẽ huỷ hoại mối quan hệ của bạn về lâu về dài.

Cảm xúc ghen tuông có thể xuất hiện khi chúng ta nghĩ người mà ta yêu thương cảm thấy bị thu hút bởi người khác hoặc là dành nhiều thời gian hơn đối với người mà họ chú ý.

Sự ghen tuông sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn cảm thấy người đó là một mối nguy hại bởi những cái nhìn dịu dàng và tốt đẹp của họ, ví dụ là như thế.

Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ và lúc nào cũng cảm thấy ghen tuông, thì sự ghen tuông của bạn có thế nằm trong một trong một số lý do bên dưới.

Như đã đề cập từ trước, cảm thấy ghen tuông từ lúc này qua lúc khác là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu cảm thấy ghen tuông và điều đó trở thành vấn đề thì bạn cần phải hiểu vấn đề đó bắt nguồn từ đâu và tìm ra hướng giải quyết cho phù hợp.

Những gì đề cập dưới đây là những kiểu ghen tuông trong các mối quan hệ.

1. Thói ích kỷ

Nếu bạn muốn đương đầu với sự ghen tuông trong mối quan hệ của mình thì điều đầu tiên bạn cần làm là học cách rũ bỏ đi thói ích kỷ.

Đối với bất kỳ ai thì sự ghen tuông đều đáng sợ và nó làm cho đối tác của bạn cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn cảm giác ghen tuông thì bạn phải tự hỏi chính mình là tại sao bản thân lại cảm thấy như vậy.

Nếu một người bạn hay một thành viên trong gia đình dành cho người yêu của bạn những lời khen ngợi và điều đó làm bạn không thoải mái thì điểu đó có thể là do bạn có thói ích kỷ.

Thói ích kỷ là một thứ cảm xúc đưa bạn đến với sự ghen tuông khi mà người khác tương tác với người yêu của bạn mà lại không tương tác với bạn. Hoặc cũng có thể là khi ai đó dường như thể hiện sự yêu thích đối với người mà bạn yêu thương.

Thói ích kỷ thường có nguồn cơn từ nỗi sợ bị đào thải hoặc bị bỏ rơi.


2. Nỗi sợ bị bỏ rơi

Sự ghen tuông là thứ cảm xúc mà ai cũng có bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, và một vài trong số đó là do nỗi sợ bị bỏ rơi và bị phản bội.

Nỗi sợ bị bỏ rơi là nguyên nhân chung nhất gây nên sự ghen tuông.

Kiểu ghen tuông này thường có nguồn gốc từ nỗi sợ bị một người nào đó mà bạn yêu thương bỏ rơi tring quá khứ. Vết thương lòng gây ra bởi sự bỏ rơi khiến cho bạn có những hành động thể hiện sự ghen tuông và nhạy cảm quá mức bất cứ khi nào bạn cảm nhận được mối nguy hại tiềm tàng, thâm chí là ngay cả khi bạn đang ở trong một mối quan hệ lành mạnh với một con người tuyệt vời, trung thành và giàu lòng yêu thương.

Nỗi sợ bị lừa dối cũng có liên quan đến nỗi sợ bị bỏ rơi theo một cách nghiêm trọng. Nó có thể gây ra sự huỷ hoại lớn trong mối quan hệ của bạn bởi bạn thường xuyên cảm thấy là ban không thể tin vào bất cứ ai nữa.



3. Thiếu niềm tin

Lý do này này có sự liên quan mật thiết với nỗi sợ bị bỏ rơi như đã đề cập ở trên. Thiếu niềm tin thường gây ra sự ghen tuông.

Nếu bạn không có niềm tin vào người bạn yêu thương thì bạn lúc nào cũng cảm thấy ghen tuông cả, ngay cả khi họ chẳng làm gì khiến cho bạn phải cảm thấy như vậy.

Vậy nên để vượt qua sự ghen tuông kiểu này thì đầu tiên bạn cần phải làm việc với bản thân về sự thiếu niềm tin của mình. Sự thiếu niềm tin đó bắt nguồn từ đâu? Tại sao bạn lại cảm thấy như thế?

Đó chỉ là một trong số ít các câu hỏi mà bạn phải tự hỏi chính bản thân mình.

Nếu bạn không không củng cố niềm tin của mình thì sự ghen tuông sẽ vẫn tiếp diễn bất kể người bạn yêu có chứng minh lòng trung thành của họ đối với bạn bao nhiêu lần đi chăng nữa.


4. Bạn có cảm giác là bạn chưa đủ tốt đối với người bạn yêu thương

Thói ghen tuông thường mang lại cho bạn cảm giác là bạn không đủ tốt đối với người yêu của mình – và bạn lúc nào cũng nghĩ rằng sớm muộn gì người ta cũng rời bỏ bạn mà thôi.

Cách tốt nhất để thoát khỏi vấn đề này là hay cới mở đối với bản thân, với người mình yêu và bạn cũng nên tìm ra lý do đằng sau cảm xúc như thế này. Bạn cảm thấy mình chưa đủ tốt với người yêu dù chẳng có lý do gì đúng không? Hay là lối cư xử của người yêu làm cho bạn cảm thấy bản thân mình tồi tệ?

Nếu mà người ấy tập trung vào sự nghiệp và họ lúc nào cũng bận rộn với công việc, những cuộc họp,… thì không phải là người ta không muốn dành nhiều thời gian bên bạn mà họ chỉ đơn giản là không thể làm điều đó mà thôi.

Trong trường hợp này, bạn hãy tập trung vào cái gì đó mà bạn thực sự thích, tìm một lý do sống mà bạn yêu thích. Qua thời gian, những điều đó sẽ khiến cho bạn độc lập về mặt cảm xúc, cảm thấy được thoát ly hoàn toàn khỏi người bạn yêu và cuối cùng là bớt tập trung vào họ.


5. Bạn có dấu hiệu cho thấy ban chưa trưởng thành

Ghen tuông không chỉ là dấu hiệu của sự thiếu an toàn. Đó là dấu hiệu cho thấy bản thân chưa trưởng thành. Điều đó là sẽ nguy hiểm cho mối quan hệ của bạn nếu bạn không học cách kiểm soát và sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ cho bản thân.

Bạn thấy đấy, đôi khi sự ghen tuông chỉ là một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không đúng đang diễn ra. Chúng ta nên biến sự ghen tuông thành điều có lợi chứ không nên để nó kiểm soát bản thân mình.


6Mong muốn được kiểm soát bạn tình

Một trong những kiểu ghen tuông tồi tệ nhất là nhu cầu trong việc kiểm soát bạn tình. Điều này có thể gây ra sự bất lợi cho bất kỳ mối quan hệ nào và thường gây ra mâu thuẫn hoặc mất niềm tin lần nhau.

Nhiều người xem bạn tình như là người hỗ trợ cho bản thân họ và cảm thấy ghen tỵ khi người bạn tình đó tương tác với người khác. Vậy nên việc quan trọng là bạn nên hiểu rằng không có ai là đầy tớ của bạn cả và bạn không cố quyền điều khiển bất kỳ ai hết.


7. Ghen tuông xảy ra thông qua địa vị, tiền bạc và quyền lực

Tiền bạc, địa vị và quyền lực là tất că những gì có thể khiến cho bạn hạnh phúc. Nhưng đó không phải là nguồn duy nhất đem lại hạnh phúc trong cuộc đời bạn.

Trong thực tế, tiền bạc và địa vị có thể là cho một mối quan hệ trở nên phức tạp hơn khi bị rơi vào vấn đề ghen tuông. Khi bạn có nhiều tiền và quyền thì thật dễ làm cho bạn tình ghen tỵ và đó có thể là nguồn cơn của những cuộc cãi vã.

Một vài nghiên cứu cho thấy rằng những người tập trung vào tiền bạc có khuynh hướng không cảm thấy an toàn về mặt tài chính và họ có thể cảm thấy bản thân bị hạ thấp trong mối quan hệ.


8. Ghen tuông với bạn bè và người khác

Sự ghen tuông có thể trỗi dậy khi người yêu của bạn có bạn bè còn bạn thì không – hoặc cũng có thể là bạn không có nhiều hoạt động xã hội trong cuộc sống. Đây rõ ràng có thể là nguyên nhân gây ra căng thẳng trong mối quan hệ.

Khi người yêu của bạn có bạn bè còn bạn thì không, điều đó có thể làm cho bạn thấy như bị bỏ rơi hay cảm thấy cô đơn. Bạn phải hiểu là người yêu của bạn cũng cần thời gian để ở bên bạn bè. Và đó cũng là lý do bạn cũng nên có những người bạn nằm ngoài mối quan hệ của mình.

Đó là một phần không thể thiếu trong một mối quan hệ lành mạnh.


9. Ghen tuông do lý trí

Ghen tuông thường là thứ cảm xúc bất an và là nỗi sợ đánh mất đi một ai đó mà bạn thương yêu, và cảm xúc tự ti cũng như sự cạnh tranh có thể khiến cho sự ghen tuông trỗi dậy.

Khi nói đến các mối quan hệ, ghen tuông theo lý trí là kiểu ghen tuông vẫn cho phép cả hai có sự tin tưởng, có lòng trắc ẩn và sự thân mật. Như đã giải thích ở một bài viết trên trang Very Well Mind, chúng ta nói đến sự ghen tuông theo lý trí khi xuất hiện sư nghi ngờ có lý do và được chứng thực.


Những cách ngăn chặn sự ghen tuông trong một mối quan hệ

Ghen tuông là thứ cảm xúc không phải của riêng ai thường xảy ra trong một mối quan hệ. Tuy nhiên, khi cảm xúc đó bắt đầu lấn át và ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta thì điều đó mới là vấn đề.

Làm sao có thể hạnh phúc được khi chúng ta lúc nào cũng nghi ngờ người mình yêu làm gì đó sau lưng chúng ta hoặc làm chuyện gian dối, đúng không?

Nói về sự ghen tuông và trở nên thành thật có thể hữu ích đối với cả hai. Và đó là bước đầu tiên cho một mối quan hệ hạnh phúc và lành mạnh hơn.

Người kia sẽ hiểu điều gì đang xảy ra và có cơ hội biết được chắc chắn là người mình yêu không bị đối xử bất công.

Để vượt qua được những vấn đề như thế này thì có chin cách để kiềm chế được thói ghen tuông trong mối quan hệ của bạn.

·         Hãy nói chuyện với người yêu về bất cứ cảm giác ghen tuông nào mà bạn có

·         Khi bạn có cảm giác ghen tuông, hãy nghĩ về những gì bạn muốn và cần ở người yêu của mình thay vì tập trung vào những gì họ có và chưa có.

·         Nếu bạn có sự quan tâm đến lòng trung thành của người yêu, hay xem thử có dấu hiệu nào bất thường không, hoặc là cởi mở nói chuyện với họ.

·         Hãy chú ý đến những gì bạn nói với bản thân mình – những gì bạn nói có thể ảnh hưởng tới niềm tin của bạn

·         Đừng so sánh mối quan hệ của bạn với những người khác

·         Đừng ngại nói lên mối quan tâm hoặc suy nghĩ của bạn về người khác

·         Đừng có lúc nào cũng quanh quẩn bên người yêu, bạn cũng nên tập trung vào cuộc sống và giấc mơ của bạn nữa

·         Cố không quá tỏ ra chiếm hữu hoặc kiểm soát người yêu của bạn

·         Đừng cố thay đổi người yêu của bạn


Lời kết

Một lúc nào đó, bạn có thể thấy bản thân trở nên ghen tuông với người bạn đời của mình. Đặc biêt là khi họ tương tác với người khác. Bất kể là sự ghen tuông đó có lớn đến đâu đi chăng nưax thì điều quan trọng là đừng để sự ghen tuông đó lấn át và kiểm soát tâm trí bạn.

Trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập đến những kiển ghen tuông khác nhau trong các mối quan hệ và cung cấp cho bạn một số các để đối phó với mỗi kiểu ghen tuông đó. Xin vui lòng cho chúng tối biết liệu có cách nào khác mà chúng tôi có thể giúp bạn trong phần comment nhé.