Các ngành STEM: Mất cân bằng giới về nhân lực.
Không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp đổi mới sáng tạo và công nghệ có tỷ lệ mất cân bằng giới lớn nhất trong tất cả các ngành, theo nhận định của báo cáo khuyến nghị chính sách Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới của Văn phòng điều phối viên của Liên Hợp Quốc và UN Women vừa xây dựng mới đây.
Hiện nay, tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học trong lĩnh vực STEM ở Việt Nam hiện nay là 36,5%. Đơn cử, Đại học Bách khoa có hơn 78% sinh viên nam so với 22% sinh viên nữ. Với sự chênh lệch giữa nam giới và phụ nữ theo đuổi ngành khoa học và công nghệ (STEM) tại Việt Nam, không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp đổi mới sáng tạo và công nghệ có tỷ lệ mất cân bằng giới lớn nhất trong tất cả các ngành, theo nhận định của báo cáo khuyến nghị chính sách Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới của Văn phòng điều phối viên của Liên Hợp Quốc và UN Women vừa xây dựng mới đây. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tại Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 37% lực lượng lao động trong ngành công nghiệp này.
Ngày nay, số hóa đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực chính của nền kinh tế trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo một số ước tính nền kinh tế số chiếm khoảng 14,26% tổng GDP vào năm 2022, với mức tăng trưởng hàng năm ước tính là 8,9% trong giai đoạn 2022-2026. Tuy nhiên, trong nền kinh tế kỹ thuật số, phụ nữ ít có cơ hội tham gia và đóng góp đầy đủ hơn so với nam giới. Đổi mới công nghệ và kỹ thuật số có thể đồng thời tạo ra, loại bỏ và chuyển đổi các công việc và điều này đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng cao, tuy nhiên hiện nay phụ nữ hầu như vẫn chỉ làm việc trong các ngành thâm dụng lao động. Gần 80% phụ nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam có tay nghề thấp hoặc không có tay nghề. Có tới 86% lao động trong ngành dệt may và da giày của Việt Nam có nguy cơ mất việc làm trong vòng vòng 10-15 năm tới.
Đọc tiếp bài từ link gốc tại đây: https://tiasang.com.vn/doi-moi-sang-tao/cac-nganh-stem-mat-can-bang-gioi-ve-nhan-luc/