Tâm lý học về Phân biệt Chủng tộc (Racism)

 Nghiên cứu tâm lý học về phân biệt chủng tộc có thể được tóm gọn lại bằng một từ: Phát triển. Cách xã hội nhìn nhận về chủng tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã thay đổi và cùng với đó, cách diễn giải theo tâm lý cũng thay đổi theo.

The psychological study of racism can be summed up in one word: evolving. How society thinks about race and racism has changed and with it, the psychological discourse has changed as well.

Nguồn: DW

Nhiều người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da trắng, tỏ ra khá tự mãn khi bước vào năm 2020. Khi đại dịch virus Corona bắt đầu, sự tự mãn này dần mất đi và thay vào đó là nỗi sợ và cảm giác thấp thỏm. Khi George Floyd bị giết trong vụ bắt giữ của cảnh sát vào ngày 25/05/2020, người ta đột nhiên hướng sự chú ý lớn vào một sự thật khó chịu mà hầu hết những người Mỹ Da đen, bản địa và người da màu (gọi tắt là cộng đồng BIPOC) đều đã biết: Phân biệt chủng tộc vẫn còn đó và cực kỳ phổ biến tại Mỹ.

Many Americans, particularly White Americans, were complacent going into the year 2020. When the coronavirus pandemic started, the complacency started to wane and was replaced with fear and a sense of unrest. When George Floyd was killed in police custody on May 25, 2020, a bright spotlight was redirected to an uncomfortable reality that most BIPOC Americans already knew: Racism is still alive and well in America.

Sự chú ý lớn của công chúng đã kéo theo mối quan tâm mới về việc tìm hiểu phân biệt chủng tộc. Bài viết này sẽ thảo luận phân biệt chủng tộc dưới góc nhìn tâm lý học, bao gồm các góc nhìn lịch sử cũng như những quan điểm đương thời về bản chất mang tính cá nhân và hệ thống của phân biệt chủng tộc.

With the added spotlight has come a renewed interest in understanding racism. This article discusses the psychology of racism, including historical perspectives as well as more current views on the individual and systemic nature of racism.

Lịch sử tâm lý học của Phân biệt chủng tộc. Psychological History of Racism

Hiểu rõ phân biệt chủng tộc dưới góc độ tâm lý học từ lâu đã được chú trọng trong ngành tâm lý học cá nhân – làm cách nào mà những niềm tin và hành vi của những con người cụ thể (hướng tiếp cận tâm lý xã hội)  có thể định hình phân biệt chủng tộc. Nhưng có một số hạn chế khi ta chỉ nhìn nhận phân biệt chủng tộc qua lăng kính này.

The psychological understanding of racism has historically been focused on individual psychologyhow racism is driven by the beliefs and behaviors of individual people (the social-psychological approach). But there are severe limitations to viewing racism solely through this lens.

Ngày nay, một số nhà nghiên cứu sử dụng và vận động sự ủng hộ cho hướng tiếp cận thiên về văn hóa và tâm lý học, tức xem phân biệt chủng tộc dưới dạng những quan điểm và thực tiễn lồng ghép trong văn hóa, nơi từng cá nhân định hình văn hóa và văn hóa định hình từng cá nhân.

Today, some researchers are using and advocating for a cultural-psychological approach, which views racism as ideas and practices embedded in culture, where individuals shape culture and culture shapes individuals.1

Những học thuyết đầu tiên về phân biệt chủng tộc. Early Theories of Racism

Những học thuyết tâm lý đầu tiên về phân biệt chủng tộc giải thích cho sự thống trị của một chủng tộc đối với các chủng tộc khác vì khái niệm sự sinh tồn của giống loài thích nghi tốt nhất do Charles Darwin khởi xướng. Học thuyết này cho rằng có một số lợi ích về mặt sinh tồn khi chúng ta phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, những bộ tộc săn bắt hái lượm hiện đại không ghi nhận tình trạng cô lập các nhóm bên ngoài (tức những người không thuộc một nhóm nhất định nào đó), và học thuyết có vấn đề này đã bị loại bỏ.

Early psychological theories of racism justified the domination of one race over another because of Charles Darwin’s concept of survival of the fittest. It was theorized that there was some survival advantage to being racist.2 However, modern hunter-gatherer tribes were not found to exclude out-groups (people not included in a particular group), and this problematic theory was rejected.3

Sau đó, tâm lý học chủng tộc giả thiết rằng những khác biệt trong não bộ giữa các chủng tộc và các bài kiểm tra và chia cấp độ trí thông minh chính là câu trả lời. Sau này vào năm 1954, nhà tâm lý học người Mỹ Gordon Allport đã phản biện trong cuốn sách của mình, :”Bản chất của Định kiến”, rằng con người ta sử dụng hệ thống phân loại để hiểu rõ thế giới của mình và phân biệt chủng tộc đơn giản chỉ là sản phẩm nhân tạo trong quá trình đó.

Then, race psychology theorized that there were brain differences between races and that intelligence tests and segregation were the answer.4 Later in 1954, American psychologist Gordon Allport argued in his book, “The Nature of Prejudice,” that people use categories to understand their world better and that racism was simply an artifact of that process.5

Dù lịch sử tâm lý học về phân biệt chủng tộc có như thế nào ở Hoa Kỳ đi nữa, thì lịch sử thực sự của phân biệt chủng tộc vẫn là khi người ta cho rằng người da Trắng đã đang và tiếp tục có được những lợi ích dễ dàng trong xã hội vì hệ thống này được tại ra để mang đến lợi ích cho họ. Phân biệt chủng tộc là có thật dù người da Trắng có nhận ra hoặc chấp nhận nó hay không.

Whatever the history of the psychology of racism is in the United States, the actual history of racism is that White people have been and continue to be afforded benefits in society because of a system that was set up for their benefit. Racism is real regardless of whether White people recognize or accept it.4

Nguồn: NBC News

Tổng kết. Recap

Những hướng giải thích đầu tiên về phân biệt chủng tộc vốn thường cũng mang tính phân biệt chủng tộc. Những quan điểm hiện đại về phân biệt chủng tộc không đơn giản chỉ tập trung vào những hành động cá nhân thể hiện sự phân biệt mà còn xem xét quá trình phân biệt chủng tộc gây ảnh hưởng sâu rộng ở cấp độ xã hội và văn hóa.

Early explanations of racism were often inherently racist. Modern views on racism don’t simply focus on individual acts of racism but also look at how racism is perpetuated at a societal and cultural level.

Định kiến và Phân biệt chúng tộc. Prejudice vs. Racism

Nhiều người hiểu lầm và bối rối giữa khái niệm phân biệt chủng tộc và định kiến. Mặc dù có liên quan nhưng đây là hai khái niệm khác biệt.

Many people misunderstand and confuse the definitions of racism and prejudice. Though related, they are different.

Định kiến. Prejudice

Định kiến là một nhận thức hoặc thái độ tiêu cực, có sẵn trước đó về những thành viên của một nhóm dựa trên những đặc điểm chung như chủng tộc, dân tộc, giới tính, khuynh hướng tính dục, tuổi tác, tôn giáo, ngôn ngữ, giai cấp hoặc văn hóa. Định kiến có thể mang tính chủng tộc, những nó cũng có thể là phân biệt giới tính, tuổi tác, giai cấp chẳng hạn.

Prejudice is a negative preconception or attitude toward members of a group based on shared characteristics such as race, ethnicity, sex, sexuality, age, religion, language, class, or culture. Prejudice can be racial, but it can also be sexist, ageist, or classist, for example.

Những niềm tin định kiến thường được thu nạp trong những năm thanh thiếu niên và có thể ảnh hưởng lên hành vi một cách tinh vi hoặc công khai. Ví dụ, một giáo viên có định kiến có thể tin rằng học sinh nữ không giỏi toán. Niềm tin đó rồi sẽ ảnh hưởng lên hành vi của người giáo viên này với học sinh, dù cố ý hay vô ý trong tiềm thức.

Prejudiced beliefs are usually learned early in life and can affect behavior in subtle and overt ways.6 For example, a teacher with prejudice might hold the belief that girls aren’t good at math. That belief would then affect the teacher’s behavior with their students, whether consciously or subconsciously.

Phân biệt chủng tộc. Racism

Ngược lại, phân biệt chủng tộc hướng vào một nhóm chủng tộc cụ thể và dựa trên những hệ thống quyền lực và đàn áp. Phân biệt chủng tộc thường bị xem một vấn đề tương tự như định kiến chủng tộc cho từng cá nhân, nhưng ta cùng cần nhận ra nó đa diện và có hệ thống hơn nhiều.

In contrast, racism is directed at a particular racial group and is based on systems of power and oppression. Racism is often seen as being a problem with individual racial prejudice, but it is important to recognize that it is much more multifaceted and systemic.1

Con người ta hay nghĩ phân biệt chủng tộc theo góc nhìn hành động cá nhân và ý thức hệ (hiểu biết về tâm lý và xã hội) cá nhân, nhưng nó cũng tồn tại trong những hệ thống, tổ chức, và văn hóa (thông qua hiểu biết tâm lý và văn hóa). Theo cách này, phân biệt chủng tộc xuất hiện rất rõ ràng trong thực tế đời sống thường nhật.

People commonly think of racism in terms of overt individual actions and ideologies (the social-psychological understanding), but it also exists within systems, organizations, and cultures (the cultural-psychological understanding). In this way, racism is embedded in the reality of everyday life.

Vì phân biệt chủng tộc là một phần của đời sống thường ngày, những dạng thức văn hóa, và những ghi chép lịch sử tại Hoa Kỳ, nên thường sẽ rất khó để chúng ta nhìn ra quá trình thúc đẩy quan điểm và hành vi phân biệt chủng tộc của những quan niệm nghe quen thuộc và “thấy cũng bình thường” này.

Since racism is part of daily life, cultural patterns, and historical narratives in the U.S., it is often difficult for people to see how familiar and normalized ideas promote racialized views and behaviors.

Phân biệt chủng tộc không chỉ là về những cá nhân thể hiện định kiến chủng tộc hoặc có hành động phân biệt chủng tộc; mà thường nó sẽ ít rõ ràng và thường diễn ra trong suy nghĩ bên trong nhiều hơn, ảnh hưởng lên những cơ quan như hệ thống tư pháp, nơi những bị đơn da màu thường xuyên phải đối mặt với những tuyên án hà khắc hơn những bị đơn da trắng trong cùng một tội danh chẳng hạn.

Racism isn’t just about individuals demonstrating racial prejudice or engaging in direct acts of racial discrimination; it is often less immediately obvious and much more insidious, affecting institutions like the justice system, in which Black defendants regularly face harsher sentences than White defendants for the same crimes, for example.7

Sự giảm bớt các biểu hiện công khai của thành kiến chủng tộc có thể cho thấy định kiến chủng tộc (và từ đó là cảo phân biệt chủng tộc) ít mang tính cực đoạn ở xã hội Mỹ hiện đại; tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý học cho rằng thành kiến chủng tộc đã đi rất sâu, và họ đã đưa ra nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy tình trạng này đã phát triển mạnh dưới những dạng thức tinh tế hơn nhiều.

— Phia S. Salter, Glenn Adams, và Michael J. Perez trong  “Chiều hướng hiện tại của Khoa học tâm lý”

Decreases in overt expressions of racial bias might suggest that racial prejudice (and therefore racism) is less extreme in modern America; however, many psychologists suggest that racial bias has gone underground, and they have mounted substantial evidence that it instead thrives in subtle forms.1

 Phia S. Salter, Glenn Adams, and Michael J. Perez in “Current Directions in Psychological Science”

Mặc dù hầu hết các hình thức thể hiện phân biệt chủng tộc trắng trợn ở cấp độ cá nhân đã không còn được tha thứ hoặc coi là “chấp nhận được” ở xã hội đương đại Mỹ “chính thống”, thì sự hiểu biết của xã hội về định nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tiếp tục thay đổi. Trong thực tế, các thể chế của đất nước cũng không mấy tách rời những năm tháng tháng chủ nghĩa thực dân, chế độ nô lệ, tình trạng chia rẽ, và phân biệt chủng tộc vẫn còn bị ngó lơ, dung túng, thậm chí còn được hỗ trợ tích cực từ nhiều bên trong cuộc sống Mỹ.

While most blatant individual demonstrations of racism are no longer tolerated or viewed as acceptable in “mainstream” contemporary American society, our society’s understanding of what is racist continues to evolve. In reality, our institutions are not so far removed from the years of colonialism, slavery, and segregation, and racism is still ignored, condoned, or even actively supported in many facets of American life.

Tổng kết. Recap

Để hiểu rõ hơn quá trình vận hành của phân biệt chủng tộc, chúng ta cần nhìn vượt ra khỏi tâm lý học cá nhân đến những thực tiễn mang tính văn hóa và hệ thống, những thứ vốn đang tiếp tục “nâng đỡ” cho phân biệt chủng tộc.

In order to better understand how racism operates, it’s important to look beyond individual psychology to the systemic and cultural practices that continue to uphold racism.

Các công cụ văn hóa làm lan rộng tình trạng phân biệt chủng tộc. Cultural Tools That Perpetuate Racism

Nguồn: YouTube

Nền văn hóa Mỹ thống trị luôn có sự khó chịu với chủng tộc và phân biệt chủng tộc, điều này tiếp tục tạo ra những niềm tin và quan điểm có hại thúc đẩy sự thờ ơ của mọi người với phân biệt chủng tộc và ủng hộ những quan điểm phân biệt chủng tộc đã đang tồn tại. Có lẽ bạn đã từng nghe ai đó nói rằng họ bị “mù màu” (tức không phân biệt màu da – ND), “Không thấy màu gì” hoặc “chủng tộc nào cũng được”. Có thể bạn thậm chí đã từng nói điều gì đó để thể hiện sự tốt đẹp của bản thân.

The dominant American culture’s discomfort with race and racism continues to result in harmful beliefs and sentiments that promote ignorance about racism and uphold the racial status quo. Perhaps you’ve heard someone say that they are “color-blind,” “don’t see color,” or that “race doesn’t matter.” Maybe you’ve even said something to that effect yourself.

Những ý kiến này, tuy thường được coi là có ý đoàn kết và chấp nhận, nhưng thực sự lại dập tắt những cuộc đối thoại quan trọng về chủng tộc và chối bỏ sự thật là phân biệt chủng tộc tồn tại không chỉ ở cấp độ cá nhân mà còn là vấn đề của cả hệ thống. Cũng giống như khi bạn phản hồi phong trào “Black Lives Matters” (“Mạng sống của người da màu cũng quan trọng”) bằng câu “Mạng sống người da nào cũng quan trọng.”

Those ideas, though often promoted as inclusive, actually shut down important conversations about race and deny the fact that racism exists not only on an individual level but as a systemic problem. It’s the same responding to “Black Lives Matter” with “All Lives Matter.”

Sự chối bỏ tầm quan trọng của chủng tộc là một công cụ cho phép những nhóm chủng tộc thống trị bào chữa cho tác động của phân biệt chủng tộc dưới cái lốt của phẩm chất cá nhân. Qua lăng kính này, người ở những vị trí quyền lực cao có thể quy kết thành công của họ là do làm việc chăm chỉ trong đó lạic áp đặt những bất lợi đè nặng lên các nhóm chủng tộc ở góc độ cá nhân hơn là thất bại của hệ thống.

This denial of the significance of race is a tool that allows the dominant racial group to legitimize the effects of racism under the guise of individual merit. Through this lens, people in positions of power can credit their successes to their own hard work while positioning the disadvantages oppressed racial groups face to personal rather than systemic failures.

Việc tiếp tục ủng hộ góc nhìn cá nhân theo văn hóa Mỹ khiến con người ta không nhìn ra được những thực tế phân biệt chủng tộc trong các hệ thống của Hoa Kỳ. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra bằng những thuật ngữ không rõ ràng cho rằng người Mỹ da màu đối mặt với sự chênh lệch trong thu nhập, công việc, giáo dục và sức khỏe. Những nghiên cứu cũng cho thấy người Mỹ da trắng vẫn thường ít để ý đến những thực tế phân biệt chủng tộc này hơn những những người vốn thuộc về các nhóm chủng tộc thiểu số này.

Continuing to support this individualistic American narrative results in blindness to the realities of America’s racist systems. For example, research has shown in no uncertain terms that Black Americans experience disparities in income, employment, education, and health.8 But research shows that White Americans still tend to be less aware of these racial realities than people who are part of racial minority groups.9

Việc ngó lơ phân biệt chủng tộc không khiến nó biến mất. Thay vào đó, nó duy trì tình trạng này, dập tắt luôn cả cơ hội hướng về tương lai bằng cách né tránh những cuộc đối thoại quan trọng về các vấn đề và các hướng giải quyết.

Ignoring racism doesn’t make it go away. Rather, it perpetuates it, effectively shutting down the possibility of moving forward by not having important conversations about the problems and possible solutions.

Giải thích phân biệt chủng tộc. Explanations for Racism

Khi người ta đặt nhiều sự chú ý hơn vào phân biệt chủng tộc đã ăn sâu trong xã hội, ngày càng có nhiều người tìm kiếm những sự giải thích cho tình trạng này. Liệu đó có phải là kẻ nào mạnh là kẻ sinh tồn, hay đó là một cơ chế tự vệ của tâm lý nhằm giúp con người tác xác định những nhóm người quan trọng nhất và cảm thấy an toàn hơn? Dưới đây là một số hướng lý giải theo tâm lý học giải thích tại sao phân biệt chủng tộc lại tồn tại.

As more attention is being given to the racism ingrained in our society, many more people are seeking explanations for it. Is it survival of the fittest, or a psychological defense mechanism to help people identify with a primary group and feel more secure? Below is a list of possible psychological explanations for why racism exists.

Bất an cá nhân. Personal Insecurity

Nguồn: NPR

Sự thật là những người thiếu đi bản dạng và gặp bất an có thể tìm kiếm cơ hội trở thành thành viên của một nhóm. Hệ quả là, sau khi tìm thấy một nhóm phù hợp, các thành viên sẽ bắt đầu cô lập những người không thuộc nhóm của mình. Đôi lúc, thái độ thù địch gia tăng hướng vào những người đã đang bị cô lập.

It’s true that those who lack an identity and struggle with insecurity may seek group membership.3 Consequently, after finding a group, members of the group may start to alienate non-group members. Sometimes, hostility arises toward those people who have been alienated.

Trong khi ở trong một băng phái, con người ta hay nghĩ và hành xử giống như những người xung quanh. Việc tấn công những người khác khi bạn ở trong một nhóm người có cùng quan điểm là một việc khá dễ dàng. Phân biệt chủng tộc xuất hiện khi các nhóm được hình thành dựa trên những đặc tính như chủng tộc, củng cố bởi những niềm tin cho rằng mình là thượng đẳng, và được hỗ trợ bởi những hệ thống đàn áp kèm theo.

While in a clique, people tend to think and behave more like the people they surround themselves with. It becomes much easier to attack others when you’re among people who share the same viewpoint. Racism comes in when groups are formed based on characteristics like race, bolstered by beliefs of superiority, and supported by systems of oppression.

Thiếu tình yêu thương. Lack of Compassion

Việc cô lập người khác rốt cuộc sẽ khiến chúng ta ít yêu thương những người đã đang bị tẩy chay. Con người ta bắt đầu chỉ thể hiện sự yêu thương và thấu cảm cho những người chúng ta thường xuyên liên hệ.

Alienation of others eventually leads to less compassion for those who have been ostracized. People begin to only show compassion and empathy for those they regularly associate with.

Ví dụ, hãy cân nhắc một chương trình truyền hình yêu cầu tham dự viên đóng góp những lý do ủng hộ an ninh lương thực cho các gia đình tại Châu Phi. Những thông điệp này có thể dễ bị một người bỏ quan nếu họ không cảm thấy mình trong nhóm hay nền văn hóa đang cần được giúp đỡ. Sự bỏ qua này có thể là phân biệt chủng tộc công khai hoặc không, nhưng nó bắt đầu bằng sự thiếu thấu cảm.

Consider, for example, television segments asking viewers to donate to causes that support food security for families in Africa. These messages may be easier for a person to dismiss if they don’t identify with the group or culture in need. This dismissal may or may not be overt racism, but it begins with a lack of empathy.

Phóng chiếu khiếm khuyết. Projection of Flaws

Khi con người ta cảm thấy bản thân thật tệ hoặc nhận ra những khiếm khuyết của mình, thay vì đối phó với chúng và cố gắng sửa chữa chúng, ta có thể phóng chiếu sự ghét bỏ bản thân lên người khác. Những nhóm bị cô lập có thể dễ dàng trở thành những “con dê tế thần” cho những người ngó lơ những khiếm khuyết của bản thân mình.

When people feel bad about themselves or recognize their shortcomings, instead of dealing with them and trying to fix them, they may project their self-loathing onto others. Alienated groups can easily become scapegoats for those who ignore their own personal flaws.

Sức khỏe tinh thần kém. Poor Mental Health

Phân biệt chủng tộc liệu có phải là dấu hiệu sức khỏe tâm thần kém? Không hẳn, nhưng có thể là như vậy. Ví dụ, rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng và chứng ái kỷ đều là những rối loạn sức khỏe tâm thần được định hình một phần bởi cảm giác bất an, điều này có thể khiến một người dễ có quan điểm phân biệt chủng tộc hoặc khuyến khích hành vi phân biệt chủng tộc hơn. Nhưng ta cần nhận ra rằng những quan điểm và hành động phân biệt chủng tộc chắc chắn không giới hạn ở những người có vấn đề sức khỏe tâm thần.

Is racism a sign of poor mental health? Not necessarily, but it can be. For example, paranoid personality disorder and narcissism are both mental health disorders that are characterized in part by feelings of insecurity, which may make a person more likely to hold racist beliefs or engage in racist behaviors. But it’s important to recognize that racist beliefs and actions are certainly not limited to people with mental health disorders.

Sự ganh ghét và sợ hãi. Hatred and Fear

Sự căm ghét tột cùng hầu như lúc nào cũng có nền móng từ nỗi sợ. Người ta sợ bị đe dọa bởi những người họ coi là “khác biệt” hoặc “ngoại lai”. Họ sợ mất đi quyền lực. Để chống lại nỗi sợ này, một số người có thể tìm kiếm hỗ trợ xã hội từ những người cũng có chung nỗi sợ giống mình, từ đó vòng chu kỳ cứ vậy tiếp diễn.

Extreme hatred is almost always based on fear. People may feel threatened by people they view as “different” or “foreign.” They may fear losing power. To combat this fear, some people may seek social support from others with similar fears, perpetuating the cycle.

Tổng kết. Recap

Phân biệt chủng tộc không phải bệnh lý tâm thần, mà chắc chắn là một cơ chế thích nghi tâm lý. Những yếu tố như bất an cá nhân, thiếu thấu cảm, và phóng chiếu có thể góp phần vào tình trạng này.

Racism is not a mental illness, but it is certainly related to psychological adaptation. Factors such as personal insecurity, lack of empathy, and projection may contribute to racism.

Các yếu tố góp phần gây phân biệt chủng tộc. Factors That Contribute to Racism

Trong một bài báo xuất bản năm 2020 trên tập san Các nhà Tâm lý học Hoa Kỳ, Steven O. Roberts, một nhà tâm lý học tại đại học Stanford, và Michael T. Rizzo, một nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Đại học New York, đã cùng thảo luận về những điều đưa đến phân biệt chủng tộc. Trong bài viết này, nhóm tác giả hướng đến cung cấp một góc nhìn tổng quan về một số yếu tố chính góp phần gây ra tình trạng phân biệt chủng tộc tại Mỹ. Những yếu tố đó bao gồm:

In a 2020 paper published in the journal American Psychologist, Steven O. Roberts, a Stanford psychologist, and Michael T. Rizzo, a New York University postdoctoral fellow, discuss what leads to racism.4 With their paper, the authors aimed to provide an overview of several of the major factors theorized to contribute to racism in America. Those factors are the following.

Phân loại. Categories

Nhân loại học cách phân loại chính mình vào các nhóm riêng dựa trên chủng tộc từ lúc còn rất nhỏ. Roberts and Rizzo cho rằng phân loại chủng tộc không phải bẩm sinh nhưng lại trở nên nổi bật vì “chúng được nhà nước phê chuẩn (ví dụ như Cục điều tra Dân số Hoa Kỳ), dễ dàng được từng cá nhân áp dụng, và vì chúng trực tiếp nói cho chúng ta nhóm chủng tộc nào để định hình.”

Humans learn to group people into categories based on race from a young age. Roberts and Rizzo hold that racial categories are not inborn but become significant because “they are federally sanctioned (e.g., by the U.S. Census Bureau), easily employed by individuals, and because they directly tell people which racial categories to form.”4

Nhãn phân loại có thể ủng hộ một niềm tin cho rằng những thành viên có chung bản dạng, vốn sẽ thúc đẩy những khuôn mẫu. Phân nhóm và quan niệm về bản dạng chung sau này đưa đến sự hình thành các phe nhóm.

Category labels can support a belief that category members have a shared identity, which promotes stereotypes. This categorical grouping and the concept of shared identity later lead to factions.

Các phe nhóm. Factions

Phân loại đưa đến hình thành phe nhóm là nơi con người ta được chỉ định thuộc về một nhóm chủng tộc và bắt đầu thể hiện bản dạng mạnh mẽ với nhóm chủng tộc đó. Nhận thức tích cực về nhóm chủng tộc được chỉ định và mong muốn thể hiện sự hợp tác, trung thành, và thấu cảm cho nhóm thường đưa đến các hành vi tạo lợi ích cho nhóm, thậm chí đến mức hủy hoại những nhóm khác.

Categories lead to factions in which people are assigned to a racial group and begin to strongly identify with their racial ingroup. Positive perceptions of their assigned racial group and the desire to show cooperation, loyalty, and empathy to the group commonly lead to behavior that benefits the group, even to the detriment of another group.

Vượt ra khỏi sự trung thành dành cho nhóm của mình, các thành viên của nhóm còn bắt đầu thể hiện thái độ thù địch đến các nhóm khác, là kết quả của cuộc đấu tranh hoặc đe dọa trong thực tế hoặc trong nhận thức đối với cách ta tự nhìn nhận bản thân, những giá trị và nguồn lực của chính mình.

Beyond loyalty to their own group, group members can also begin to show hostility toward other groups as a result of real or perceived competition or threats to their self-image, values, or resources.

Chia rẽ sắc tộc. Segregation

Bị chia tách khỏi những chủng tộc khác gây ảnh hưởng đáng kể lên hành vi và cảm xúc của chủ thể về chúng tộc. Thiếu tiếp xúc với các nhóm chủng tộc khác thường sẽ hạn chế và khiến những niềm tin và ý kiến của chủ thể về mọi người bị cứng nhắc, chủ thể sẽ ít khi nào tự vấn những niềm tin tiêu cực này. Đó là lý do vì sao chia rẽ sắc tộc thời còn thanh thiếu niên có thể ảnh hưởng lên sự hình thành thái độ phân biệt chủng tộc.

Being segregated from other racial groups greatly influences attitudes and feelings about race. Lack of contact with other racial groups tends to narrow and harden a person’s beliefs and opinions about others and offers few chances for negative beliefs to be challenged. That is why segregation by race early in life can influence the development of racist attitudes.

Tháp thứ bậc. Hierarchy

Một hệ thống phân cấp theo thứ bậc chia của cải, quyền lực và tầm ảnh hưởng không đồng đều giữa các nhóm.  Tháp thứ bậc sẽ càng được củng cố bởi những niềm tin quy kết quyền lực và địa vị dựa trên đặc tính cá nhân thay vì những tác động hệ thống, sau cùng sẽ khiến những nhóm thống trị tin rằng họ, đúng thật, ở vị trí cao hơn những nhóm không chiếm ưu thế.

A hierarchical system assigns wealth, power, and influence unevenly across groups. Hierarchies are further reinforced by beliefs that attribute power and status to individual characteristics rather than systematic influences, ultimately resulting in the dominant group believing that they are, in fact, superior to non-dominant groups.

Quyền lực. Power

Quyền lực trao cho nhóm khả năng xây dựng một xã hội mang lại lợi ích cho chính nó. Nó cũng cho phép chúng ta tạo ra cái được coi là những tiêu chuẩn phù hợp với văn hóa. Chúng kiểm soát các tài nguyên và cho phép ta khai thác người khác và nắm giữ thế thượng phong. Khi quyền lực được phân bổ theo sự phân chia chủng tộc như ở Hoa Kỳ, thì lợi thế cũng bị phân chia tương tự.

Power grants groups the ability to build a society that benefits them. It also allows them to create what are considered to be culturally acceptable standards. They control resources and are allowed to exploit others and assume dominance. When power is distributed along racial divides as it is in the U.S., so are advantages.

Truyền thông. Media

Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong duy trì phân biệt chủng tộc. Ở một cấp độ chỉ đơn giản là mang tính đại diện. Việc truyền thông liên tục đề cập toàn dàn diễn viên da trắng trong các tạp chí, show tuyền hình và phim ảnh khiến văn hóa da trắng trở thành “thống trị” hoặc “bình thường” trong văn hóa Mỹ.

The media plays a role in sustaining racism. On one level there is simply representation When media consistently portrays a mostly White cast of actors in magazines, television shows, and movies, it makes the White culture the “dominant” or “normal” American culture.

Ở một cấp độ khác, chính cách truyền thông mô tả các nhóm chủng tộc mới gây vấn đề. Việc truyền thông củng cố những khuôn mẫu chủng tộc trong cách nó thể hiện những điểm đại diện của các nhóm chủng tộc khác nhau cũng bồi đắp luôn cả những định kiến cá nhân về chủng tộc và những hệ thống làm lan rộng thái độ phân biệt chủng tộc trong thể chế.

On another level, there is how the media portrays racial groups. When media reinforces racial stereotypes in its representation of different racial groups, it also reinforces individual racial prejudice and the systems that perpetuate institutionalized racism.

Chủ nghĩa thụ động. Passivism

Yếu tố cuối cùng mà Roberts và Rizzo mô tả có lẽ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Nó chính là phân biệt chủng tộc thụ động bắt nguồn từ sự thờ ơ, vô cảm hoặc chối bỏ. Khi phân biệt chủng tộc len lỏi vào hệ thống và ăn sâu vào các cấu trúc xã hội, tất cả những gì nó cần để duy trì là mọi người không ai hành động gì hết. Con người ta không cần phải chủ động phân biệt chủng tộc trong niềm tin và hành động mới được coi là ủng hộ hệ thống phân biệt chủng tộc – họ đơn giản chỉ cần không làm gì để thay đổi hệ thống này là đủ.

The final factor Roberts and Rizzo describe is perhaps the most important. It is the passive racism that results from ignorance, apathy, or denial. When racism is systemic and ingrained in social structures, all that is required to sustain it is inaction. People do not need to be actively racist in their beliefs and actions to support racist systemsthey simply need to do nothing to change those systems.

Nguồn: Facebook

Tổng kết. Recap

Nghiên cứu cho rằng có nhiều yếu tố góp phần hình thành phân biệt chủng tộc cả ở cấp đọ cá nhân và hệ thống. Những yếu tố này bao gồm phân loại, hình thành phe nhóm để người ta chống lại nhau, tháp thứ bậc xã hội, quyền lực và ảnh hưởng từ truyền thông.

Research suggests that many factors contribute to racism on both individual and systemic levels. These factors include categorization, factions that pit people against each other, social hierarchies, power, and media influences.

Chống lại Phân biệt chủng tộc và thúc đẩy cuộc chiến chống lại phân biệt chủng tộc. Combating Racism and Promoting Anti-Racism

Khi phải đối mặt với mức độ phân biệt chủng tộc cực đoan tại Mỹ, bạn sẽ dễ cảm thấy bất lực. Những vẫn có một số điều bạn có thể làm ở cấp độ cá nhân giúp tác động lên phân biệt chủng tộc cấp độ cá nhân và toàn hệ thống. Dưới đây là một số cách chống lại phân biệt chủng tộc ở cấp độ cá nhân:

When faced with the sheer magnitude of racism in America, it can be easy to feel powerless. But there are things you can do on an individual level to influence both interpersonal racism and systemic racism. Below are some ways in which racism can be combated on an individual level:

– Xây dựng một hệ thống công bằng nơi tất cả mọi cộng đồng đều được gắn kết bình đẳng.

Build a system of equity in which all communities are equally engaged.

– Hướng sự tập trung vào vấn đề phân biệt chủng tộc, thay vì che dấu hay vờ như nó không tồn tại.
Direct attention to the problem of racism instead of sweeping it under the rug or pretending that it does not exist.

– Khi bạn nghe có thái độ phân biệt chủng tộc; hãy chống lại chúng; hãy hỏi mọi người lý do đằng sau thái độ này và khuyến khích họ cân nhắc những cách làm thay thế.

When you hear racist attitudes, challenge them; ask people for the reason behind their thinking and encourage them to consider alternatives.

– Hãy nhớ rằng thay đổi không xuất hiện một sớm một chiều và bạn cần kiên nhẫn, đặc biệt khi mọi thứ tiến triển khá chậm; thậm chí chỉ một thay đổi nhỏ thôi cũng đủ để đưa đến kết quả lớn lao khi bạn kiên định với hành động của mình.

Remember that change does not occur overnight and be patient when it seems like the progress being made is slow; even small changes can lead to big results when you are consistent in your actions.

– Dạy trẻ em bao dung và thấu cảm từ lúc nhỏ để khi lớn lên chúng có thể xác định được phân biệt chủng tộc và chống lại nó.

Teach children inclusion and empathy from a young age so that they grow up to be adults who can identify racism and challenge it.

– Thực hiện các nghiên cứu tâm lý về quá trình thay đổi của các quy chuẩn xã hội và làm thế nào để tổ chức được các hệ thống giúp thay đổi những thái độ ở thành viên các nhóm thống trị, từ đó cải thiện toàn bộ hệ thống.

Conduct psychological research on how social norms change and how best to implement systems that result in the changing attitudes of people in the dominant group so that systems will also be affected.

– Thiết kế một chương trình giảng dạy tập trung giải quyết những di sản từ thái độ phân biệt chủng tộc trong lịch sử Hoa Kỳ để lại và dạy học sinh cách nhận thức được chính những định kiến mình được thừa hưởng này.

Design a curriculum that addresses the legacy of the United States’ history of racism and teaches students how to be aware of their own inherent biases.

– Tham gia tiếp xúc, hỗ trợ tích cực với các nhóm khác, và cùng nỗ lực vì những mục tiêu chung với người thuộc các nhóm chủng tộc khác.

Engage in contact in favorable conditions with other groups, and work toward shared goals with people from different races.

– Tìm kiếm và vun đắp tình bằng hữu giữa các nhóm chủng tộc từ đó bạn có thể dần coi mọi người như từng cá thể, thay vì chỉ là một phần của một chủng tộc.

Seek and foster friendships across racial lines so that you can start seeing people as individuals rather than as just part of a race.

Cách con trẻ tìm hiểu về lịch sử Mỹ có thể ảnh hưởng lên góc nhìn của chúng về phân biệt chủng tộc. Ví dụ, một nghiên cứu đã tìm hiểu quá trình Tháng Lịch sử người Da Màu được giảng dạy trong các trường học chủ yếu là người da trắng và các trường chủ yếu là người da màu. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được những khác biệt đáng kể trong cách thông tin được trình bày.

The way children learn about American history can affect their understanding of racism. For example, one study looked at how Black History Month was taught in predominantly White and predominantly Black schools. The researchers found marked differences in how information was presented.10

Trong hầu hết các trường học cho trẻ da trắng, học sinh được cho tiếp xúc với triển lãm và thảo luận mang tính trừu tượng cao và tập trung nhiều hơn vào thành tích cá nhân thay vì xử lý phân biệt chủng tộc. Ở hầu hết các trường cho trẻ da màu, ngược lại, thông tin lại trực tiếp hướng vào giải quyết phân biệt chủng tộc và hệ quả của rào cản sắc tộc hơn.

In mostly White schools, students were exposed to displays and discussions that were highly abstract and focused more on individual achievements rather than addressing racism. At mostly Black schools, however, information more directly addressed racism and the effects of racial barriers.

Tổng kết. Recap

Chiến đấu chống lại phân biệt chủng tộc không đơn giản chỉ là “không phân biệt chủng tộc”, vốn dĩ khá tương đồng với cái gọi là phân biệt chủng tộc bị động. Điều quan trọng là ta cần học cách trở thành một người tích cực chống lại phân biệt chủng tộc. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp tiếp cận trực tiếp và chống lại phân biệt chủng tộc một cách rõ ràng hơn trong quá trình dạy lịch sử cho trẻ có tác động lớn lên cách nhìn nhận của chúng về hiệu ứng thực sự của tình trạng này.

Combating racism is about more than being “not racist,” which often equates to passive racism. Learning to be actively anti-racist is essential. For example, research has shown that taking a more direct, anti-racist approach to teaching children about history has a greater impact on their understanding of the real effects of racism.

Tổng kết. Bottom lines

Đã từ rất lâu rồi, phân biệt chủng tộc đã thuộc về quá khứ hoặc giảm bớt xuống chỉ còn là những niềm tin và hành vi cá nhân. Vì vậy, phân biệt chủng tộc ở cấp thể chế và đâu đó trong hệ thống vẫn bị bỏ qua và người ta vẫn nhắm mắt để nó tồn tại và tiến triển. Nhưng những tiếp cận tâm lý học văn hóa nhằm tìm hiểu rõ phân biệt chủng tộc đang thách thức lại những ý kiến này. Phân biệt chủng tộc giống như một hiện tượng văn hóa nhiều hơn là một hiện tượng tâm lý cá nhân.

For too long, racism has been relegated to the past or reduced to individual beliefs and actions. As a result, America’s lingering systemic and institutionalized racism has been overlooked and allowed to persist and progress. But cultural-psychological approaches to understanding racism challenge these ideas. Racism is in more ways a cultural phenomenon than an individual psychological occurrence.1

Điều này có nghĩa là bạn không cần phải là một người phân biệt chủ động để duy trì hệ thống phân biệt chủng tộc. Mỗi cá nhân chúng ta đều có trách nhiệm chống lại phân biệt chủng tộc ở cấp độ cá nhân, nhưng chúng ta cúng phải hướng đến những cấu trúc văn hóa đang làm lan rộng những định kiến cá nhân và sự bất công do phân biệt chủng tộc gây ra.

What this means is that you do not need to be racist to uphold racist systems. We each have a personal responsibility to challenge racism on an individual level, but we also must look toward the cultural structures that perpetuate individual bias and the injustice that racism causes.

Tham khảo. Sources

Salter PS, Adams G, Perez MJ. Racism in the structure of everyday worlds: A cultural-psychological perspective. Curr Dir Psychol Sci. 2018;27(3):150-155. doi:10.1177/0963721417724239

Carl N. The fallacy of equating the hereditarian hypothesis with racism. Psych. 2019;1(1):262-278. doi:10.3390/psych1010018

Rusch H. The evolutionary interplay of intergroup conflict and altruism in humans: A review of parochial altruism theory and prospects for its extension. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 2014;281(1794). doi:10.1098/rspb.2014.1539

Roberts S, Rizzo M. The psychology of American racism. American Psychologist. 2020. doi:10.1037/amp0000642

Allport G. The Nature of Prejudice. Addison-Wesley; 1954.

Olson M, Zabel K. Measures of prejudice. In: Nelson D, ed. Handbook of Prejudice, Stereotyping, and Discrimination. Psychology Press; 2016:175-211.

United States Sentencing Commission. Demographic Differences in Sentencing.

Centers for Disease Control and Prevention. Health, United States, 2015.

PEW Research Center. Sharp racial divisions in reactions to Brown, Garner decisions.

Salter PS, Adams G. On the intentionality of cultural products: Representations of black history as psychological affordances. Front Psychol. 2016;7. doi:10.3389/fpsyg.2016.01166

Nguồn: https://www.verywellmind.com/the-psychology-of-racism-5070459

Như Trang

Link gốc: https://trangtamly.blog/2023/06/30/tam-ly-hoc-ve-phan-biet-chung-toc-racism/