Nữ Giới Thực Sự Rất Cần Nữ Quyền
Tác
giả/Author: Michelle Smith, Deakin University
Người dịch/Translator: Doãn Thi Ngọc- Lecturer,
Hoa Sen University
Các trường đại học Úc tuần trước đã tổ chức Tuần lễ
Bluestocking, một lễ kỷ niệm để tưởng nhớ những người phụ nữ đầu tiên bước vào các
trường đại học Anh vào
cuối thế kỷ 19.
Phụ nữ trong giảng đường đã đi tiên phong. Tuy
nhiên, những người tiên phong này không thể tham gia các kỳ thi hoặc không thể mong muốn tốt nghiệp với bằng cấp trong
tay. Mặc dù, Trường Cao Đẳng
Newnham dành cho nữ giới tại Đại Học Cambridge được thành lập vào năm 1871, nhưng mãi đến năm
1948 phụ nữ mới nhận được bằng cấp đầy đủ.
Đây đơn thuần chỉlà một sự phân
biệt đối xử nhằm hạn chế những gì phụ nữ có thể làm trong cuộc sống của chính họ. Tuy nhiên, phụ nữ không có các biểu hiện chống
chủ nghĩa nữ quyền ở một thế kỷ trước cho dù họcó rất ít sự lựa chọn ra sao so
với thực tế đương thời.
Hiện tượng chống chủ nghĩa nữ quyền này
bắt đầu trên
Tumblr, với những người phụ nữ cầm những tấm biển và giải thích lý do họphản đối chủ
nghĩa nữ quyền. Trang Tumblr
này đã trực tuyến những hình ảnh này từ tháng 7 năm 2013, nhưng mãi đến tháng
trước nó mới thực sự bắt đầu tạo ra sức nóng. Những tuyên
bố của những phụ nữ này bao
gồm: “đàn ông hiện là nạn nhân thực sự của sự phân biệt đối xử, đến những phân
loại kỳ thị đồng tính của những người ủng hộ nữ quyền là “những người ghét
đàn ông” và “đồng tính nữ””.
Chúng ta cần hiểu rẳng bất kỳ
phong trào công bằng xã hội nào cũng có lịch sử lâu đời của nó và
những người ủng hộ sẽ thể hiện những quan
điểm riêng rất khác nhau. Tuy nhiên, những
phụ nữ chống chủ nghĩa nữ quyền không
chỉ hiểu sai lịch sử mà còn hiểu sai về bản chất của chủ nghĩa nữ quyền và tình trạng hiện tại của phụ nữ.
Hãy cùng tìm hiểu một số giả định phổ biến mà họ đưa ra trong các tuyên bố chống chủ nghĩa nữ quyền như sau:
(1) “Đàn ông và phụ nữ đã có quyền bình đẳng ở nơi tôi sống rồi.”
Đúng là ở nhiều quốc gia phương Tây, phụ nữ được hưởng bình đẳng về hình thức, nhưng bình đẳng thực chất vẫn chưa đạt được. Bất kỳ quyền nào
trong số này cũng có khả năng bị mất bất cứ lúc nào. Đặc biệt, quyền phá
thai liên tục bị thách thức và bịđảo lộn. Chúng
ta không thể đơn giản nói rằng chủ nghĩa nữ quyền đã hoàn
thành công việc của mình và phụ nữ sẽ được hưởng các quyền và tự do một
cách vô thời hạn.
Ngoài ra, mọi người thường xuyên đi du lịch và di cư. Mọi thứ có thể tốt hơn ở “nơi bạn sống”, nhưng nếu bạn muốn đến một nơi nào đó mà phụ nữ không được phép lái xe, học hành hoặc báo cáo
một vụ cưỡng hiếp thì sao?
(2) “Tôi được nuôi dạy để trở thành một phụ nữ độc lập và
không phải là nạn nhân của bất cứ điều gì.”
Trước khi có
hoạt động nữ quyền, hầu hết phụ nữ không thể “độc lập”, bất kể ý định của cha mẹ họ. Tại nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử, phụ nữ không thể thừa kế tài sản, làm việc bên ngoài gia đình, học đọc hoặc thậm chí đi
bộ xuống phố mà không có người đi
cùng. Những nỗ lực của các thế hệ nữ quyền đã giúp
mang lại cho phụ nữ tiếng nói
trong chính phủ, quyền được giáo dục và các quyền tự do xã hội và tình
dục.
Một người phụ nữ độc lập sẽ muốn theo đuổi bất kỳ con
đường nào trong cuộc sống mà cô ấy mong muốn. Cô ấy là kiểu phụ nữ sẽ lên tiếng khi được thông báo rằng công việc của cô ấy bị cho là thừa vì cô ấy đang mang thai, hoặc có người sẽ tức giận khi được thông
báo rằng cô ấy không
thể đi bộ về nhà một mình vì
nếu không cô ấy sẽ bị tấn công tình dục. Độc lập và từ chối trở thành nạn nhân là những phẩm chất nữ quyền.
(3) “Tôi là một kẻ ghê tởm đối với các nhà
nữ quyền” (vì
tôi là một bà nội trợ).
Nhiều phụ nữ chống chủ nghĩa nữ quyền tin rằng chủ nghĩa nữ quyền chống lại công việc nhà của phụ nữ và gièm
pha những người không
theo đuổi sự nghiệp. Trong lịch sử, hầu hết phụ nữ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ở trong
nhà và chăm sóc con cái. Cho đến tận cuối năm 1966, phụ nữ Úc vẫn phải từ chức ngay
sau khi kết hôn.
Chủ nghĩa nữ quyền luôn tìm kiếm quyền làm mẹ cho phụ nữ. Ví dụ, các nhà nữ quyền Úc thời kỳ đầu đã vận động để chính phủ cung cấp thu nhập cho tất cả các bà mẹ để họnhận ra rằng việc nuôi dạy con cái
tương đương với một công việc và điều đó mang
lại lợi ích cho
đất nước. Chủ nghĩa nữ quyền đã thách thức kỳ vọng rằng phụ nữ không có
thiên chức của riêng
mình và không chỉ tập trung vào việc dọn dẹp và nấu nướng cho
gia đình. Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa nữ quyền coi thường những phụ nữ chọn tập trung vào việc nuôi dạy con cái và duy trì công việc lao động truyền thống. Mặc dù các
nhà nữ quyền sẽ lập luận rằng tình
huống ngược lại, trong đó một người bạn đời là nam
giới chăm sóc gia đình và con cái, nên có thể xảy ra như nhau.
(4) “Đàn ông cũng có quyền.”
Nam giới
là đại đa số các nhà
lãnh đạo chính phủ và doanh
nghiệp trên thế giới và những người nắm giữ của cải. Thật kỳ lạ khi cho
rằng phần đông nam giới hiện nay thiếu quyền lực xã hội và
chính trị. Tuy nhiên, phụ nữ chống nữ quyền thường đề xuất rằng quyền của nam giới đã bị xói mòn vì họ thường ít được tiếp cận với con cái hơn sau khi
ly thân hoặc ly hôn.
Các tòa án và cộng đồng nói chung vẫn tiếp tục nhận thức rằng phụ nữ phù hợp hơn để nuôi dạy con cái, trong khi nam giới được trang bị tốt hơn để tham gia
lực lượng lao động, không phải là “quyền” mà phụ nữ được hưởng. Theo nhiều cách, niềm tin này
hạn chế và cản trở quyền và khả năng kiếm tiền của phụ nữ. Một nhược điểm ảnh hưởng đến nam giới là nhược điểm duy nhất mà những người chống nữ quyền đề cập đến.
(5) “Tôi không cần nữ quyền vì…”
Không thể giải thoát bản thân khỏi các quyền tập thể liên
quan đến giới tính,
chủng tộc hoặc tình dục. Trừ khi bạn muốn rút lui khỏi xã hội, nếu không bạn sẽ vừa được hưởng lợi vừa phải gánh chịu những thay đổi về chính trị và xã hội đối với những gì phụ nữ có thể và không thể làm. Bạn có thể không muốn cần đến nữ quyền, nhưng bạn sẽ được hưởng lợi từ việc nó tiếp tục hoạt động nhằm duy trì các quyền cơ bản và loại bỏ các loại phân biệt giới tính mà luật pháp không thể chống lại bất kể điều
gì vừa kể. Phụ nữ chống chủ nghĩa nữ quyền rất dễ tuyên bố rằng họ không cần chủ nghĩa nữ quyền bằng cách sử dụng tiếng nói và
quyền lực mà chủ nghĩa nữ quyền đã tạo ra và
nó tiếp tục đấu tranh để đạt được.
Báo The Conversation và tác giả Michelle Smith, Deakin
University cho
phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban
Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và
Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng
góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa.
This article is
republished from The Conversation under a Creative Commons license. Read
the original
article.