Phương Pháp Pomodoro (Pomodoro Technique)

 Chiến thuật Pomodoro (Pomodoro Technique)

Làm việc cả đêm để hoàn thành một dự án không phải cách hay nhất để đạt được kết quả tốt. Chia thời gian làm việc ra từng khoảng ngắn sẽ thực sự tốt hơn cho bản thân bạn và sự sáng tạo trong bạn.

Working all night to complete a project is not the best way to achieve good results. Working in short spurts is actually better for you and your creativity.

Hãy thử tưởng tượng một anh sinh viên đang có một dự án lớn sắp phải nộp cho trường. Hoặc một cậu nhân viên đang cố làm việc cho kịp hạn chót. Mọi người tưởng là tập trung làm và làm cho đến khi xong việc phải chăng chính là cách tốt nhất để đạt đến mục tiêu cuối cùng.

Imagine a student who has a big school project due soon. Or an employee trying to meet an important deadline. Staying on task and working until the assignments are complete might seem like the best way to reach the end goals.

Nguồn: PurelyB

Nhưng cũng như học nhồi nhét – một phương pháp học tập kém – thì dồn hết tốc lực để hoàn thành công việc không phải là một cách hiệu quả, và nó chắc chắn cũng không mang đến hiệu suất tốt nhất. Theo Francesco Cirillo, người phát minh ra chiến thuật Pomodoro, một hệ thống quản lý thời gian dạy bạn cách làm việc với thời gian thay vì đấu tranh chống lại nó.

But just like cramming is a bad study method, powering through to complete a task isn’t the most effective way to finish projects either, and it definitely won’t produce the best work. That’s according to Francesco Cirillo, creator of the Pomodoro Technique, a time-management system that teaches you to work with time instead of fight against it.

Dù vấn đề của bạn có là thói chần chừ “chờ nước đến chân mới nhảy”, đặt mua quá nhiều thứ hay đơn giản chỉ là thói lười biếng, dùng cho hết công suất thời gian sẽ tạo ra áp lực khiến bạn làm việc thiếu hiệu quả. Nó có thể là một vòng luẩn quẩn, biến thời gian thành kẻ thù của bạn. Để biến thời gian thành một thứ gì đó hỗ trợ bạn thay vì đối đầu, Cirillo đã nghĩ ra phương pháp này và nó đã giúp nhiều người tập trung làm việc hơn kể từ những năm 1980. Hơn 2 triệu người đã áp dụng nó và làm việc tập trung hơn cũng như năng suất hơn.

Whether your problem is procrastination, overbooking or simple laziness, making the most of time creates pressure that often leads to inefficiency. It can be a vicious cycle, turning time into the enemy. To change time to something that works for you rather than against you, Cirillo developed his method, and it’s been helping people stay on task since the 1980s. More than 2 million people have used it to become more productive and focused.

Chiến thật Pomodoro là gì? What Is the Pomodoro Technique?

Chiến thuật Pomodoro nghe có vẻ hơi phản tác dụng vì nó dựa trên việc cứ làm việc 25 phút lại nghỉ giải lao một lần. (Nó có tên là chiến thuật Pomodoro vì Cirillo đã sử dụng một đồng hồ bấm giờ hình quả cà chua trong bếp để vạch ra lịch làm việc – pomodoro trong tiếng Ý nghĩa là ‘quả cà chua’). Nhưng trước khi bạn đi mua cho mình một chiếc đồng hồ pomodoro này thì hãy nhớ bạn phải thiết lập khoảng thời gian 25 phút, và phải hiểu được cơ chế hoạt động của chiến thuật này.

The Pomodoro Technique seems almost counterintuitive because it is based on taking breaks after 25 minutes of work. (It’s called the Pomodoro Technique because Cirillo used a tomato-shaped kitchen timer to delineate his schedule  pomodoro is Italian for tomato.) But before you go buying your own tomato-shaped timer and setting it for 25 minutes, it’s important to understand how the Pomodoro Technique works.

Xương sống của chiến thuật Pomodoro là Quá trình Cốt lõi, và nó đủ đơn giản để ai cũng có thể thực hiện được.

The backbone of the Pomodoro Technique is the Core Process, and it’s simple enough for anyone to do.

Bắt đầu bằng việc chọn ra một việc cần làm, hẹn giờ – cứ thoải mái sử dụng một đồng hồ bấm giờ nếu bạn có – cho 25 phút và chỉ tập trung làm công việc đó mà không có bất kỳ gián đoạn nào cho tới khi đồng hồ vang lên. Khi đồng hồ vang lên, hãy nghỉ giải lao và thư giãn. Rồi lại tiếp tục quay lại với công việc đang còn dang dở, một lần nữa hẹn đồng hồ 25 phút và lặp lại quá trình này. Cứ sau 5 khoảng thời gian như thế này, bạn sẽ nghỉ giải lao lâu hơn trong tầm 20 đến 30 phút.

Start by choosing a task, set a timer  feel free to use a tomato timer if you have one  for 25 minutes and work solely on that task without interruption until the timer goes off. When your timer rings, take a short break and relax. Then return to your task if you didn’t finish it, once again setting the timer for 25 minutes and repeating the process. For every four pomodoros, you take a longer break of around 20 or 30 minutes.

Nhưng theo Cirillo giải thích, cả quá trình ở đây không phải chỉ có hẹn giờ. Chiến thuật này có giá trị, nguyên lý, thực hành và mục tiêu riêng.

But setting a timer isn’t the whole process, Cirillo explains. The technique has values, principles, practices and objectives.

Nguồn: Luxafor

Cirillo chia sẻ, “Cả quá trình này là sự tổ chức có tính toán để chơi một trò chơi cụ thể, và trò chơi này ở đây là làm sao để xử lý thời gian.” Đây vốn là trò ta đã đang chơi rồi, nhưng Chiến thuật Pomodoro mang đến một cách thức chơi mới giúp bạn đạt được chiến thắng sau cùng.

The whole thing is organizing in order to play a specific game, and the game is how to deal with time,” Cirillo says. This is a game we’re already playing, but the Pomodoro Technique offers a strategy for finally winning.

Chiến thắng cuộc chơi với thời gian.Winning the Game Against Time

Nguồn: Real Simple

Cơ bản, khi một ai đó có hạn chót sắp phải hoàn thành, người đó giống như bị mãnh thú rượt vậy, theo lời giải thích của Cirillo. “Thời gian là kẻ thù. Ta phải chạy; ta phải bảo vệ bản thân. Điều này khiến ta làm ra những hành vi vô cùng tồi tệ”, Cirillo chia sẻ. Khi hạn chót đến, ta cũng đưa ra được một thứ gì đó, nhưng sản phẩm không phải lúc nào cũng tốt nhất có thể vì ta chạy trốn “con mãnh thú thời gian” để hoàn thành nó.

Typically, when someone has a deadline looming, it’s like being charged by a predator, explains Cirillo. “Time is an enemy. We have to run; we have to protect ourselves. This leads us to really bad behaviors,” he says. When the deadline arrives, we deliver something, but the product isn’t always the best it can be because we ran from the predator to make it.

“Vậy vấn đề với thời gian là gì?”, Cirillo hỏi. “Đó chính là ta không biết cách xử lý những giới hạn của chính con người chúng ta.” Rõ ràng là, ta không thể dừng hoặc làm thời gian trôi chậm lại được. Thay vào đó, ta phải học cách quản lý nó.

“What is the problem with time?” Cirillo asks. “It’s that we don’t know how to deal with the human limit.” Clearly, we cannot stop time or slow it down. Instead, we must learn how to manage it.

“Vấn đề này có liên quan đến cách thức hoạt động của tâm trí. Ngày nay, ta có nhiều nguồn gây phân tán tư tưởng. Nhưng nguồn căn gây xao nhãng lớn nhất chính là tâm trí bạn, nó làm gián đoạn bạn vô cùng nhiều khi bạn bị căng thẳng. Chính vì vậy, chiến thuật Pomodoro được tạo ra nhằm giúp bạn đối phó với tâm trí của chính mình.”, Cirillo nói.

“This problem is related to how our mind works,” he says. “Today, we have several sources of distraction.” But the most powerful source of distraction is your mind, which interrupts you a lot when you are under stress. Thus, the Pomodoro Technique was created to deal with your mind.

Cirillo cũng khuyên bạn nên hỏi thời gian, “Làm sao để bạn giúp tôi?” Vì thứ gây lo âu cũng chính là thứ có thể giải quyết được mối lo âu đó.

Cirillo says to ask time, “How can you help me?” Because the same element that causes the anxiety is the element that can solve it.

Thay đổi lối suy nghĩ về thời gian có thể bắt đầu bằng ý tưởng cho rằng ta đang sử dụng thời gian chứ không phải ngược lại. Đây chính là lý do vì sao chiến thuật Pomodoro lại bao gồm nhiều khoảng nghỉ giữa các phiên làm việc thay vì dồn lực làm liên tục vì tâm trí của bạn cần thời gian để tái sắp xếp. Khi bạn cảm thấy sợ phải hoàn thành cái gì đó đúng hạn, hãy hỏi bản thân là làm sao mình có để sử dụng thời gian để làm giảm nỗi sợ đó.

Changing our mindset about time can start with the idea that we use time rather than the other way around. This is why the Pomodoro Technique includes breaks from work rather than powering through because our minds need time to reorganize. When you feel the fear of a deadline, ask yourself how you can use time to reduce the fear.

Cirillo có chia sẻ, “Tôi có thể dùng thời gian để đơn giản hóa mọi thứ. Một yếu tố chung ở đây là bạn cần phải học cách dừng lại.” Khi nhận ra mãnh thú, thường ta sẽ bỏ chạy, có nghĩa là làm việc không ngừng nghỉ hoặc khỏi làm luôn. Bạn có thể nhận nhiều dự án hoặc làm những việc khác như gọi điện thoại cho bạn hay lướt mạng xã hội. Vấn đề nằm ở bên trong bạn: Tâm trí nói bạn là hãy “lượn lờ” Instagram ngay cả khi ứng dụng này chẳng có thông báo mới nào dành cho bạn cả.

“I can use time to simplify things,” says Cirillo. “The common factor is you have to learn to stop.” Recognize the predator. Usually, we run away, which can mean working without breaks or not working at all. You may take on a different project or do something else like call a friend or check social media. The problem is internal: Your mind tells you to scroll through Instagram even when Instagram is not dinging to alert you.

Quá trình cốt lõi của chiến thuật Pomodoro là hiểu ra được nguyên lý đằng sau phương pháp này, chứ không phải chỉ thực hành nó. Để hướng dẫn người thực hành quá trình thay đổi tâm trí, chiến thuật này bao gồm 6 mục tiêu.

The inner process of the Pomodoro Technique is to understand the principles behind the method, not just practice it. To guide practitioners through the internal shift, the Pomodoro Technique includes six objectives.

Sáu mục tiêu tăng dần của chiến thuật Pomodoro. The Six Incremental Goals of Pomodoro

Có 6 mục tiêu mà người thực hành chiến thuật Pomodoro cần đạt được. Cirillo khẳng định rằng các mục tiêu cần đạt được theo thứ tự tăng dần. Có nghĩa là bắt đầu với mục tiêu 1, tìm ra khoảng thời gian và công sức cần dành ra cho một hoạt động.

There are six goals a Pomodoro practitioner needs to achieve. Cirillo asserts that the objectives must be completed incrementally. That means starting with objective No. 1, which is to figure out how much effort or time an activity actually takes.

Với mục tiêu thứ 2, bạn phải giảm thiểu các yếu tố gây xao nhãng để bản thân có thể tập trung vào công việc cần hoàn thành trong suốt khoảng thời gian 25 phút đó. Sau khi đã đánh giá được công sức cần dành ra cho hoạt động nào đó cũng như khi nào bạn hoàn thành nó, bạn đã sẵn sàng đánh giá được công sức cần dành ra cho các hoạt động khác trong tương lai – đó là mục tiêu số 3.

For objective No. 2, you must reduce interruptions so that you can stay focused on the task you are working on during each 25-minute pomodoro. After you have a handle on how much effort a variety of tasks take when you complete them without interruption, you are ready to estimate effort for future activities  that’s objective No. 3.

Mục tiêu thứ 4 là khiến các khoảng thời gian 25 phút càng hiệu quả càng tốt. Một cách để làm điều đó là dành ra ít phút lúc đầu mỗi phiên để đánh giá lại những gì mình đạt được. Bạn cũng có thể nán lại một vài phút cuối mỗi khoảng 25 phút để đánh giá hoặc ghi nhận những lưu ý cần cho các phiên tiếp theo. Điều này có thể cực kỳ hữu ích giúp ta kết thúc một phiên làm việc một cách trơn tru và thúc đẩy ý muốn làm việc tiếp thay vì nghỉ giải lao.

Objective No. 4 involves making each pomodoro as effective as possible. One way to do that is to take a few minutes at the beginning of each set to review what you’ve completed. You can also hold back a few minutes at the end of each 25 minutes to review or make notes for the next pomodoro. This can be particularly helpful for someone who ends a pomodoro in the flow and wants to keep working rather than taking the required break.

Chỉ sau khi vượt qua được 4 mục tiêu đầu thì người thực hành chiến thuật này mới nên hẹn giờ lên lịch, cũng là mục tiêu số 5. Làm vậy sẽ “cho phép bạn tận hưởng thời gian nghỉ mà không phải lo lắng mình đáng lẽ nên ráng làm thêm tí nữa.”

Only after getting through these first four objectives will a Pomodoro Technique practitioner be ready to set up a timetable, which is objective No. 5. Doing so will “allow you to enjoy your time off without worrying that you could be doing more work.”

Cuối cùng, mục tiêu số 6 giúp người thực hành tạo ra được mục tiêu của riêng họ. Tiến độ công việc có thể được điều chỉnh, đánh giá dựa trên những điểm thiếu hiệu quả mà giờ đã được làm sáng tỏ.

Finally, objective No. 6 allows users to create their own objectives. Workflow can be revised based on inefficiencies that have now been illuminated.

Tự cho bản thân mình nghỉ ngơi. Give Yourself a Break

Điều thú vị ở đây là, những người thực hành phương pháp này sẽ thấy việc nghỉ giải lao giữa các phiên làm việc là rất thách thức. Đây chính là khi mà “con mãnh thú” mang tên cảm giác tội lỗi vùng lên, khiến bạn cảm thấy mình chẳng làm cái gì cả, theo lời Cirillo. Bạn cần phải có một kỷ luật nội tâm để cho phép bản thân mình nghỉ giải lao.

Interestingly, practitioners often find taking a break after each pomodoro to be challenging. This is when that “predator” sense of guilt we mentioned rears its ugly head, making you feel like you are doing nothing, Cirillo says. It takes internal discipline to allow yourself to take a break.

Cirillo khuyên bạn nên nói với bản thân mình những điều kiểu như, “Bạn mãnh thú thân mến, cảm ơn bạn rất nhiều, đây là điều tốt đẹp nhất mà mình muốn làm với bản thân.”

Cirillo advises telling yourself something like, “Dear predator, thank you so much, this is the best thing I want to do for myself.”

Bạn nên làm gì trong suốt lúc nghỉ giải lao, mà có thể chỉ vỏn vẹn 5 phút hoặc 30 phút tùy thuộc vào số lượng phiên làm việc nãy giờ của mình? Cirillo đề nghị chúng ta có thể đi bộ, hít thở sâu hoặc đơn giản chỉ là uống cốc nước. Cái bạn không được phép làm là làm tiếp công việc hoặc suy nghĩ. Trong suốt quá trình nghỉ ngơi, bạn không nên ngồi và lên ý tưởng hay thậm chí là đi cất chén đĩa. Thay vào đó, để não bộ nghỉ ngơi. Nó có thể khó hơn bạn tưởng. Cirillo nói, “những kẻ gian lận” sẽ tiếp tục làm việc nhưng theo một cách thức không chính thống hơn.

What should you do during this break, which may be just five minutes or as long as 30 minutes depending on where you are with your pomodoros? Cirillo suggests walking, deep breathing or just drinking a glass of water. What you are not allowed to do is take on another task or think. During a break, you should not sit and brainstorm or even put away the dishes. Instead, rest your brain. It can prove harder than you may think. Cirillo says that “cheaters” keep working but in a more informal way.

Để bắt đầu rèn luyện tâm trí và thay đổi mối quan hệ với thời gian, Cuốn “Chiến thuật Pomodoro” của Cirillo là một khởi đầu tốt vì nó giải thích theo chiều sâu quá trình diễn ra trong mỗi cá nhân hàng ngày. Cirillo cũng giới thiệu nhiều khóa tập huấn, bao gồm cả các phiên huấn luyện một – một. Huấn luyện đi qua 4 cấp độ, với cấp độ 4 tập trung vào việc làm thế nào để đạt được nhiều mục tiêu.

To begin retraining your mind and change your relationship with time, Cirillo’s “The Pomodoro Technique” book is a good place to start as it explains the daily individual process in-depth. Cirillo also offers a variety of training courses, including one-on-one coaching sessions. Training goes through four levels with the fourth focused on how to reach multiple goals.

Chiến thuật này giống như điển tích Con ngựa thành Trojan, Cirillo nói. Bằng cách dừng làm việc và suy nghĩ mỗi 25 phút, bạn sẽ có được lợi ích mà không hiểu tại sao mình có được nó. “Nhưng cái chính ở đây vẫn là bạn phải nhập cuộc chơi.”

The technique is like a Trojan horse, he says. By stopping your work and taking a break each 25 minutes, you get the benefit without knowing why. “But the real point is to play the game.”

Nguồn: Experience – Dropbox

Nguồn: https://science.howstuffworks.com/life/inside-the-mind/human-brain/pomodoro-technique.htm

Như Trang.

Link gốc https://trangtamly.blog/2021/08/03/chien-luoc-pomodoro-pomodoro-technique/